Cải tiến tin lễ tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói việt nam (Trang 88 - 90)

- Sức ép đối với biên tập viên thực hiện chương trình (nhất là với các

c. Cải tiến tin lễ tân

Như đã trình bày ở chương 2 thì một phần khơng nhỏ tin của chương

trình thời sự là tin về các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà

nước và tin chính trị phản ánh các đại hội, hội nghị…Dù đã được cải tiến,

nhưng một số tin và phản ánh loại này vẫn cịn nặng tính lễ tân. Vì vậy, việc cải tiến tin lễ tân là một đòi hỏi cấp thiết đối với Đài TNVN. Ban Bí thư

Trung ương Đảng đã có chỉ thị số 19 (1987) về cải tiến tin lễ tân, trong đó nêu rõ: cải tiến tin lễ tân là việc làm cần thiết góp phần đổi mới cách làm báo,

nâng cao chất lượng thông tin, làm cho báo đài thêm sinh động, hấp dẫn, sát cuộc sống và hiệu quả hơn. Tin, bài "lễ tân" phải coi trọng nội dung, nêu những sự việc, chi tiết có lượng thơng tin cao, giảm bớt nghi thức, lược bớt tên người, chức vụ không cần thiết..." Việc Ban Bí thư Trung ương Đảng ra

một chỉ thị về cải tiến tin lễ tân là một thuận lợi lớn cho các cơ quan báo chí nói chung và Đài TNVN nói riêng tiến hành cải tiến.

Việc cải tiến tin lễ tân trước hết cần bắt đầu từ sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm đổi mới của ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Trong đó những phóng viên đi viết tin đóng vai trị quan trọng. Phương châm chung là phải "tin hoá" tin lễ tân, coi sự kiện lễ tân cũng như những sự kiện đáng đưa tin khác. Tức là, việc đưa tin một sự kiện nào đó phải căn cứ vào giá trị thông tin kết hợp với giá trị tuyên truyền của sự kiện. Cần khai thác triệt để những thông tin, kể cả lời nói có thơng tin tập trung vào

những chi tiết có giá trị thông tin liên quan tới sự kiện. Giảm bớt, lược bỏ tới mức tối đa phần lễ tân, nghi lễ xã giao. Khi đưa tin về hoạt động hội nghị, hội thảo cần chọn góc độ, khía cạnh có vấn đề để đưa tin chứ không tường thuật

theo tiến trình của hội thảo, hội nghị. Cần tranh thủ phỏng vấn các nhân vật, thu thanh phát biểu để có lời trích dẫn trong tin có tiếng động, tránh viết tin chay. Một phản ánh Quốc hội hay hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước dài 5-7 phút có thể tách ra thành 3 bài khác nhau, mỗi bài 1’30

đến 2 phút, mỗi bài phản ánh một vấn đề hoặc một hoạt động khác nhau của

sự kiện. Giữa các bài sẽ có lời dẫn dắt của người dẫn chương trình. Như vậy thay vì việc thính giả phải nghe một bài phản ánh dài tới 7 phút nhưng không nắm bắt được thơng tin gì, thì thính giả sẽ được nghe 3 bài viết ngắn gọn, xúc tích và có sự dẫn dẫn của người dẫn khiến họ hiểu và nắm thông tin một cách rõ ràng hơn, khoa học hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)