Quan hệ giao tiếp giữa người nói, người nghe và nội dung cầu khiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 38 - 40)

2. Các đặc điểm xác định câu cầu khiến tiếng Việt

2.2. Quan hệ giao tiếp giữa người nói, người nghe và nội dung cầu khiến.

Ngữ pháp truyền thống khi nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của câu cầu khiến cũng đã nhấn mạnh rằng câu cầu khiến chỉ xuất hiện trong giao tiếp trực tiếp, không xuất hiện trong giao tiếp gián tiếp.

Điều này có nghĩa là một nội dung sẽ được coi là nội dung cầu khiến thì bên cạnh các điều kiện khác, chủ thể cầu khiến phải trực tiếp truyền đạt nội dung đó đến một người nghe cụ thể. Nếu nội dung đó khơng trực tiếp hướng đến người nghe thì nội dung đó chỉ tồn tại trong một cầu trần thuật, trần thuật lại ý nguyện của người nói.

Ví dụ:

Ngọn lửa cuối cùng đã chịu vào đống than đỏ và vùi trong đó. Mật ngồi trong bóng tối miệng lầm rầm: - Chị Ân ơi! Về mau lên! Anh Bấc đang đợi chị.

(HNĐBXT-NQT-237) Ở ví dụ này, người nói khơng nhằm mục đích truyền đạt nội dung ý nguyện của mình tới người nhận bởi vì người nói biết chắc rằng đối tượng mà mình muốn giao tiếp khơng thể trực tiếp nhận được lời cầu khiến của mình

(chị Ân đang ở rất xa). Vì thế, xét về mặt hình thức, câu này khơng khác gì một câu cầu khiến có ý nghĩa thúc giục người nghe thực hiện hành động nhưng trong tình huống giao tiếp trên thì nó chỉ là lời khấn nguyện.

Tuy nhiên, chúng tơi cũng xin lí giải những trường hợp như sau: a.Cấm hút thuốc (Dịng chữ ghi ở nơi cơng cộng).

b.Cấm lửa (Dòng chữ ghi ở cây xăng).

c.Cứu tôi với (Một người không biết bơi bị ngã xuống sông).

Theo chúng tôi, khi phát ra những câu như trên thì người viết (người nói) vẫn trực tiếp hướng tới một đối tượng giao tiếp nhất định. Đối tượng hướng tới của những câu cầu khiến như trên là phiếm chỉ (có hiệu lực cho bất kì ai) chứ khơng phải là vắng mặt. Nói chính xác thì tất cả những người xuất hiện ở những nơi có những câu cầu khiến này đều là người nghe (người đọc), là đối tượng hướng tới của nó. Người nghe (người đọc) vẫn trực tiếp tiếp nhận âm thanh hoặc chữ viết từ người nói (người viết). Khi phát ra câu cầu khiến này, người nói (người viết) chắc chắn là có đối tượng nghe được, tiếp nhận được lời cầu khiến của mình. Và chúng tơi cho rằng ở đây chỉ là sự phiếm định đối tượng tiếp nhận chứ không phải là sự vắng mặt đối tượng tiếp nhận và hai điều này là hồn tồn khác nhau.

Bên cạnh đó, giao tiếp trực tiếp có quan hệ mật thiết với nhân vật giao tiếp. Khi nói đến câu cầu khiến bao giờ các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề ngôi của nhân vật giao tiếp. Giao tiếp trực tiếp là giao tiếp mà cả người nói và người nghe cùng xuất hiện. Vì hình thức giao tiếp là trực tiếp nên chủ thể cầu khiến ở trong câu ở ngôi thứ nhất, chủ thể tiếp nhận ở ngơi thứ hai.

Ví dụ:

a.Mẹ yêu cầu con đi đánh răng rồi đi ngủ.

(CHR-HP-40)

Ngôi đặc trưng của chủ thể tiếp nhận trong câu cầu khiến là ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều). Tuy nhiên, khi nội dung cầu khiến là hành động mà theo người nói là cả người nói và người nghe cùng làm sẽ tốt hơn thì đối tượng tiếp nhận trong câu được thể hiện ở ngôi gộp (ta, chúng ta, chúng

mình).

Ví dụ:

a.Sắp đến quán đa rồi, đến đây ta hãy nghỉ một chút đã rồi hẵng đi. (NLG-TL-119) b.Thôi, chúng ta cố làm xong chỗ này đi, đến trưa, rồi ăn cơm.

(MĐ-NC-145) Mặt khác, chúng ta cũng bắt gặp những phát ngôn cầu khiến mà cả chủ thể cầu khiến và đối tượng tiếp nhận đều vắng mặt trên bề mặt phát ngơn.

Ví dụ:

a.Có đi hay khơng thì thơi! Đừng đi theo sau mà lải nhải!

(MCG-TL-62) b.Im! Đừng lắm lời!

(DNTG-VTH-28) Như vậy, sự vắng mặt hay có mặt của chủ thể cầu khiến và đối tượng tiếp nhận trên bề mặt phát ngơn là hồn tồn khả chấp, nó khơng ảnh hưởng tới nội dung cầu khiến mà phát ngôn cần đạt đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)