Trên đây là kết quả khảo sát về các yếu tố lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt. Xuất phát từ lý thuyết lịch sự của ngôn ngữ học phương Tây, kết hợp với quan điểm lý giải các hiện tượng ngơn ngữ từ góc độ văn hóa, chúng tôi đã khái quát được một số điểm về phép lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt.
1.Trước hết, chúng tơi đã đưa ra một hệ thống tiêu chí để xác định câu cầu khiến với những đặc điểm cụ thể về nội dung, về hình thức. Đây là một vấn đề quan trọng trước khi đi vào khảo sát một mặt cụ thể của câu cầu khiến tiếng Việt: lịch sự được thể hiện như thế nào. Theo đó, đối tượng hướng đến của câu cầu khiến phải là con người. Cầu khiến là phát ngơn mà người nói nói ra nhằm hướng người nghe đến việc thực hiện một hành động, trạng thái, q trình nào đó. Người nói u cầu người nghe thực hiện một hành động phản hồi (hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ). Về hình thức: các phát ngơn cầu khiến phải chứa đựng những dấu hiệu hình thức nhất định như: các vị từ tình thái, các tiểu từ tình thái cuối câu hoặc các động từ ngữ vi để chỉ ra rằng nó là câu cầu khiến. Sự xuất hiện của loại câu có nội dung và hình thức như trên phải gắn liền với một tình huống hiện thực chứa đựng nội dung ý nguyện, với một chủ thể phát ngơn và chủ thể tiếp nhận (mặc dù có thể khơng xuất hiện trên bề mặt phát ngôn), nội dung ý nguyện phải có tính hiện thực cũng như chủ thể tiếp nhận phải có khả năng hiện thực hóa nó.
2.Xuất phát từ hệ thống tiêu chí đã nêu, luận văn đã nghiên cứu bình diện dụng học của câu cầu khiến. Lịch sự trong cầu khiến tiếng Việt khơng hồn tồn trùng hợp với lịch sự theo quan điểm phổ niệm của các nhà nghiên cứu phương Tây. Lịch sự trong tiếng Việt bao gồm cả hai bình diện về nội dung và chức năng là lịch sự chuẩn mực và lịch sự chiến lược. Lịch sự lễ độ là hành vi ứng xử phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Nó gắn với đạo đức và nhân cách mà mỗi con người sống trong xã hội phải tuân theo, mất lịch sự
là vô lễ, hỗn láo. Lịch sự chiến lược được tạo ra do ý định của người nói khi phát ngơn. Nó gắn với kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và khả năng sử dụng ngôn ngữ. Cả hai loại lịch sự lễ độ và lịch sự chiến lược đều cần cho sự giao tiếp. Và trong tiếng Việt, lịch sự lễ độ và lịch sự chiến lược được người nói sử dụng kết hợp với nhau và chi phối lẫn nhau.
3.Lịch sự là yếu tố khơng bắt buộc trong câu cầu khiến, có nghĩa rằng khơng có các yếu tố thể hiện lịch sự thì phát ngơn vẫn có ý nghĩa cầu khiến. Phát ngôn cầu khiến là những phát ngôn tiềm tàng khả năng làm mất thể diện của người đối thoại vì vậy người nói thường sử dụng những yếu tố lịch sự để giảm thiểu sự áp đặt nhằm đạt đến hiệu quả giao tiếp cao hơn. Vì vậy lịch sự trong cầu khiến tiếng Việt là lịch sự tiêu cực. Các phương thức để đảm bảo phép lịch sự khi cầu khiến bằng tiếng Việt là các giải pháp tránh hoặc giảm thiểu những yếu tố gây bất lịch sự đồng thời là sự ứng xử cho đúng quan hệ thứ bậc.
4.Phương tiện chủ yếu để biểu thị tính lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt thể hiện ở việc sử dụng các phương tiện trong và ngồi mệnh đề chính như là các chỉ tố lịch sự. Các yếu tố đó bao gồm việc sử dụng các từ ngữ xưng hô chỉ người nghe và ngôi gộp, các trợ động từ giúp, giùm, hộ, làm ơn, cho,
các trợ từ xin, xin phép, cho phép, hay các thành phần bổ trợ khác.
5.Trong tiếng Việt, lịch sự không đồng biến với gián tiếp. Ý nghĩa lịch sự chỉ thực sự phát huy tác dụng đối với hành vi cầu khiến cạnh tranh (người nói được lợi và người nghe bị thiệt) hơn là với các hành vi cầu khiến hịa đồng (người nói bị thiệt và người nghe được lợi).
6.Và cuối cùng, tính lịch sự của câu cầu khiến tiếng Việt chịu sự chi phối của bản sắc văn hóa Việt Nam khiêm nhường, lễ phép, “con người ưa thích sống trong mơi trường mà quan hệ máu mủ, quan hệ xóm giềng được duy trì”. Vì vậy khi đánh giá về tính lịch sự trong câu cầu khiến, văn hóa Việt
Nam là một yếu tố rất quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đối với việc đánh giá một phát ngôn là lịch sự hay không lịch sự.