Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật bắc cầu động mạch điều trị bệnh lý thiếu máu mạn tính chi dưới tại khoa phẫu thuật tim mạch lồng ngực, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2. Cơ sở thực tiễn

2.6. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

2.6.1. Chăm sóc người bệnh ngay sau phẫu thuật .

- Tình trạng tồn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. - Tình trạng vết mổ: Khơ hay thấm dịch, máu.

- Tình trạng các ống dẫn lưu, sonde tiểu (nếu có): Số lượng, màu sắc, tính chất dịch.

- Theo dõi tình trạng đau và giảm đau cho BN: Nhận xét đau sau phẫu thuật bằng thang điểm VAS.

Cấu tạo và cách sử dụng thang điểm VAS: Là một thước dài 10cm có hai mặt:

+ Một mặt không số dành cho người bệnh biểu thị các đau từ không đau tới đau tột đỉnh nhất, không thể chịu đựng được.

+ Mặt còn lại quay về phía thầy thuốc được chia 11 vạch với 10 mức độ đau, tương ứng với mặt quay về phía người bệnh từ khơng đau tới không thể chịu đựng được.

Không đau Đau không Thể chịu được

Hình 6. Thang đo VAS

• Thanh trượt để người bệnh di chuyển và lựa chọn đau tại thời điểm nhận xét.

• Cách sử dụng: Để người bệnh tự so sánh và nhận xét mức độ đau sau đó di chuyển thanh trượt từ đầu khơng đau tới vị trí tương ứng đau của mình. Thầy thuốc sẽ biết được điểm đau của người bệnh qua mặt số, điểm VAS là khoảng cách từ 0 đến điểm người bệnh đánh dấu.

- Điểm đau VAS được phân loại theo: • VAS = 0: Khơng đau.

• VAS 1 – 3: Đau ít • VAS 4 – 6: Đau vừa. • VAS ≥ 7: Đau nặng.

- Theo dõi các biến chứng ngay sau phẫu thuật, biến chứng sau gây mê: Tư thế người bệnh: nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên. Theo dõi phản ứng của người bệnh: vật vã kích thích do đau đớn, do thiếu oxy, bí đái…run tồn thân do lạnh, do phản ứng của thuốc.

- Thực hiện y lệnh của bác sỹ: truyền dịch, tiêm kháng sinh và các thuốc theo y lệnh.

- Đánh giá: Người bệnh tỉnh táo, an toàn

Phát hiện sớm các biến chứng nếu có.

2.6.2. Chăm sóc người bệnh 24 giờ đầu sau phẫu thuật và những ngày sau - Theo dõi thần kinh: Người bệnh tỉnh táo hay lơ mơ.

- Theo dõi tuần hoàn:

- Mục tiêu: Theo dõi, duy trì huyết áp tối đa trên 90mmHg, theo dõi đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

- Theo dõi mạch, huyết áp: Tần số theo dõi tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và y lệnh của bác sỹ.

- Theo dõi cân bằng dịch và điện giải: Theo dõi bilan nước vào ra, thực hiện các xét nghiệm điện giải.

- Truyền dịch: Thực hiện đầy đủ các dịch truyền theo y lệnh, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi đặt đường truyền.

- Tránh viêm tắc tĩnh mạch sâu do nằm lâu

- Tăng cường các biện pháp vận động sớm. Thực hiện các thuốc chống đông theo y lệnh (nếu có).

- Chăm sóc hơ hấp: Người điều dưỡng hướng dẫn vệ sinh mũi họng sạch sẽ, thay đổi tư thế, vỗ rung tránh khò khè. Theo dõi tình trạng viêm phổi.

- Chăm sóc da và niêm mạc : Giữ gìn da khơ sạch, nhất là vùng dễ bị lt. + Kiểm tra cẩn thận các vùng da dễ bị tỳ đè.

+ Thay quần áo hằng ngày.

+ Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

+ Đánh giá phân loại độ loét theo EPUAP 2001. Theo đó, được chia làm 4 độ.

Độ I. Da đổi màu đỏ hoặc đỏ sẫm, có thể hơi ấm hơn vùng da xung quanh, những tích chất này khơng mất đi sau 15 phút sau khi loại bỏ lực tì đè.

Độ II. Da dày lên, phồng rộp hoặc trợt da.

Độ III. Da tổn thương, hoại tử đến tận lớp mỡ dưới da.

Độ IV. Loét sâu, hoại tử tới lớp cơ xương và cấu trúc nâng đỡ khác nhau như gân, dây chằng, khớp.

- Chăm sóc tiêu hóa

Tình trạng bụng: đau bụng vùng nào, người điều dưỡng cần thăm khám để xác định vị trí đau, tính chất đau và mức độ đau. Đánh giá đau theo thang điểm VAS đến ngày thứ 3 sau mổ đối với những BN tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Trong những ngày đầu sau phẫu thuật người bệnh có nguy cơ viêm phúc mạc hay tắc ruột. Vì thế đau bụng vùng nào của người bệnh thì người điều dưỡng cũng đến theo dõi và báo bác sỹ xử lý kịp thời.

Nhu động ruột sau phẫu thuật: cần theo dõi sát tình trạng nhu động ruột của người bệnh. Khuyến khích người bệnh thở sâu để kích thích nhu động ruột. Cho người bệnh ngồi dậy sớm. Nếu sau phẫu thuật 3 ngày mà chưa có nhu động ruột thì báo bác sỹ.

Theo dõi dinh dưỡng: người bệnh có nhu động ruột thì báo bác sỹ để cung cấp chế độ ăn. Những xét nghiệm có giá trị giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng là protein tồn phần, albumin, chất điện giải, dung tích hồng cầu, cần được đánh giá theo dõi thường xuyên.

- Chăm sóc tiết niệu

Sau phẫu thuật người bệnh có thể tự tiểu hoặc tiểu qua ống thông. Trong q trình đặt và lưu ống thơng niệu đạo, có thể xảy ra các biến chứng: tắc ống thông, chảy máu, tuột ống thông, hoặc nhiễm khuẩn ngược dịng. Tại vị trí đặt ống thơng, điều dưỡng hướng dẫn cho người nhà vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Để túi nước tiểu thấp hơn bàng quang tránh trào ngược, không để túi nước tiểu chạm đất. Việc đánh giá nhiễm khuẩn ngược dòng dựa trên dấu hiệu lâm sàng:

- Sốt: 3705 – 380 hoặc không sốt (nếu sốt cao và rét run phải nghĩ tới viêm thận bể thận).

- Cảm giác đau, tức trên khớp vệ. - Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau. - Xét nghiệm nước tiểu:

+ Soi tươi: >3 bạch cầu/ vi trường.

+ Xét nghiệm nước tiểu: bạch cầu niệu >10000 bạch cầu/ml hay >5000 bạch cầu/ phút.

- Chăm sóc vết mổ

* Nhiễm trùng vết mổ (NTVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ lúc mổ cho tới 30 ngày sau mổ với phẫu thuật khơng có cấy ghép và 1 năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả. (phẫu thuật implant).

* Theo CDC định nghĩa nhiễm trùng vết mổ được chia làm 3 loại

(1) Nhiễm trùng trên bề mặt vết mổ.

+ Mủ chảy ra từ bề mặt vết mổ.

+ Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng: đau, sưng, đỏ, nóng.

+ Mủ chảy ra từ sâu trong vết mổ nhưng không từ cơ quan hay khoang của cơ thể.

+ Vết mổ tự động vỡ ra hay do phẫu thuật viên mở ra khi người bệnh có ít nhất các triệu chứng sau: sốt >380C, đau tại chỗ vết mổ.

Có áp xe hay có bằng chứng khác của nhiễm trùng.

(3) Nhiễm trùng các cơ quan hay khoang của vị trí mổ.

+ Mủ chảy ra từ ống dẫn lưu đặt trong khoang hay cơ quan cơ thể. + Áp xe hay có bằng chứng khác của nhiễm trùng.

Băng vơ trùng được bảo vệ sau từ 24-48 giờ sau phẫu thuật.

Dẫn lưu: theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất dịch. Rút sớm theo y lệnh.

- Theo dõi các biến chứng sau mổ

+ Chảy máu sau mổ + Nhiễm trùng vết mổ

+ Các biến chứng đường tiết niệu

Một phần của tài liệu Nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật bắc cầu động mạch điều trị bệnh lý thiếu máu mạn tính chi dưới tại khoa phẫu thuật tim mạch lồng ngực, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)