Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác GDBĐ bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2018 2020 (Trang 66)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác GDBĐ bằng

bằng QSD đất tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

3.4.1. Thuận lợi

Luật Đất đai năm 2013 đã khẳng định QSD đất và các giao dịch về QSD đất thuộc đối tượng đăng ký bắt buộc; thừa nhận giá trị QSD đất trong cơ chế thị trường, phát huy nguồn lực về đất đai. Việc cải cách và công khai các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho việc thực hiện đăng ký các GDBĐ thuận tiện hơn. Đặc biệt từ khi Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010

của Chính phủ về đăng ký GDBĐ ra đời đã quy định rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan đăng ký, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính về GDBĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đến làm thủ tục đăng ký. Vì vậy, số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Từ năm 2018 đến 2020, tại 3 xã nghiên cứu có 1.069 hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch thế chấp nhưng tất cả đều thực hiện đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai Huyện. Do đó có thể thấy hiệu quả của cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng rõ rệt.

3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

-Thứ nhất, Các thủ tục hành chính về đăng ký GDBĐ còn rườm rà,phức tạp, cán bộ tiếp nhận tại Bộ phận tiến nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính huyện chưa có trình độ chun mơn nghiệp vụ về đăng ký GDBĐ nên khi tiếp nhận và hướng dẫn công dân chưa được đầy đủ, cặn kẽ. Điều này đã gây khơng ít cho người dân khi thực hiện các thủ tục đăng ký GDBĐ.

-Thứ hai, Việc thực hiện thủ tục vay vốn tại các ngân hàng, quỹ tín

dụng cịn q chặt chẽ, thủ tục phiền hà, có quá nhiều giấy tờ để chứng minh nguồn tài chính, khả năng thanh tốn... nên đa phần các hộ gia đình, cá nhân khơng có cửa hàng kinh doanh thường là khơng vay được vốn của các ngân hàng, quỹ tín dụng.

-Thứ ba, Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được hồn thiện, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin về thửa đất cũng như quá trình biến động. Chưa có phần mềm quản lý chủ yếu là theo dõi bằng sổ sách thông thường dẫn đến việc tra cứu và cung cấp thơng tin địa chính cịn chưa đầy đủ và kịp thời.

-Thứ tư, Qua khảo sát thực tế cho thấy, điều kiện về phương tiện làm việc của Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Chiêm Hóa cịn hạn chế như thiếu máy tính, thiếu máy in, thiếu máy scan, trang thiết bị làm việc cịn thơ sơ. Số lượng cơng chức, viên chức cịn thiếu, chủ yếu là lao động hợp đồng và

lao động thời vụ. Dẫn đến một số cán bộ công chức, viên chức còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong quản lý đất đai hiện nay. Đối với cán bộ địa chính xã thì các phương tiện, trang thiết bị cũng thiếu thốn, trình độ nhận thức pháp luật đất đai còn nhiều hạn chế.

3.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký GDBĐ bằng QSD đất tại huyện Chiêm Hóa QSD đất tại huyện Chiêm Hóa

-Đơn giản hố trình tự, thủ tục đăng ký, cải cách và giảm bớt một số khâu không cần thiết như: không cần công chứng hộ khẩu, chứng minh nhân

dân mà chỉ cần phô tô và mang theo bản gốc để cán bộ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính huyện kiểm tra đối chiếu là được.

-Huyện Chiêm Hóa cần đầu tư, nâng cao phần mềm quản lý và cung cấp thông tin thửa đất, kết nối giữa Văn phòng Đăng ký QSD đất với các phịng ban của huyện và cơng khai trên cổng thông tin điện tử của huyện để người dân có thể vào tra cứu thơng tin về thửa đất đang thực hiện giao dịch.

-Trong thời gian tới huyện Chiêm Hóa cần đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, mở rộng địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, để nâng cao hơn nữa nhận thức của khách hàng về vai trò và ý nghĩa của đăng ký và tìm hiểu thơng tin về giao dịch bảo đảm, nắm vững các trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này. Đặc biệt tuyên truyền để người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm là giải pháp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng mà các cơ quan quản lý nhà nước ln chú trọng, bởi vì những yếu kém về năng lực của cán bộ đăng ký sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Huyện Chiêm Hóa có điều kiện tự nhiên, nguồn tài ngun đất đai thích hợp cho việc sản xuất nơng, lâm nghiệp thủy sản. Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh lạc, mía, cây ăn quả… cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Trong giai đoạn 2018-2020, huyện Chiêm Hóa đã nhận và xử lý 10.040 hồ sơ ở các nội dung: tiến hành đăng ký 6.067 hồ sơ đăng ký thế chấp bằng QSD đất, 3.973 hồ sơ đăng ký xóa thế chấp bằng QSD đất. Số lượng hồ sơ giao dịch thế chấp bằng QSD đất luôn biến động qua các năm. Năm 2019 có số lượng giao dịch thế chấp lớn nhất trong 3 năm. Điều đó cho thấy, các giao dịch thế chấp ngày càng có chiều hướng gia tăng và việc chấp hành pháp luật đăng ký của người dân ngày càng tăng.

Việc khảo sát nhu cầu của người dân cho thấy, phần lớn người dân đã hiểu và thực hiện đúng pháp luật, có nhu cầu tiến hành đăng ký các GDBĐ tại cơ quan nhà nước, có nhu cầu nắm bắt chính xác các dữ liệu về tình trạng pháp lý của thửa đất giao dịch. Qua số liệu điều tra khảo sát cho thấy cả người dân và cán bộ ngân hàng đều cho rằng Thủ tục thế chấp tại chi nhánh văn phịng ĐKĐĐ là tốt và khơng cần cải cách thủ tục này nữa. Tuy nhiên, số lượng người dân mong muốn được vay từ 30% - 70% giá trị QSD đất và trên 70% giá trị QSD đất rất cao, nên các tổ chức tín dụng nên xem xét mức cho vay về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại huyện Chiêm Hóa.

Từ năm 2018 đến 2020, tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu có 1.079 hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch thế chấp nhưng tất cả đều thực hiện đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai Huyện. Do đó có thể thấy hiệu quả của cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên công tác đăng ký GDBĐ bằng QSD đất trên địa bàn huyện vần còn tồn tại một số hạn chế như:

Các thủ tục hành chính về đăng ký GDBĐ còn rườm rà,phức tạp, cán bộ tiếp nhận tại Bộ phận tiến nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính huyện chưa có trình độ chun mơn nghiệp vụ về đăng ký GDBĐ, Việc thực hiện thủ tục vay vốn tại các ngân hàng, quỹ tín dụng cịn q chặt chẽ, thủ tục phiền hà, có q nhiều giấy tờ để chứng minh nguồn tài chính, khả năng thanh toán...Do vậy, tác giả đã đề xuất một số biện pháp như: tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai; Các tổ chức tín dụng cần rà sốt các thủ tục hành chính đơn giản hơn; kiện toàn và nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc phục vụ cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Kiến nghị

* Đối với chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chiêm Hóa:

- Tuyên truyền, phổ biến PL được xác định là một trong những giải pháp quản lý Nhà nước quan trọng được áp dụng nhằm tăng cường và nâng cao năng lực của hệ thống cơ quan đăng ký GDBĐ.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký GDBĐ, tránh việc một cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc làm ảnh hưởng tới thời gian và chất lượng công việc được giao.

- Trong điều kiện đảm bảo yêu cầu của công tác đăng ký GDBĐ nên triển khai dịch vụ hành chính cơng nhằm cải thiện thời gian cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân và các tổ chức tín dụng.

* Đối với các tổ chức tín dụng: Tiến hành thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tránh để tồn đọng kéo dài, công khai minh bạch, hạn chế nợ xấu. Đồng thời, có các chính sách phù hợp để tất cả người dân khi có tài sản thế chấp nếu có nhu cầu về vốn có thể vay được vốn góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn khi cần vốn để giảm tải gánh nặng cho nền kinh tế, ổn định an ninh, quốc phòng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Huy Biểu (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Trung Quốc, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

2. Nguyễn Đình Bồng (2009), Bài giảng “Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản”.

3. Bộ luật Dân sự năm 2015.

4. Nguyễn Thị Dung (2010), Đảm bảo minh bạch của thị trường bất động sản - Pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học số 08 (123).

5. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

6. Trần Quang Huy, Nguyễn Quang Tuyến (2013), Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

8. Phạm Phương Nam, Nguyễn Văn Quân (2014), Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đai hoá đất nước, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014.

9. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 cảu Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

10. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực

hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

11. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

12. Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

13. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

14. Luật Đất đai năm 2003. 15. Luật Đất đai năm 2013.

16. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

17. Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (gọi tắt là Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT).

18. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP- BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

19. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người

sử dụng đất (gọi tắt là Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT). 20. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện, một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại đất đai.

21. Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 22. Thông tư số 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011

của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

23. Thông tư 09/2017/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23 tháng 6 năm 2017 cảu Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

24. Thông tư 23/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

25. Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

26. Lưu Quốc Thái (2006), Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc, Tạp chí Tài ngun và Mơi trường, tháng 8 năm 2006.

27. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005), Giáo trình Thị trường bất động sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Quang Tuyến (2009), Những tiêu chí cơ bản của thị trường bất động sản minh bạch, Tạp chí Luật học số 3 (106).

29. Nguyễn Thanh Trà, Phan Thị Thanh Huyền, Phạm Phương Nam (2013), Một số ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Tạp chí Tài ngun và Mơi trường, số 7 (165).

30. Đinh Dũng Sỹ (2003), Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tháng 10 năm 2003).

31. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH

Họ và tên chủ hộ:.................................................................................................

Địa chỉ: đường, phố................................................, tổ................,

xã............................................, huyện Chiêm Hóa

NỘI DUNG ĐIỀU TRA

Đề nghị ơng/bà vui lịng cho biết:

- Tổng diện tích gia đình đang sử dung:..........................m2. - Tổng diện tích sàn nhà ở:..........................m2.

1. Về giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2018 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)