TRUNG TÂM TIN 16 ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói việt nam (Trang 63 - 67)

b. Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp

TRUNG TÂM TIN 16 ngườ

16 người PHỊNG THƯ KÝ HÀNH CHÍNH 5 người PHỊNG PHĨNG VIÊN 8 người PHÒNG THỜI SỰ QUỐC TẾ 6 người PHÒNG DẪN HỆ VÀ ĐẠO DIỄN 12 người

Ban Thời sự cịn đảm nhận dẫn tồn bộ Hệ TSCTTH; thực hiện chương trình diễn đàn tuổi trẻ 30 phút/tuần; khách mời trực tiếp 30 phút/tuần; tiêu điểm cuối tuần 30 phút/tuần… và nhiều hoạt động tường thuật bóng đá, tường

thuật trực tiếp các hoạt động chính trị lớn của đất nước…

Chỉ với 62 người, thì đây là một khối lượng cơng việc khá lớn. Nhưng trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ xét chức năng của các bộ phận liên quan tới việc biên tập và phát sóng chương trình thời sự hiện nay:

-Ban Biên tập: Chịu trách nhiệm chỉ đạo các vấn đề thời sự và duyệt

tin, bài trước khi phát sóng.

-Phịng sản xuất chương trình: Chịu trách nhiệm biên tập tin, bài và dàn dựng các chương trình thời sự, tham gia dẫn các chương trình thời sự.

-Trung tâm tin: Chịu trách nhiệm kiểm soát và nhận, biên tập tin từ các

nguồn tin (cả trong nước và quốc tế) trước khi chuyển cho phòng sản xuất chương trình biên tập lại và sắp xếp phát sóng.

-Phịng phóng viên: Chịu trách nhiệm tổ chức viết tin, phóng sự phục

vụ nhanh cho chương trình thời sự.

-Phòng Thời sự quốc tế: Chịu trách nhiệm khai thác tin, bài bình luận

các vấn đề nóng về quốc tế cho chương trình thời sự.

-Phịng đạo diễn - dẫn hệ: Chịu trách nhiệm dẫn các chương trình thời

sự sáng và tham gia dẫn các chương trình thời sự khác.

Với cơ cấu như vậy, chúng tôi thấy lực lượng bị phân mỏng ra các phòng. Nhân lực tập trung nhiều vào việc khai thác các nguồn tin qua báo chí (Phịng chương trình, trung tâm tin, phòng thời sự quốc tế) mà bộ phận nhân lực trực tiếp sản xuất các sản phẩm tin, phóng sự, bình luận… thì lại quá mỏng. Hiện chỉ có phịng phóng viên với nguồn nhân lực ít ỏi là trực tiếp viết tin, bài phục vụ chương trình. Các biên tập viên khác có tham gia viết tin, bài nhưng hoạt động không đều, chỉ tranh thủ thời gian khi không tham gia biên

tập, sản xuất tin hoặc chương trình. Qua nghiên cứu quy trình sản xuất tin của Ban thời sự hiện nay và nghiên cứu đời sống của một tin trước khi lên sóng, chúng tơi đã khái quát thành sơ đồ sau đây:

Hình 2.3: Quy trình sản xuất và phát sóng tin tức của Ban Thời sự

Từ hình 2.3 chúng tơi thấy: Hiện nay việc sản xuất tin cung cấp cho chương trình thời sự là do trung tâm tin đảm nhận. Các nguồn tin đều phải đổ

Tin của Phóng viên Ban thời sự

Lãnh đạo phịng phóng viên xem, sửa

chữa

BTV trung tâm tin xem, sửa chữa Tin của CTV, Báo, Internet…

Tin của Phóng viên CQTT trong nước,nước ngoài

Lãnh đạo các cơ quan thường trú xem,sửa chữa

Lãnh đạo Trung tâm tin xem, sửa chữa

BTV phịng SX chương trình xem, sửa chữa sắp xếp vào các chương trình TS

Lãnh đạo Ban biên tập xem xét, sửa chữa Báo chí,

Internet,

về trung tâm tin. Các BTV sẽ nhận và biên tập và chuyển cho phịng sản xuất chương trình thời sự. Quy trình này có ưu điểm là trung tâm tin nắm được

toàn bộ nguồn tin, nhưng lại xảy ra bất cập là thời gian để một tin từ lúc được phóng viên làm ra cho đến khi được phát sóng quá chậm, dẫn đến nhiều tin rất nóng, nhưng do khâu biên tập nên khi phát sóng đã mất hết tính thời sự.

Một tin muốn được phát sóng phải qua quá nhiều khâu biên tập và sửa chữa. Ví dụ: Tin của 1 phóng viên cơ quan thường trú muốn được lên sóng phải qua ít nhất 7 lần sửa chữa, biên tập. Có thể như vậy thì tin tức sẽ được

gọt rũa, chăm chút và tránh được sai sót. Nhưng điều đáng nói là các khâu

sửa chữa và biên tập đều đồng cấp, và để tin có thể được phát sóng thì phụ

thuộc vào khâu cuối cùng là phòng sản xuất chương trình và ban biên tập. Chính đây là một nguyên nhân dẫn đến việc chậm chễ trong việc phát tin của phóng viên. Đó là chưa tính đến lực lượng của trung tâm tin quá mỏng, chỉ có 16 người mà phải đảm nhận khai thác, biên tập toàn bộ các nguồn tin từ đài nước ngồi, TTXVN, Internet, Cộng tác viên, phóng viên thường trú… cho nên họ khơng cịn thời gian biên tập kỹ lưỡng và sâu.

Các chương trình thời sự đều do phịng sản xuất chương trình đảm

nhận. Với 12 người, (trong đó có 2 cán bộ quản lý) phịng này đảm nhận biên tập tồn bộ 4 chương trình thời sự hàng ngày và một số cơng việc khác. Lực lượng biên tập chương trình khá trẻ, nhiệt tình và nhiều người có chun mơn vững. Khi nhận tin từ trung tâm tin các BTV tiếp tục biên tập lại cho phù hợp với chương trình (độ dài ngắn, có khi phải viết lại, biên tập lại tiếng động...). Họ cũng phải theo dõi báo chí, truyền hình và Internet để có thêm thơng tin,

bổ sung cho bản tin hoặc so sánh đối chiếu. Nhiều khi có những tin phịng tin

đã biên tập, hoặc tin của phóng viên gửi tới họ phải tìm lại tài liệu gốc để viết

và dẫn trực tiếp tồn bộ chương trình thời sự. Như vậy, hiểu đơn giản đây là

đầu ra của toàn bộ Ban Thời sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)