Xây dựng tiềm lực hậu phương về mọi mặt và bảo vệ hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 32 - 37)

1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

1.2.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương về mọi mặt và bảo vệ hậu

1.2.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương về mọi mặt và bảo vệ hậu phương phương

1.2.1.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương về mọi mặt * Cơng tác chính trị - tư tưởng

Đảng bộ Hà Tây thường xuyên chú trọng giáo dục chính trị cho nhân dân, toàn thể cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn về đường lối cách mạng CNXH ở miền Bắc, đường lối cách mạng miền Nam và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, qua đó nâng cao ý thức chính trị, củng cố sự đồn kết trong mọi tầng lớp nhân dân, giữ vững ý chí, quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ và thực hiện nhiệm vụ hậu phương.

*Công tác văn hóa - giáo dục, y tế

Đảng bộ lãnh đạo chuyển hướng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phù hợp với thời kì có chiến tranh. Về giáo dục, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục thời chiến, đảm bảo cho việc dạy và học. Trên lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng bộ tỉnh cũng đã

kịp thời lãnh đạo thực hiện công tác cấp cứu phịng khơng, chuẩn bị hệ thống hầm, hào phòng tránh cho bệnh nhân, dụng cụ thuốc men, cấp cứu. Ngay khi trong chiến tranh, ngành y tế vẫn được hoàn chỉnh về cơ sở vật chất, được tăng cường cán bộ, phương tiện, dụng cụ chuyên môn để phục vụ chiến đấu, sản xuất và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đối với văn hóa - nghệ thuật, triển khai những định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng trong hoàn cảnh mới là phải đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thơng tin ở các đơn vị, cơ sở chiến đấu và sản xuất với khẩu hiện “Tiếng hát át tiếng bom”.

*Lĩnh vực kinh tế

Đảng bộ đã chỉ đạo tiếp tục xây dựng có trọng điểm những cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành kinh tế quốc dân với quy mơ vừa và nhỏ, có tính chất phân tán, phù hợp với phương hướng trước mắt và lâu dài. Toàn tỉnh đã chuyển hướng và phát triển mạnh mẽ kinh tế địa phương với nội dung tồn diện: nơng nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp địa phương...

Về phát triển nông nghiệp: nông nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với kinh tế tồn miền Bắc nói chung và với Hà Tây nói riêng, vì vậy, trong cơng tác xây dựng hậu phương, cần phải đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Qua 10 năm khôi phục và phát triển, nền nông nghiệp của Hà Tây đã có tiến bộ, nhưng hậu quả của chiến tranh để lại vẫn cịn nặng nề, cùng với đó là các yếu tố thiên tai, dịch bệnh, thiếu thốn nguồn nhân lực, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, trong khi đó, yêu cầu lương thực cần để huy động cho kháng chiến ngày một tăng.

Trước tình hình đó, chính quyền và các ngành chức năng trong tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp như đầu tư thêm máy bơm dầu, máy kéo, trạm bơm điện... Các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang” được phát động khắp nơi trong tỉnh với nội dung cụ thể, thiết thực đã động viên người dân. Trên mặt trận sản xuất, quân và dân Hà Tây đã hăng hái tiến quân vào ba cuộc cách mạng khoa học, nhạy bén tiếp thu những tiến bộ

khoa học kĩ thuật mới để áp dụng vào sản xuất. Công tác đắp đê, làm thủy lợi cũng được thực hiện hiệu quả, đây là các mũi tiến công trong nông nghiệp. Những năm 1965 - 1966, Tỉnh đoàn Hà Tây phát động phong trào “Ba sào, năm việc” đến từng chi đoàn địa phương. Ngoài ra còn một số phong trào khác cũng diễn ra sơi nổi nhằm khuyến khích tinh thần sản xuất, chiến đấu trong nhân dân. Như vậy, nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh mà năng suất lúa đạt kết quả tích cực, tồn tỉnh có 202 HTX đạt 6,7 tấn, HTX Mỗ Lao đạt 8 tấn/ha, cao nhất miền Bắc [3, tr. 25].

Sang những năm 1966 - 1968, chiến tranh ngày càng ác liệt, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây chịu nhiều tổn thất lớn. Do đó, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo hai vấn đề trọng tâm: một là, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật; hai là, cải tiến quản lý, phân vùng kinh tế, phương hướng sản xuất nông nghiệp vẫn được Tỉnh ủy xác định là lấy sản xuất lương thực và thực phẩm là chủ yếu như Đại hội Đảng bộ đề ra. Nông nghiệp được trang bị thêm nhiều nông cụ thông dụng và cải tiến, bước đầu xây dựng được mạng lưới điện và cơ khí nhỏ ở từng khu vực trọng điểm, đồng thời thí điểm cơ giới hóa khâu làm đất. Hệ thống trạm bơm nước được đầu tư thêm nhiều máy bơm phục vụ yêu cầu tưới tiêu.

Đồng thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền đồn thể đã phát động mạnh mẽ việc thực hiện các phong trào thi đua “Tay cày, tay súng”, “Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ”, “Báo công, lập công chống Mỹ cứu nước”. Các phong trào này diễn ra ngày càng sôi nổi và lan rộng trong quần chúng nhân dân, làm cho nơng dân có thêm động lực để lao động, sản xuất, những nơi đạt năng xuất cao được Tỉnh ủy chỉ đạo tổng kết phong trào thâm canh tăng năng suất lúa của các xã tiêu biểu để phổ biến cho các địa phương khác học tập. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và sự cố gắng khắc phục khó khăn của nhân dân, sản xuất nơng nghiệp trong điều kiện chiến tranh vẫn đạt kết quả khả quan. Các địa phương đạt được thành tích tiêu biểu là: Hòa Xá (Ứng Hòa), Hồng Minh (Phú Xuyên), Mỗ Lao, Đan Phượng…

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây đã giữ vững quyết tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó là thắng lợi cơ bản nhất trong sản xuất nông nghiệp của Hà Tây.

Về phát triển công nghiệp: từ cuối năm 1965, công nghiệp của Hà Tây

gặp một số khó khăn trước tình hình đế quốc Mỹ cho tiến hành CTPH miền Bắc. Nhưng công nhân các cơ sở sản xuất vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, sản xuất, nêu cao tinh thần bám máy, bám xưởng để sản xuất trong điều kiện khó khăn. Các phong trào “Luyện tay nghề thi thợ giỏi”, “rèn luyện thái độ lao động mới trong ngành bưu điện”, “Hai mũi tiến công”, “Dũng sĩ ba nhất thắng Mỹ” được diễn ra một cách sôi nổi.

Từ giữa tháng 4 năm 1967, tình hình sản xuất cơng nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp giảm theo mức độ ác liệt của chiến tranh. Các cơ sở cơng nghiệp bị tàn phá vì bom đạn trút xuống suốt ngày đêm. Trước hồn cảnh đó, Tỉnh ủy Hà Tây đã chủ trương điều chỉnh một bước công nghiệp địa phương phù hợp với yêu cầu mới, chú trọng đi vào những ngành nghề và các mặt hàng chủ yếu. Đi đôi với sản xuất tư liệu sản xuất, Hà Tây chú ý nhiều hơn đến công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công nghiệp - thế mạnh của tỉnh, chú trọng tư trang tự chế, tăng tỉ trọng phục vụ GTVT. Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng bộ tỉnh cùng với sự kiên trì, tinh thần sản xuất hăng hái của nhân dân đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho ngành công nghiệp, tỷ trọng sản lượng công nghiệp trong nền kinh tế tăng từ 28% năm 1965 lên đến 30% năm 1967 [3, tr. 25].

1.2.1.2. Bảo vệ hậu phương

Sau khi đưa quân vào miền Nam, Mỹ tiếp tục âm mưu đánh ra miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng miền Bắc, ngăn chặn đường tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam. Hà Tây có vị trí rất quan trọng, là cửa ngõ, áo giáp bảo vệ Thủ đơ, chính vì vậy, trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại, tỉnh Hà Tây luôn bị đế quốc Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhằm mục

đích tiêu diệt mục tiêu kinh tế, quân sự, mở đường đánh vào thủ đô Hà Nội.Trước âm mưu và hành động chiến tranh mới của địch, Đảng bộ Hà Tây đã nêu cao quyết tâm chiến đấu bảo vệ địa bàn, bảo vệ những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân đã gây dựng trong 10 năm qua.

Ngày 27 - 7 - 1965, giặc Mỹ đánh phá Hà Tây và mở đầu bằng trận suối Hai, Mỹ dùng nhiều loại máy bay khác nhau bằng cách đánh nham hiểm(đánh lén, đánh lẻ). Cùng với CTPH, Mỹ còn tăng cường chiến tranh tâm lý, tung gián điệp để thăm dị tình hình nhằm có lợi cho mục đích của mình. Được sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự dũng cảm, quyết tâm của quân và dân Hà Tây đã bắn rơi 5 máy bay, bắt sống giặc lái Mỹ. Dân quân xã Tuy Lai (Mỹ Đức) là điển hình của Hà Tây về dũng cảm chiến đấu lập công hạ máy bay địch bằng súng bộ binh. Các địa phương như Cổ Đô, Cầu Giẽ, Xuân Mai, Vạn Điểm, Miếu Môn, Ba Thá đã phối hợp với bộ đội địa phương để làm nên những chiến công.

Bước sang năm 1967, đây là năm mà địch đánh phá ác liệt nhất trong 4 năm (1965 - 1968), chính vì vậy, Đảng bộ đã chỉ đạo phải tăng số trận địa và số quân chiến đấu gấp 4,5 lần so với hai năm trước, sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng chiến đấu đã góp phần đảm bảo sự thắng lợi trong chiến đấu với địch.

Như vậy, từ năm 1965 đến năm 1968 nhân dân Hà Tây dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đã hồn thành vai trị hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, góp phần làm phá sản một trong những mục tiêu chiến lược chủ yếu của địch trong cuộc chiến tranh cục bộ. Tính chung đến hết năm 1968, Hà Tây đã bắn rơi 56 máy bay Mỹ, huy động hàng triệu người với nhiều ngày công phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông vận tải, các chuyến hàng được vận chuyển kịp thời ra tiền tuyến. Hàng chục vạn thanh niên Hà Tây tham gia bộ đội, công an, thanh niên xung phong chiến đấu trên khắp các chiến trường. Đảng bộ, quân và dân Hà Tây ln kiên định, vững vàng, “khó khăn nào cũng vượt qua ,kẻ

thù nào cũng chiến thắng”. Với những kết quả đó, nhân dân Hà Tây vững vàng chuẩn bị cho một giai đoạn chiến đấu mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)