Nội dung và yêu cầu của đạo đức đối với ngƣời làm báo cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong thời kỳ đổi mới của cách mạng việt nam (Trang 34 - 43)

mạng Việt Nam.

1.2.1. Khái niệm người làm báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Người làm báo (nhà báo) chính là chủ thể của hoạt động báo chí, người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí. Cũng cĩ khơng ít những bàn luận về đối tượng này, làm rõ về khái niệm người làm báo. Năm 2003 trên “Diễn đàn đổi mới báo chí” của thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Lý Quý Chung đã nêu ra một câu hỏi và đã cĩ câu trả lời khá thú vị về khái niệm nhà báo: “Nếu cĩ một nghề nào đĩ mà vị trí xã hội ít được ấn định rõ ràng nhất, theo tơi đĩ là nghề làm báo. Nhà báo cĩ thể được hết sức kính trọng, cĩ ảnh hưởng lớn, là một trong những nhân vật trung tâm của dư luận xã hội. nhưng ngược lại, cũng cĩ thể bị coi thường - một cái nghề bị coi là nĩi láo ăn tiền…”

Để tìm hiểu khái niệm này chúng ta phải định nghĩa: người làm báo là gì? Đã cĩ rất nhiều định nghĩa về người làm báo khác nhau. Người làm báo (Nhà báo) được Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Nhà báo là “người làm nghề viết báo chuyên nghiệp”[34. 1225]. Khi bàn đến đặc tính lao động sáng tạo của nhà báo, C. Mác đã tổng kết một cách dí dỏm: “anh ta là cuốn sách Bách khoa tồn thư sống, cĩ khả năng làm việc bất cứ lúc nào, ngày hoặc đêm, lúc tỉnh táo hay lúc ngà ngà say, viết và hiểu nhanh như máy”[29.6.355]. Để tạo ra một tác phẩm báo chí phải trải qua rất nhiều cơng đoạn khác nhau, trong đĩ cĩ nhiều cơng đoạn hồn tồn mang tính sự vụ, hành chính. Tuy nhiên, trong thực tế tác nghiệp của người làm báo ta nhận thấy cơng việc của người làm báo là một cơng việc rất nặng nhọc, sáng tạo chứ khơng chết cứng theo một khuơn phép nào đĩ nhất định như một số ngành nghề khác mà diễn ra muơn màu, muơn vẻ. Bất kỳ thời gian nào, bất cứ địa điểm nào người làm báo đều cĩ thể tác nghiệp, thu thập và xử lý một lượng thơng tin lớn về mọi

vấn đề độc giả quan tâm bằng nhiều hình thức, con đường khác nhau để cung cấp tới các độc giả trong xã hội, tác động vào họ theo một phương thức cĩ chủ ý. Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn sách “Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã chỉ ra rằng: “lao động của nhà báo cách mạng cũng cĩ những đặc tính chung của mọi nhà báo, thuộc các giai cấp khác nhau. Đĩ là sự sáng tạo thường xuyên, liên tục, với khả năng sắc bén, tinh tế trong việc phát hiện vấn đề, các sự kiện thời sự và bằng những hình thức, phương pháp diễn đạt, chuyển tải thơng tin đến cơng chúng một cách cĩ hiệu quả…”. Cĩ thể nhận thấy nghề báo là một nghề chính trị - xã hội, nhà báo thuộc tầng lớp trí thức, tầng lớp xã hội đặc biệt. Hoạt động của họ mang tính chất sáng tạo thường xuyên, liên tục, khả năng sắc bén tinh tế trong phát hiện vấn đề, các sự kiện thời sự được đơng đảo quần chúng quan tâm. Lâu nay, chúng ta ngầm hiểu với nhau rằng người làm báo là những người trực tiếp đi lấy tin, viết bài, trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí, họ là những người lao động sáng tạo nặng nhọc để tạo ra các giá trị tinh thần cho nhân loại.

Nền báo chí cách mạng Việt Nam được đánh dấu mốc khởi đầu kể từ ngày 21 tháng 6 năm 1925 với sự xuất hiện lần đầu tiên của tờ báo Thanh Niên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh, báo chí cách mạng Việt Nam đã phát triển phong phú và khơng ngừng lớn mạnh, gĩp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bản chất cách mạng của Đảng ta đã chỉ ra rằng chỉ nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng thì đội ngũ những người làm báo mới thực sự là những nhà báo cách mạng. ngay trong nền báo chí cách mạng thì nguyên tắc tính Đảng là nguyên tắc đầu tiên, khơng thể thay thế. Tính Đảng địi hỏi báo chí và đội ngũ nhà báo phải đấu tranh kiên quyết chống lại tư tưởng thù địch, phản động, đi ngược lại lợi ích của giai cấp vơ sản và nhân dân lao động, phải đấu tranh khơng khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực

trong xã hội. Trong bài viết “Gĩp phần tìm hiểu đội ngũ nhà báo cách mạng Việt Nam”, tác giả Dương Xuân Sơn cũng đã nêu ra định nghĩa về người làm báo cách mạng – xã hội chủ nghĩa như sau: “Nhà báo là những người lao động trí ĩc, sáng tạo phức tạp, cĩ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trí tuệ và nghiệp vụ báo chí. Nhà báo bao gồm cán bộ phĩng viên, biên tập viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu báo chí đang tiến hành các hoạt động sáng tạo, tổ chức và hoạt động biên tập trong quá trình thu thập, xử lý thơng tin ở các cơ quan báo chí: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự), báo nĩi (các chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe, nhìn, thời sự) được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau, cĩ sứ mạng to lớn là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể, gĩp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hĩa và tiến bộ xã hội…”[29.6. 357]. Điều 14 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí cũng quy định rõ: “Nhà báo phải là người cĩ quốc tịch Việt Nam, cĩ đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo ”

Từ bản chất giai cấp, cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả xin nêu ra một định nghĩa về người làm báo cách mạng như sau: Người làm báo cách mạng là đội ngũ cán bộ báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng trong các lĩnh vực quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo và tổ chức biên tập, thu thập và xử lý thơng tin trong các cơ quan báo chí nhằm mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Cĩ thể nĩi rằng, trong bất cứ một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động nào bên cạnh những chi phối của luật pháp bằng các đạo luật, sắc lệnh, nguyên

tắc do nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động và đảm bảo thực hiện bằng các cơng cụ của nhà nước thì cịn hình thành những chuẩn mực và những quy phạm về đạo đức liên quan, phản ánh và điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi con người trong thực tế cơng việc của họ. Cĩ thể thấy rất rõ những ví dụ này như trong y học, trong hành nghề luật sư, sư phạm, trong hoạt động kiểm tốn, kế tốn… cũng cĩ những chuẩn mực quy phạm đạo đức phản ánh và điều chỉnh các hành vi thực tế của con người. Những quy định, quy ước này với tư cách là một trong số điều chỉnh hành vi của con người hoạt động trong các lĩnh vực ấy khơng được điều chỉnh qua các đạo luật. Những quy ước, quy định ấy được hình thành trong thực tiễn cuộc sống và được kiểm sốt bằng dư luận xã hội, bằng các tổ chức nghề nghiệp hoạt động theo những nguyên tắc xã hội.

Vì thế chúng tơi nhận thấy, thực chất của đạo đức nghề nghiệp người làm báo cũng khơng đi ngồi những tiêu chuẩn trên, đĩ chính là thực hiện tuân thủ những nguyên tắc đạo đức chung được xã hội chấp nhận đối với lĩnh vực hoạt động của mình. Đạo đức học nghề nghiệp của nhà báo – đĩ là những quy định đạo đức khơng được ghi trong các đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh cvủa dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo - nghề nghiệp – đĩ là những nguyên tắc, những quy định và những quy tắc về hành vi đạo đức của người làm báo [1.2. 294 -295]

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cịn dựa trên cơ sở của những quan niệm riêng về nghĩa vụ nghề nghiệp và việc hình thành những nghĩa vụ ấy thơng qua việc tơn trọng danh dự và phẩm giá nghề nghiệp. Như trên đã phân tích, những quy ước, quy định về đạo đức nghề nghiệp của các ngành nghề khác nĩi chung và người làm báo nĩi riêng cĩ nhiều điều khơng được sự điều chỉnh và đảm bảo thực hiện bằng cơng cụ của luật pháp mà bằng lương tâm nghề nghiệp của người làm báo. Tùy thuộc vào tính chất của hành vi mà

lương tâm sẽ làm người làm báo kiêu hãnh, thỏa mãn hoặc tự cảm thấy hổ thẹn, bị sỉ nhục, bị lên án.

Trên thế giới, đạo đức nghề nghiệp nhà báo đã hình thành rất lâu đời và đã được trở thành những bộ quy tắc cho riêng những nước khác nhau. Ngay từ cuối thế kỷ XIX đến nay đã cĩ khoảng hơn 100 nước đã cĩ những bộ quy ước bằng văn bản đã được thơng qua bởi các tổ chức nghề nghiệp và được thừa nhận khi nhà báo hành nghề. Ví dụ nước Mỹ cĩ “các quy tắc đạo đức báo chí”được Hội các chủ bút báo chí Mỹ thơng qua năm 1923 và “Bộ quy tắc đạo đức” của Hiệp hội chủ nhân các đài phát thanh thơng qua năm 1929. Hoặc ở nước Nga năm 1989, Hiệp hội Nhà báo đã hình thành nên và thơng qua bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đầu tiên. Các tổ chức quốc tế và khu vực cũng xây dựng riêng cho mình những bản quy ước, như bản “Những nguyên tắc quốc tế và đạo đức nghề nghiệp báo chí” do Tổ chức OIJ (Organization of International Journalism – Tổ chức quốc tế các nhà báo) khởi thảo và đã được các hội nhà báo thành viên thơng qua, được UNESCO cơng nhận.

1.2.3. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức người làm báo cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lớn những quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “..là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hĩa nhân loại”[17.83]. Người lại là một nhà báo cách mạng lớn của dân tộc ta, là người thầy vĩ đại đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cả cuộc đời mình, Người đã để lại cho hậu thế hơn 2.000 bài báo, người cũng tham gia sáng lập ra 9 tờ báo khác nhau, sử dụng khoảng hơn 150 bút danh

khác nhau để viết báo. Chính vì thế, trong khi nĩi và viết báo, Người đặc biệt quan tâm tới tư cách của người làm báo, coi họ là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận báo chí. Bác luơn đặt ra những câu hỏi lớn cho đội ngũ những người làm báo cách mạng: viết để làm gì, viết cho ai, viết cái gì và viết như thế nào? . Người chỉ rõ, đội ngũ người làm báo cách mạng phải thường xuyên học tập, khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Cĩ thể nhận thấy rằng trong quan điểm của Bác về đạo đức nghề nghiệp nhà báo cách mạng, ta thấy Người chỉ ra một số mệnh đề quan trọng mà cho tới ngày nay vẫn cịn nguyên giá trị, đĩ là việc Người coi nhà báo phải là người cán bộ cách mạng, phải gắn cuộc đời mình với dân tộc, trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Người yêu cầu mỗi nhà báo cách mạng phải luơn học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị, tác phong đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Chính phủ giao cho.

Với quan niệm báo chí cách mạng là một mặt trận của cách mạng, Bác đã chỉ ra chủ thể của báo chí cách mạng – những người làm báo trước hết phải là người cán bộ cách mạng, phải biết gắn cuộc đời mình với dân tộc, với Đảng và Tổ quốc. Bác coi “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm trịn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hĩa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động. (Nghị quyết của Bộ Chính trị, 8-12-1958) ..”[56.377]. Bác đã đặt những người làm báo vào cùng chiến hào bên cạnh những binh chủng khác của trí thức, văn nghệ kháng chiến. Người cũng nhắc nhở “.. tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành .v..v) phải cĩ lập trường chính trị vững chắc, chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới làm đúng được. Cho nên các báo

chúng ta đều phải cĩ đường lối chính trị đúng”[43.156]. Muốn như vậy, người làm báo phải luơn luơn học tập, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để cĩ thể nhận thức một cách đúng đắn nhiệm vụ của mình: viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì. Tháng 8 năm 1953, trong lớp chỉnh Đảng Trung ương, khi nĩi về cách viết, Bác đã nêu cụ thể: “ Vì ai mà viết, mục đích viết để làm gì. Phải đặt câu hỏi: viết cho ai: viết cho đại đa số Cơng - Nơng – Binh; viết để làm gì: để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng; thế thì viết cái gì: trong vấn đề này cũng phải cĩ lập trường vững vàng ta, bạn, thù thì viết mới đúng. Viết để nêu cái hay cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời, để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Khơng nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải cĩ chừng mực, chớ phĩng đại. cĩ thế nào nĩi thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, khơng phải bịa đặt ra”[7.113].

Bênh cạnh đĩ, Bác cũng chỉ ra các “căn bệnh” mà những người làm báo Việt Nam thường mắc phải, coi đĩ là một biểu hiện khơng tốt của đạo đức người làm báo. Ở lớp chỉnh Đảng trung ương, Bác dạy phải tránh lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”. Mình viết ra cốt để giáo dục, cổ động, nếu người xem mà khơng nhớ được, khơng hiểu được, là viết khơng đúng, nhằm khơng đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ người xem, viết rõ ràng, chớ dùng chữ nhiều”. Bệnh dùng chữ là phổ biến trong tất cả các ngành, đáng lẽ báo chí phải chống bệnh đĩ thì trái lại, báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đĩ.

Trong cuộc nĩi chuyện tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam, Bác cũng chỉ ra một số bệnh mà người làm báo mắc phải như: “thường nĩi một chiều và đơi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc khơng nĩi đúng mức đến khĩ

khăn và khuyết điểm của ta, đưa tin tức mà hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng; thiéu cân đơi, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài; nên để sau lại để trước, nên trước lại để sau. Lộ bí mật. Cĩ khi quá lố bịch…” [7. 116]

Những yêu cầu trên địi hỏi người làm báo chí cách mạng phải suốt đời khơng ngừng học tập rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của mình để vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp một cách linh hoạt,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong thời kỳ đổi mới của cách mạng việt nam (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)