CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về hệ thống quản lý đất đai và hoạt động tín dụng tại huyện
3.1.2. Thực trạng quản lí đất đai của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hóa
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất là vấn đề cần thiết để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng và từ đó đề xuất hướng bố trí lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 127.882,29 ha. Chi tiết thể hiện trong bảng số 3.2 sau:
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hóa Thứ
tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 127.882,29 100
1 Nhóm đất nơng nghiệp NNP 120.584,76 94,29
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14.965,19 11,7 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.205,02 7,2
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.604,91 4,38
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.600,12 2,82 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5.760,16 4,5
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 105.126,20 82,21
1.2.1 Đất rừng sản xuất RPX 68.807,77 53,81 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 27.037,37 21,14 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 9.281,05 7,26
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 493,41 0,39
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.217,88 4,86
2.1 Đất ở OTC 1.112,46 0,87
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.527,11 1,98
2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 0,77 0,0006
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,98 0,0023
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên SMN 180,16 0,14
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2.394,36 1,87
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 1.079,64 0,84
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 264,65 0,21
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 529,03 0,41
3.3 Núi đá khơng có rừng cây NCS 285,95 0,22
(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Chiêm Hóa)
Qua bảng 3.2 ta thấy:
a, Nhóm đất nơng nghiệp là: 120.584,76 ha, chiếm 94,29 % tổng diện tích tự nhiên trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 14.965,19 ha, chiếm 11,7%.
+ Đất trồng cây hàng năm: Diện tích hiện trạng năm 2018 là 9.205,02 ha chiếm 7,02% tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện. Trong đó, diện tích lúa nước là 5.604,91 ha, chiếm 4,38% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Đất trồng cây hàng năm khác: 3.600,12 ha, chiếm 2,82%. Đất trồng cây lâu năm: 5.760,16 ha, chiếm 4,5%.
- Đất lâm nghiệp có 105.126,20 ha, chiếm 82,21 % tổng diện tích tự nhiên và chiếm 78,03% tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện, trong đó:
+ Đất rừng sản xuất: có 68.807,77 ha, chiếm 53,81 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích rừng trồng chủ yếu là cây keo, bạch đàn, mỡ, xoan và cây bản địa, diện tích rừng trồng hiện nay dùng làm nguyên liệu giấy, ngoài ra còn phục vụ việc xây dựng và làm chất đốt cho nhân dân.
+ Đất rừng phòng hộ: Diện tích 27.037,37 ha, chiếm 21,14% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là diện tích đất rừng có ý nghĩa quan trọng đối với huyện, vì vậy cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phịng hộ này.
+ Đất rừng đặc dụng: có 9.281,05 ha, chiếm 7,26% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 493,41 ha, chiếm 0,39%.
b, Nhóm đất phi nơng nghiệp: 6.217,88ha, chiếm 4,86% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất ở: 1.112,46 ha, chiếm 0,87%
- Đất chuyên dùng: 2.527,11 ha, chiếm 1,98% - Đất tơn giáo, tín ngưỡng: 0,77 ha, chiếm 0,0006% - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2,98 ha, chiếm 0,0023%
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 180,16 ha, chiếm 0,14% - Đất phi nông nghiệp khác: 2.394,36 ha, chiếm 1,87%
c, Nhóm đất chưa sử dụng: 1.079,64 ha, chiếm 0,84 % tổng diện tích tự nhiên.
- Đất bằng chưa sử dụng: 264,65 ha, chiếm 0,21% - Đất chuyên dùng: 529,03 ha, chiếm 0,41%
- Đất chuyên dùng: 285,95 ha, chiếm 0,22%
Nhìn chung hiện trạng sử dụng đất nơng, lâm nghiệp của huyện Chiêm Hóa năm 2020 đã và đang được sử dụng theo chiều hướng tích cực, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và khai thác lâm sản, tăng nguồn nông sản phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong huyện và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong thời gian tới cần chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, cũng như khả năng tái tạo của đất đai trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo cho hướng phát triển của một nền nơng nghiệp bền vững.
3.1.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại huyện Chiêm Hóa
a. Cơng tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp quy
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2014. Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, UBND huyện đã phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền triển khai thực hiện Luật cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan liên quan ở huyện, chủ tịch, cán bộ chuyên môn của các xã, thị trấn. Ở các xã, thị trấn huyện tiến hành tổ chức các lớp để tuyên truyền Luật đất đai cho cán bộ cơ sở. Ngồi ra cịn thực hiện tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở.
b. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Chiêm Hóa đã được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số 40/QĐ- UBND ngày 06/01/2014.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã được các phịng chun mơn của huyện thẩm định và chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Đến nay các xã đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 cùng với quy hoạch xã nông thôn mới. Riêng Quy hoạch chung thị trấn Vĩnh
Lộc đã được Viện Quy hoạch xây dựng Tuyên Quang thực hiện năm 2003 và đã được Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số: 1547/2004/QĐ-CT ngày 12/5/2004. Tuy việc lập quy hoạch cơ bản không chồng chéo giữa Quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác song do tình hình suy thối kinh tế, không dự báo hết những quy luật phát triển kinh tế nên Quy hoạch sử dụng đất cần phải điều chỉnh bổ sung để phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
c. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo tổ chức đấu giá 158 phiên đấu thuộc 24 xã, thị trấn với tổng số tiền thu được là 389 tỷ đồng.
d. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Đến nay huyện đã giao sử dụng và quản lý 29.004,50 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên. Quy trình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất được thực theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 và bước đầu thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hạn chế được tình trạng thực hiện khơng theo quy hoạch.
e. Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Đây là cơng tác có nhiều tính chất nhạy cảm, phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, do vậy hưởng, tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, do vậy ln được tỉnh đặc biệt quan tâm, sát sao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phịng Tài ngun Mơi trường thường xuyên tham mưu cho UBND huyện xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cấp xã tháo gỡ kịp thời các tồn tại, khó khăn, vướng mắc phức tạp phát
sinh trong quá trình thực hiện cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Do đó, trong 5 năm qua mặc dù trên địa bàn huyện thu hồi hàng trăm ha đất để chuyển mục đích thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ, tác động trực tiếp đến hàng trăm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhưng đã khơng để xảy ra diễn biến phức tạp gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội địa phương.
Do có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ nên việc áp dụng trình tự, thủ tục thu hồi đất, triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án tương đối nhanh chóng, thuận lợi; hạn chế tối đa tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của người có đất Nhà nước thu hồi đất.
3.1.2.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn
* Những thuận lợi, lợi thế:
Từ những điều kiện tự nhiên được phân tích nêu trên, cho thấy huyện Chiêm Hóa có nhiều tiềm năng, thế mạnh để nâng cao tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, cụ thể như sau:
Huyện có điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản. Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh lạc, mía, cây ăn quả… cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố.
Do đất đai cịn rộng có thể xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến lâm sản từ rừng nguyên liệu hiện có, tiết kiệm chi phí cho phát triển nguồn nguyên liệu và chi phí giải phóng mặt bằng khi quy hoạch, xây dựng các cơng trình.
Có tiềm năng thế mạnh về ngun liệu cho phát triển công nghiệp và du lịch. Nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nơng lâm nghiệp, sau đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú... Có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất đường kính trắng, cơng nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như đá, cát,
sỏi, gạch và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra, huyện cịn có nhiều điều kiện để phát triển cơng nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ,…
Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng), và phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bị, dê, lợn và chăn ni gia cầm. Trong đó có vùng trồng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Huyện có vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên rừng, cảnh quan tự nhiên và nhiều di tích lịch sử là những lợi thế để phát triển du lịch bền vững.
* Những khó khăn, hạn chế:
- Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi (chiếm 4/5 diện tích tự nhiên của huyện) lại bị chia cắt mạnh, chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, khó khăn cho việc đầu tư quy hoạch tập trung (nhất là quy hoạch hệ thống giao thơng, thuỷ lợi);
- Vị trí của huyện nằm sâu trong lục địa, xa cảng, khơng có cửa khẩu, xa các trung tâm kinh tế lớn. Việc giao lưu trao đổi hàng hố với bên ngồi, thu hút vốn đầu tư gặp khó khăn;
- Tài ngun khống sản tuy có nhưng trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác không thuận lợi cho việc khai thác và chế biến với quy mô lớn;
- Lực lượng lao động đông nhưng số đã qua đào tạo và lao động có trình độ cao ít trong khi mơi trường làm việc có sức hấp dẫn chưa cao.