Nhận dạng những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của ngƣời làm báo trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong thời kỳ đổi mới của cách mạng việt nam (Trang 73 - 98)

b, Mặt tiêu cực:

2.2. Nhận dạng những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của ngƣời làm báo trong thời kỳ đổi mới.

nghiệp của ngƣời làm báo trong thời kỳ đổi mới.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là thường xuất phát trên cơ sở liên quan tới các khía cạnh về các mối quan hệ của mình trong cuộc sống lý tưởng và trách nhiệm đạo đức chung đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lịng tự trọng, tác giả nhận thấy về cơ bản, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo thường bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn và việc ngăn ngừa các hành vi trái với quan niệm đạo đức xã hội. Trên cơ sở những quan niệm nghề nghiệp và về những hình thức đạo đức. Thơng qua những tiêu chuẩn đạo đức này, những người

làm báo làm trái những quy ước, quy định đã đề ra sẽ phải chịu sự dằn vặt của lương tâm và lịng tự trọng, bị ý thức về danh dự và chịu sự lên án của dư luận. Chúng tơi nhận thấy những tiêu chuẩn đạo đức của người làm báo cách mạng Việt Nam thường được biểu hiện một cách khá cụ thể và đã trở thành nguyên tắc trong hoạt động của mình thơng qua việc ứng xử trong các mối quan hệ. Các tác giả Đinh Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang đã chỉ ra: thơng thường nhà báo phải ứng xử trong các mối quan hệ sau: Nhà báo với cơng chúng, nhà báo với nguồn tin (người cung cấp tin tức), nhà báo với nhân vật trong tác phẩm của mình, nhà báo với thơng tin viên và cộng tác viên, nhà báo với biên tập viên, nhà báo với tập thể tịa soạn, nhà báo với đồng nghiệp. [19.241]. Những mối quan hệ này đã được cụ thể hĩa ngay trong những điều của quy ước về đạo đức nghề nghiệp, được biểu hiện cụ thể và trở thành nguyên tắc hoạt động trong thực tiễn của nghề. Tham khảo cuốn sách “Những

vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo”, tác giả cũng nhận thấy cĩ

nét tương đồng ở chỗ tác giả cuốn sách cũng thơng qua các mối quan hệ cơ bản của nhà báo như quan hệ: Quan hệ với người nhận tin; quan hệ với nguồn tin; quan hệ với nhân vật được phản ánh trong tác phẩm; quan hệ với tác giả là cộng tác viên; quan hệ với các đồng nghiệp trong tịa soạn, quan hệ với chính quyền [19.147-190]. Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khĩa VIII (Ngày 13 tháng 8 năm 2005) cũng thơng qua bản quy định 9 điểm về Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam như sau:

1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Luơn gắn bĩ với nhân dân, hết lịng phục vụ nhân dân. 3. Hành nghề trung thực, khách quan, tơn trọng sự thật.

4. Sống lành mạnh, trong sáng, khơng được lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.

5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm trịn nghĩa vụ cơng dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.

6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thơng tin.

7. Tơn trọng, đồn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hĩa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.

9. Giữ gìn và phát huy văn hĩa dân tộc đồng thời tiếp thu cĩ chọn lọc các nền văn hĩa khác.

Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp do Hội Nhà báo Việt Nam khĩa VIII thơng qua, tác giả cĩ thể phân tích những biểu hiện cơ bản của hiện tượng tiêu cực trong hành vi đạo đức của người làm báo Việt nam hiện nay theo những nhĩm quan hệ như sau:

- Người làm báo với tổ quốc, với nhân dân.

- Người làm báo Việt nam với nghề nghiệp của mình

- Người làm báo Việt nam với các mối quan hệ xã hội khác

2.2.1 Tiêu cực trong mối quan hệ với Tổ quốc, với nhân dân

Cần khẳng định rằng, báo chí nước ta là báo chí của giai cấp vơ sản, với mục tiêu cụ thể là tham gia vào cuộc đấu tranh chống áp bức bĩc lột, xây dựng một xã hội cơng bằng bình đẳng, dân chủ, văn minh, tất cả vì con người. Hoạt động của báo chí cách mạng luơn phù hợp với tính khuynh hướng của báo chí vơ sản. Báo chí cách mạng phải đứng hẳn về phía giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của họ, phản ánh ý chí và nguyện vọng của họ. Khơng thể cĩ một thứ báo chí nào đứng ngồi giai cấp hay đứng ngồi các cuộc đấu tranh giai cấp được. Người làm báo cách mạng

Việt Nam trước hết là cơng dân của đất nước, ngay trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí cũng khẳng định như sau: Nhà báo phải là người cĩ quốc tịch Việt nam, cĩ địa chỉ thường trú tại Việt nam, và cĩ đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo [32.26]. Vì vậy, người làm báo Việt Nam phải cĩ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ cơng dân của mình. Đã cĩ rất nhiều cuộc hội thảo về vấn đề trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ cơng dân của nhà báo. Trước khi là người làm báo thì họ phải là cơng dân của đất nước, điều đĩ cho thấy sự gắn bĩ mật thiết với tình hình của đất nước với trách nhiệm của một người cơng dân của người làm báo Việt nam. Vì thế nĩ địi hỏi người làm báo xác định rõ vị trí của mình trong quá trình thơng tin về sự thật. vị trí đĩ sẽ chi phối nội dung và cách thức thơng tin, gắn liền với thái độ chính trị của người phĩng viên và cơ quan của họ.

Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, hoạt động trong cơ chế thị trường, báo chí nước ta cĩ điều kiện phát triển, tự đổi mới để thích nghi với cơ chế mới và đáp ứng ngày càng cao quyền được thơng tin của nhân dân, thu hút được nhiều người đọc hơn thì bên cạnh những biểu hiện tích cực thì một bộ phận người làm báo cách mạng đã cĩ những biểu hiện vi phạm tính khuynh hướng của báo chí vơ sản nước ta với biểu hiện cụ thể mà Văn kiện Hội nhà báo lần thứ VIII đã nêu ra. Đĩ là việc “một số báo ngành, đồn thể ở trung ương và một vài địa phương chưa làm tốt chức năng tư tưởng - văn hĩa và nhiệm vụ chính trị - tư tưởng của báo chí cách mạng, chạy theo lợi nhuận và thị hiếu tầm thường của cơng chúng, nặng thơng tin tiêu cực, mặt trái của xã hội, của địa phương khác, ngành khác và những thơng tin giật gân câu khách, thiếu tính giáo dục với đối tượng phục vụ của báo mình” . Quan trọng nhất đĩ là xu hướng thương mại hĩa với những biểu hiện phi chínhtrị, phi định hướng

trong thơng tin, đặt lợi ích kinh tế cao hơn lợi ích chính trị, cao hơn mục đích giáo dục.

Về mặt chính trị tư tưởng, biểu hiện rõ nét nhất của một bộ phận người làm báo Việt Nam là sự xa rời mục đích, lý tưởng của Đảng và Nhà nước; phản ánh một cách sai lệch bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện xa rời mục đích lý tưởng thể hiện ở việc những người làm báo này đặt mục đích thương mại của tờ báo lên cao nhất, sút giảm tính chiến đấu trong các bài báo mà gia tăng yếu tố giật gân câu khách trên báo mình. Thời gian qua, ngay trước thềm của Đại hội Đảng tồn quốc lần thức X, cách đưa thơng tin của một số báo in của nước ta rất thiếu cân nhắc, thiếu nhạy cảm chính trị khi đưa tin về vụ tiêu cực PMU 18, scandal của các ca sĩ, người mẫu, diễn viên với dung lượng, thời lượng lớn làm mờ nhạt các chủ đề quan trọng khác. Bài viết, hình ảnh về tiêu cực, tệ nạn xã hội thường được bố trí nổi bật trên trang nhất và một số trang trong, một số sự kiện của đất nước khơng được bố trí tương xứng, khơng lơi cuốn, tạo ấn tượng cho người đọc. Báo Lao Động (ra ngày 15.04.2006) trên trang nhất gĩc trái, mục “ Tiến tới đại hội Đảng tồn quốc” chỉ đưa tiêu đề nhỏ, diện tích hẹp , thế nhưng ngay bên cạnh đĩ là tấm ảnh to quá cỡ với hàng tít lớn: “Bắt nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến”. Cùng ngày, báo Nơng nghiệp Việt Nam dành dung lượng quá mức cần thiết khi đưa thơng tin, hình ảnh bắt Nguyễn Việt Tiến; kể về mối tình của Nguyễn Việt Tiến với người mẫu A.P. Trong khi tất cả các phương tiện thơng tin đại chúng cả nước đang hướng về miền Trung theo dõi diễn biến cơn bão số 6 (Xangsane) và cùng kêu gọi chia cơm xẻ áo giúp đỡ đồng bào miền Trung hoạn nạn thì Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC dành thời gian phát sĩng đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới, hơn nữa lại phát sĩng vi phạm bản quyền đã gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Bên cạnh việc thơng tin quá mức những thơng tin giật gân, tiêu cực thì một số người làm báo cũng thể hiện sự thiếu nhạy cảm, non kém về mặt chính trị, viết bài mang tính chất quy kết. Ví dụ trên báo Sài Gịn Giải Phĩng (số ra ngày 14.08.2006) cĩ đăng bài phỏng vấn “Vì sao chúng ta chọn chủ nghĩa xã hội”. Phĩng viên của báo nêu câu hỏi “Chắc ơng cũng thấy, chưa bao giờ, việc lựa chọn con đường phát triển đất nước lại đặt ra nhiều vấn đề cần tranh luận như thời điểm hiện nay, tựu trung, các tranh luận nổi lên một điều: đất nước ta sẽ tiến lên CNXH hay đi theo con đường tư bản chủ nghĩa? Tại sao chúng ta cứ nhất thiết đi lên chủ nghĩa xã hội”. Cách đặt vấn đề của người hỏi bộc lộ sự non yếu về chính trị vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đã được khẳng định từ hàng chục năm trước. Đây là vấn đề cĩ tính nguyên tắc, khơng bàn bạc, tranh luận chọn hay khơng chọn. Cũng báo này số ra ngày 15.08.2006 trong mục “Theo dịng thời sự” cĩ đăng bài “Dối dân – tội gì? ” bàn về việc tăng giá xăng dầu. Do khơng hiểu việc điều chỉnh giá xăng dầu phải giữ bí mật đến phút chĩt để ngăn chặn tình trạng ghìm hàng, tích trữ đầu cơ xăng dầu chờ tăng giá nên tác giả bài báo cũng quy kết: “cách hành xử đĩ, hay nĩi trắng ra là cách lừa dối dân đĩ, gây thiệt hại nhiều mặt…”. Trên báo Thanh Niên (số ra ngày 22.08.2006) cĩ đăng ở trang 14 tin “Nhà báo Đỗ Ngọc Yến từ trần”, viền khung đen. Đỗ Ngọc Yến nguyên là Tổng Thư ký phong trào sinh viên chế độ Sài Gịn trước năm 1975, là một người cĩ thái độ chống phá nhà nước ta, cĩ nhiều bài viết “chống Cộng”, thái độ cực đoan đối với đất nước ta.

Việc đăng, phát những thơng tin thiếu chọn lọc, non yếu về chính trị cịn thể hiện ở việc đưa những thơng tin khơng cần thiết trong những thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị. Điển hình như thị vụ ơng Bửu Huy – Phĩ giám đốc Cơng ty xuất Nhập khẩu nơng sản thực phẩm An Giang bị bắt giữ tại Bỉ từ nhiều tháng nay do bị cáo buộc làm giả nhãn mác cá da trơn nhập khẩu

tại Hoa Kỳ, các báo đã thơng tin chính xác, nêu quan điểm của VASEP địi trả tự do ngay cho ơng, khơng được hình sự hĩa các tranh chấp hoặc sai sĩt phát sinh trong thương mại quốc tế. Thế nhưng báo Lao động (số ra ngày 22.05.2006 ) đăng bài Ơng Bửu Huy cĩ thể bị phạt 5 năm tù, nêu sự việc, dẫn các tình tiết bất lợi cho cá nhân ơng Bửu Huy và nước ta. Báo Sài Gịn Tiếp thị (số ra 07.09.2006) đăng bài “Tháng 9 của những ẩn số?” đề cập việc Việt Nam gia nhập WTO và việc Mỹ trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam, bài báo phê phán việc một số nghị sĩ Mỹ địi Quốc Hội Mỹ thơng qua PNTR kèm theo một số điều kiện bổ sung bất lợi cho phía Việt Nam, đã so so sánh mĩn xúc xích cĩ mùi cứt gián. Cách đưa thơng tin và so sánh thiếu cân nhắc cĩ thể làm bất lợi cho nước ta khi đất nước ta đang tranh thủ từng ngày từng giờ để tiến hành đàm phán cho việc thả ơng Bửu Huy.

Đăng thơng tin giật gân rùng rợn là một trong những khía cạnh mà các cơ quan báo chí nước ta dễ mắc phải nhất, cĩ thể nĩi tình trạng này diễn ra một cách tương đối phổ biến trên các báo, đài hiện nay, khơng chỉ ở những cơ quan thơng tin của ngành cơng an, tịa án. Báo Nơng nghiệp Việt Nam (số ra ngày 15.04.2006) đưa nhiều tin lạ với tình tiết rất giật gân kiểu như: “An Giang, con rắn lạ nặng 50 kg”, “Chĩ 3 chân”, “Tp.HCM cố ý giết người chỉ vì …bụi”; “Quảng Bình: tin đồn Đức Mẹ khĩc chảy máu”…Báo Pháp luật Tp. HCM đăng loạt bài phĩng sự “Kiều nữ thời @ săn đại gia” mơ tả khá chi tiết kiểu ăn chơi của con nhà giàu: 3 ngày chơi ở Vũng Tàu với 3 người đẹp khác nhau, đổ rượu lên thân thể các người mẫu để uống. …, rồi báo Tiền Phong đăng loạt bài “Bẫy tình tuổi teen”, báo Thanh Niên (09.08.2006 ) đăng Đàn ơng Hàn Quốc làm “chuyện ấy” hăng hái nhất, Báo Tuổi trẻ Tp HCM (ngày 7 và 8.09.2006) đăng phĩng sự “Những đứa con bị bỏ rơi” cũng miêu tả một

cách tự nhiên chủ nghĩa: “ nhặt được bé ở nhà vệ sinh, người đầy phân, lúc nhúc dịi, đàn kiến gặm nát mấy ngĩn chân của cháu” …

Tình trạng những bài viết mang tính chất giật gân câu khách, khêu gợi trí tị mị, xa rời mục đích lý tưởng của Đảng ta, non yếu về mặt chính trị của một số người làm báo cĩ chiều hướng diễn ra tương đối phổ biến trên báo chí nước ta. Tình trạng này gây hậu quả nghiêm trọng bởi nĩ tác động một cách trực tiếp vào thái độ của cơng chúng, dư luận làm giảm tính định hướng, giáo dục của báo chí vơ sản đối với nhân dân. Bên cạnh đĩ, thơng tin của người làm báo nước ta khiến cho con mắt của nước ngồi nhìn đất nước ta một cách tiêu cực. Họ nhìn thấy ở nước ta đâu đâu cũng cĩ tham nhũng, tiêu cực, đâu đâu cũng xuất hiện tệ nạn xã hội. Và như vậy, hậu quả là thế giới sẽ rất dè dặt, hạn chế trong việc đầu tư vào nước ta.

2.2.2. Tiêu cực trong mối quan hệ với cơng việc của mình

Đặc điểm nổi bật của nguyên tắc báo chí là tính khách quan, chân thật của báo chí. Lý luận báo chí cách mạng khẳng định uy tín của báo chí phụ thuộc vào tính chất khách quan, chân thật của những thơng tin mà báo chí đem lại cho cơng chúng. Điều 3 của Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam cũng nêu rõ: “hành nghề khách quan, trung thực, tơn trọng sự thật”. Tính khách quan chân thật là đặc điểm, đặc trưng và yêu cầu tồn tại của báo chí. Sự kiện, vấn đề như thế nào thì người làm báo phải cĩ trách nhiệm phản ánh đúng thực chất của vấn đề như thế ấy, khơng được đánh bĩng, tơ hồng hay bơi đen hay làm biến dạng bản chất của nĩ. Trong cuộc sống, người làm báo tơn trọng tính khách quan chân thật trước hết phải là người cĩ con mắt tinh tế, cái nhìn nhạy cảm nhìn thấu sự việc, vấn đề, cĩ phương pháp xem xét, lý giải vấn đề trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. và khơng trái với quy định của đạo đức nghề báo. Yêu cầu đĩ địi hỏi sự khách

quan, vơ tư, khơng bị điều khiển bởi một thế lực “đen” nào, khơng bị chi phối bởi đồng tiền. Thế nhưng, trong những năm đổi mới của đất nước ta, đã cĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong thời kỳ đổi mới của cách mạng việt nam (Trang 73 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)