- Sức ép đối với biên tập viên thực hiện chương trình (nhất là với các
d. Viết lại tất cả tin từ các nguồn
3.2.5.1 Quảng bá chương trình:
Đây là một trong những yếu tố giúp cho thương hiệu của chương trình
biết rõ hơn về thời gian phát sóng, về những đặc điểm của chương trình; tạo cơ hội để thính giả làm quen với các phóng viên, biên tập viên, người dẫn
chương trình… Để thực hiện quảng bá phải lập một chiến lược cụ thể từ A đến Z, làm sao thơng qua quảng bá thính giả dần dần hiểu được chương trình,
có thiện cảm và muốn nghe chương trình. Có nhiều cách quảng bá cho chương trình như:
- Quảng bá về chương trình Thời sự: Tức là viết những mẩu quảng bá khoảng 15”-20” với nội dung giới thiệu về chương trình thời sự, thời gian phát sóng, nội dung từng chương trình, số điện thoại liên hệ…Mảu quảng bá
này được phát trong chương trình thời sự, trên Hệ TSCTTH và các hệ phát
thanh của Đài TNVN.
- Quảng bá về nội dung của từng chương trình thời sự trong ngày. Tức là chọn những nội dung hấp dẫn nhất sẽ phát trong chương trình để giới thiệu với thính giả, mời và kích thích họ chú ý đón nghe. Quảng bá này cần cụ thể về nội dung chương trình sẽ phát, về thời gian phát sóng…
- Quảng bá bằng tờ rơi, ápphich… Đây là hình thức nhằm quảng bá
rộng rãi tới cơng chúng về chương trình thời sự. Ở hình thức này cần in tờ rơi, áp phich poster đẹp và sang trọng đầy đủ thông tin về thời gian, thời lượng,
tần số, các nội dung chính, ảnh người dẫn chương trình, ảnh Studio… Cũng
cần có những chương trình quảng bá cho chương trình trên truyền hình và báo chí.
- Quảng bá bằng chính đội ngũ người dẫn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên mang thương hiệu chương trình Thời sự Đài TNVN. Tức là phải xây
dựng được một đội ngũ người dẫn gắn với từng chương trình thời sự để khi
giới thiệu về họ chính là giới thiệu về chương trình, cùng với đó là gắn tên
tuổi của các phóng viên biên tập viên với từng chuyên mục, từng ngành nghề, hay từng lĩnh vực cụ thể.