3.2.1 .Theo dõi toàn trạng NB
3.2.2. Tình trạng đau sau phẫu thuật
Phẫu thuật bắc cầu động mạch là một phẫu thuật lớn. Vì vậy sau phẫu thuật người bệnh trải qua cơn đau nhiều. Tình trạng đau sau mổ là do đau vết mổ và do các sang chấn gây ra khi thao tác phẫu thuật. Sinh lý bệnh học nguyên nhân gây ra đau sau mổ là do các sang chấn tác động cơ học đầu mút
dây thần kinh vùng phẫu thuật. Trong 24h đầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau mổ người bệnh được dùng giảm đau kết hợp đường tiêm, truyền, người bệnh đáp ứng tốt, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau mổ NB được dùng thuốc giảm đau đường uống, tự ngồi dậy được, đáp ứng thuốc giảm đau tốt.
Đau sau phẫu thuật phụ thuộc vào tâm sinh lý, mức độ chịu đựng của từng người bệnh, bản chất phẫu thuật, mức độ chấn thương ngoại khoa. Vì thế điều dưỡng cần có sự động viên và giải thích tâm lý để người bệnh an tâm sau mổ. Điều dưỡng có thể thực hiện thuốc giảm đau, tư thế giảm đau, cơng tác tư tưởng cho người bệnh.
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng,giáo duc sức khỏe sau phẫu thuật
Phẫu thuật vùng đùi – bẹn và việc sử dụng thuốc gây mê tồn thân ít nhiều có ảnh hưởng tới tình trạng hoạt động của các quai ruột. Người bệnh trong chuyên đề có thời gian trung tiện ngày thứ 2 sau mổ.
Trong hai ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau đó, người bệnh được chuyển dần sang sử dụng chế độ ăn qua đường tự nhiên. Tuy nhiên thực tế Điều dưỡng đã khơng kiểm sốt và đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Người bệnh ăn không ngon miệng và không hết suất sẽ làm cơ thể thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Người bệnh và gia đình có lo lắng cho tình hình bệnh tật mặc dù đã được các bác sỹ giải thích rõ tiên lượng và hướng điều trị. Điều dưỡng đã phối hợp tốt cùng người nhà động viên, hỗ trợ người bệnh để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất.
3.2.4. Tình trạng vận động sau phẫu thuật
Vận động sau khi mổ rất quan trọng vì giúp cho máu lưu thơng tốt hơn hạn chế những biến chứng do nằm lâu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh đã được hướng dẫn vận động, ban đầu là vận động tại giường. Từ ngày thứ hai sau mổ, người bệnh đã được
Điều dưỡng hướng dẫn chế độ vận động sớm tại giường, nghiêng trở, thay đổi tư thế 3h/ lần, sang ngày thứ ba người bệnh ngồi dậy và có thể đi lại được. Điều này hồn tồn phù hợp với chương trình chăm sóc hồi phục sớm sau mổ, giúp người bệnh mau chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
3.2.5. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng hay gặp và đáng lo ngại sau phẫu thuật. Người bệnh trong chuyên đề trên được chăm sóc vết mổ đầy đủ theo đúng quy trình kỹ thuật. Vì vậy vết mổ của người bệnh khô, sạch và cắt chỉ vào ngày thứ bảy trước khi ra viện.
3.2.6. Biến chứng sớm sau phẫu thuật
Người bệnh trong chuyên đề tuy đã cao tuổi, tiền sử tăng huyết áp, trải qua cuộc mổ lớn, rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, nhưng việc chuẩn bị tốt công tác điều dưỡng trước phẫu thuật cũng như theo dõi và chăm sóc NB sát sao sau phẫu thuật đã khơng có biến chứng sau phẫu thuật. Đây có thể coi là sự thành cơng trong điều trị và chăm sóc của cả bác sỹ và điều dưỡng.
3.2.7. Ghi chép hồ sơ điều dưỡng
Mục đích của ghi chép hồ sơ điều dưỡng là để ghi lại tình trạng của NB lúc nhập viện, những diễn biến (bất thường) những chăm sóc, xử trí và kết quả (nếu có) của điều dưỡng trên NB. Để bàn giao thông tin giữa các ca làm việc của điều dưỡng và giữa điều dưỡng với bác sĩ đồng thời là tài liệu pháp lý khi cần để xem xét đánh giá trách nhiệm trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng.
Mẫu phiếu chăm sóc hiện tại đang sử dụng tại Bệnh viện Xanh Pôn được in trên phần mềm thuận tiện và giảm thời gian ghi chép cho Điều dưỡng, điều dưỡng chỉ tích vào những mục đã được liệt kê sẵn, kết hợp cả phiếu truyền dịch tuy nhiên không thể hiện được các chẩn đốn điều dưỡng, các kế hoạch chăm sóc được lập sơ sài nên phần thực hiện dễ bị thiếu
Đánh giá NB là một phần trong quy trình điều dưỡng, sau mỗi can thiệp trên NB điều dưỡng cần đánh giá lại NB để biết được kết quả của những can thiệp từ đó lại đưa ra nhận định và kế hoạch chăm sóc tiếp theo phù hợp hơn. Mục đích chăm sóc hiện tại và lâu dài, nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc điều dưỡng
Mẫu phiếu ghi chép hiện tại ở bệnh viện khơng có phần ghi đánh giá của điều dưỡng vì vậy cần bổ sung mục này vào phiếu kế hoạch chăm sóc NB
Mặt khác người bệnh sau phẫu thuật được lắp monitor theo dõi liên tục trong 24h đầu, cài đặt chế độ tự động theo dõi hàng giờ trong 6h đầu và 3h/ lần ở những giờ tiếp theo. Tuy nhiên do mẫu phiếu chăm sóc hạn chế nên người điều dưỡng chỉ ghi được thông số dấu hiệu sinh tồn 2 lần. Đây cũng là mặt hạn chế vì khơng đảm bảo được về mặt pháp lý cho Điều dưỡng. Hơn nữa, y lệnh điều trị trong HSBA cũng khơng ghi rõ phân cấp chăm sóc của người bệnh sau mổ nhưng Điều dưỡng cũng không đề nghị các bác sỹ ghi rõ. Như vậy Điều dưỡng cũng không hiểu được mức độ quan trọng của việc phân cấp chăm sóc và cách phối hợp với bác sỹ trong việc đưa ra phân cấp chăm sóc cho người bệnh.
KẾT LUẬN
Thực hiện chuyên đề nhận xét cơng tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật bắc cầu động mạch điều trị thiếu máu mạn tính chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa xanh Pôn năm 2020, chúng tôi rút ra kết luận sau.
Người bệnh vào viện vì các lý do: đau liên tục bàn ngón chân trái, hoại tử ngón chân trái là các triệu chứng điển hình của bệnh. Người bệnh được phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi phải-đùi trái và ra viện sau 7 ngày hậu phẫu.
* Ưu điểm:
- Người bệnh sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình điều dưỡng.
- Các y lệnh được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
- Công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật của điều dưỡng góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của cuộc phẫu thuật, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho NB.
- Người bệnh khơng có các biến chứng sau mổ, được chăm sóc dinh dưỡng, vận động đầy đủ, vết mổ khô sạch và ra viện vào ngày thứ tám sau mổ.
* Nhược điểm:
- Phần kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng chưa biết thiết lập mục tiêu và đề ra các vấn đề ưu tiên.
- KHCS lập còn sơ sài, chưa cụ thể chi tiết.
- Phần đánh giá : mẫu phiếu ghi chép hiện tại ở bệnh viện khơng có phần ghi đánh giá của điều dưỡng.
KIẾN NGHỊ
1. Cần cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ sung phần đánh giá kết quả chăm sóc.
2 Xây dựng bảng kiểm quy trình chăm sóc NB sau phẫu thuật bắc cầu động mạch, tập huấn cho điều dưỡng trong khoa, đồng thời là tài liệu để kiểm tra, giám sát và đào tạo điều dưỡng.
3 Khoa phòng tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, kiểm sốt tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Ghi chép và theo dõi người bệnh theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…
4 Phòng Điều dưỡng và khoa tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về cơng tác chăm sóc của điều dưỡng.
5 Bác sĩ và điều dưỡng của khoa cần phối hợp với nhau trong việc phân cấp chăm sóc và chăm sóc dinh dưỡng cho NB
6 Khoa xây dựng quy trình tái khám quản lý người bệnh sau ra viện để bác sĩ, điều dưỡng gọi điện thoại theo dõi và tư vấn các vấn đề người bệnh gặp phải sau ra viện sớm nhất.
7 Cá nhân điều dưỡng cần tuân thủ đúng quy trình điều dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp đào tạo để cập nhật những thay đổi và nâng cao trình độ chuyên môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Minh. Giải phẫu người. Tập 1. Nhà xuất bản Y học (2004):
318-34.
2. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập I. Nhà xuất bản Y học
(2002).trang 132 – 143..
3. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 hướng
dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
4. Hasan H. Dosluoglu. Lower Extremety Arterial Disease: General
Considerations. Rutherford’s Vascular Surgery 8E (2014): 1660-74.
5. Marie D. Gerhard-Herman, Heather L. Gornik, Coletta Barrett, et al.
2016 AHA/ACC Guideline on the Management of Patients With Lower Extremity Peripheral Artery Disease: Executive Summary. Circulation.
2017;135:e686–e725.
6. F. Paulsen, J Waschkle. Sobotta’s Atlas of Human Anatomy 15E.
Elsevier (2010): 338-40.
7. Bauer E. Sumpio. Atherosclerosis: Biological and Surgical
Considerations. Haimvici’s Vascular Surgery 6E (2012): 148-177.
8. Selvin E, et al. Prevalence of and risk factors for peripheral arterial
disease in the Unites States: Results from the National Health and Nutrition Examination Survey 1999-2000. Circulation 110:738–743,
2004.
9. Jessica P Simons, Andres Schanzer. Lower Extremity Arterial
Disease: Decision Making and Medical Treatmen. Rutherford’s Vascular Surgery 8E (2014): 1675-1700.
10. Murabito JM, et al. Intermittent claudication: a risk profile from the
11. Philip P Goodney. Patient Clinical Evaluation. Rutherford’s Vascular Surgery 8E (2014): 202-13.
12. Patrick A Stone, Stephen M. Hass. Vascular Laboratory: Arterial
Duplex Scanning. Rutherford’s Vascular Surgery 8E (2014): 230-56.
13. Jan D Blanksteijn, Leo J Schultze Kool. Computed Tomography.
Rutherford’s Vascular Surgery 8E (2014): 230-56.
14. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA, Nehler MR, Harris KA, Fowkes
FG, Rutherford RB. Inter-society consensus for the management of peripheral arterial disease. Int Angiol. 2007;26:81–157.
15. Robert S Crawford, David C Brewster. Direct Surgical Repair of
Aortoiliac Occlusive Disease. Atlas of Vascular and Endovascular Therapy – Anatomy and Technique 1E (2014): 350-61.
16. George A Antoniou, George S Georgiadis, Stavros A Antoniou, et al.
Bypass surgery for chronic lower limb ischaemia. Cochrane Database Syst Rev. 2017 Apr; 2017(4): CD002000.
17. Zaag ES, Legemate DA, Prins MH, Reekers JA, Jacobs MJ. Angioplasty
or bypass for superficial femoral artery disease? A randomised controlled trial. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery 2004;28(2):132‐7.
18. Adam DJ, Beard JD, Cleveland T, Bell J, Bradbury AW, Forbes JF, et
al. BASIL trial participants. Bypass versus angioplasty in severe ischaemia of the leg (BASIL): multicentre, randomised controlled trial. Lancet 2005;366(9501):1925‐34.