NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975
2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Hà Tây Hà Tây
2.1.1. Hà Tây bước vào giai đoạn mới 2.1.1.1. Tình hình chung cả nước 2.1.1.1. Tình hình chung cả nước
Ngày 20 - 01 - 1969, Níchxơn bước vào Nhà Trắng làm Tổng Thống, thừa nhận: “Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ, không riêng về kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành” [85, tr.88]. Những khó khăn ở trong nước và thất bại của Mỹ trên thế giới làm cho địa vị của Mỹ trên trường quốc tế suy giảm. Chính quyền Níchxơn chủ trương điều chỉnh chiến lược tồn cầu và chính sách chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ ra đời mang tên “Học thuyết Níchxơn, học thuyết này ứng dụng vào Việt Nam, chính quyền Mỹ chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh”. Thực chất của chiến lược này là dùng người Việt đánh người Việt với bom đạn, đôla của Mỹ dưới sự chỉ đạo của Mỹ. Bằng “sức mạnh tối đa về quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị, ngoại giao rất xảo quyệt hịng giành thế mạnh, cơ lập và bóp ngh t cuộc kháng chiến của nhân dân ta” [7, tr. 18].
Qua 4 năm tăng cường đánh phá miền Bắc và tiến hành các hoạt động ngoại giao thăm dò, Mỹ không đạt được mục tiêu đề ra. “Chưa có một dấu hiệu nào chứng tỏ việc ném bom đã làm giảm ý chí đề kháng của Hà Nội hoặc khả năng tiếp viện cho miền Nam những thứ hàng cần thiết. Hà Nội không tỏ ra một dấu hiệu nào muốn chấm dứt cuộc chiến tranh quy mô và khuyên Việt cộng rút vào rừng… Người Bắc Việt Nam tin rằng họ đúng… họ tin thế giới ủng hộ họ…” [46, tr.231].
Những thắng lợi về quân sự, chính trị, ngoại giao trên cả hai miền Nam, Bắc, đặc biệt là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, đã làm cho cục diện chiến trường tiếp tục chuyển biến có lợi cho cách mạng miền Nam. Quân và dân miền Nam giữ vững quyền chủ động chiến lược, chiến tranh nhân dân phát triển rộng khắp trên cả ba vùng chiến lược. Nhờ sự chi viện to lớn về sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc đã làm cho thế và lực của cách mạng được tăng cường, niềm tin vào thắng lợi của nhân dân được củng cố, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm kháng chiến chống Mỹ trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Tuy nhiên, bốn năm chiến tranh đi qua, khơng thể tránh khỏi những tổn thất. Ngồi những thiệt hại về người và của, làm đảo lộn tổ chức lao động xã hội, cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, phương thức và lề lối làm việc cũng bị tác động mạnh. Những điều này không hẳn là nguyên nhân chủ yếu nhất nhưng cũng đã làm cho sản xuất bị ngưng trệ, gián đoạn, tổng sản phẩm thu nhập quốc dân sụt giảm, đời sống nhân dân dù ở thành phố hay vùng nông thơn đều gặp khó khăn. Đưa cả nền kinh tế đang hoạt động theo phương cách thời chiến trở lại hịa bình khơng hề đơn giản và phức tạp như việc chuyển từ thời bình sang thời chiến. Do đó, nhiệm vụ khơi phục kinh tế, phát triển văn hóa ở miền Bắc trở nên nặng nề hơn.
2.1.1.2. Tình hình tỉnh Hà Tây
Hà Tây có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, cũng là cửa ngõ của Thủ đơ, vì vậy, trong CTPH lần thứ nhất, nơi đây bị đánh phá vô cùng ác liệt. Tuy nhiên, trong khói lửa chiến tranh vẫn không thể thiêu dụi đi ý chí đấu tranh của quân và dân Hà Tây mà cịn làm tinh thần ấy, ý chí ấy bùng cháy dữ dội hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trong 4 năm qua, Hà Tây đã thực hiện quyết tâm, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, trọn v n nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn và đã giành được những thắng lợi sau:
Thứ nhất, ý chí và quyết tâm sắt đá của tồn Đảng, toàn dân, toàn quân
chiến đấu trong mọi tình huống ác liệt, càng đánh càng trưởng thành, càng mạnh và càng thắng lớn.
Thứ hai, Đảng bộ đã thành cơng trong việc chuyển tồn bộ hoạt động của
tồn tỉnh từ thời bình sang thời chiến. Bảo vệ, giữ vững hàng trăm cơ sở sản xuất, các loại máy móc, hàng hóa.Cơng cuộc xây dựng CNXH được tiếp tục phát triển.
Thứ ba, quân và dân Hà Tây đã hết lòng, hết sức chiến đấu và sản xuất,
góp phần vào việc chi viện cho tiền tuyến lớn, làm tròn nghĩa vụ đối với miền Nam. Mặc dù bị đánh phá ác liệt nhưng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, tiền tuyến cần người, cần của là có ngay và có đủ.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, ở phạm vi và mức độ khác nhau, Đảng bộ tỉnh còn mắc phải một số khuyết điểm. Bên cạnh đó, mức độ của cuộc CTPH quá ác liệt nên hậu quả để lại cũng hết sức nặng nề. Hơn nữa, bước sang giai đoạn mới, Hà Tây cũng như trên cả nước phải đối mặt với âm mưu mới của Mỹ. Đế quốc Mỹ tiếp tục thực hiện CTPH đối với miền Bắc, mà trọng điểm đánh phá là các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận với các phương tiện, vũ khí chiến tranh tối tân nhất. Đây là những khó khăn, thách thức mới đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Tây. Chính vì vậy, Đảng bộ tỉnh cần lãnh đạo nhân dân phát huy những thắng lợi đã đạt được trong 4 năm qua, đồng thời tìm cách khắc phục những khó khăn, hạn chế cịn mắc phải; bên cạnh đó, cần vận dụng và quán triệt đường lối của Trung ương Đảng vào tình hình thực tế của tỉnh trong hoàn cảnh lịch sử mới một cách sáng suốt, cụ thể, ln ln giữ vững lịng dũng cảm, sự quyết tâm trong sản xuất cũng như chiến đấu.
2.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
2.1.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tạo ra bước ngoặt quyết định của chiến tranh, làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Chiến tranh Việt Nam đã đẩy nước Mỹ vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm
trọng. Trước khi buộc phải ngừng ném bom miền Bắc, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ tập trung máy bay, bom đạn đánh phá ác liệt dải đất Quân khu IV mà Mỹ gọi là “vùng cán xoong” nhằm cắt đứt cổ họng tiếp tế của miền Bắc vào miền Nam, đồng thời phản kích quyết liệt hịng ngăn chặn và đẩy lùi cuộc tiến công của Việt Nam trên chiến trường, ráo riết thực hiện âm mưu chiến lược mới.
Ngày 24 - 4 - 1968, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương họp và đánh giá những thuận lợi, khó khăn sau đợt 1 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, quyết định mở tiếp đợt 2: động viên toàn Đảng, tồn qn, tồn dân phát huy khí thế chiến thắng, tiếp tục phát triển tiến cơng tồn diện, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn nữa - nhanh chóng mở rộng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị cách mạng, càng đánh càng mạnh, đẩy địch vào thế thất bại liên tiếp, ngày càng suy yếu, tan rã, không gượng dậy được.
Đối với miền Bắc, BCT nhấn mạnh phải cảnh giác đề phòng địch đánh phá mở rộng trở lại, đảm bảo giao thơng vận tải thơng suốt, tích cực chi viện cho miền Nam, giành thắng lợi hơn nữa. Tháng 01 năm 1970, Hội nghị lần thứ 18 BCH Trung ương Đảng (Khóa III) họp tại Hà Nội đánh giá sự phát triển của cục diện kháng chiến từ đầu Tết Mậu Thân đến nay, chủ yếu là nhìn lại tình hình năm 1969 và đề ra phương hướng, giải pháp đưa cuộc kháng chiến tiến lên. Hội nghị chỉ rõ phương châm đấu tranh, nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng ba thứ quân, đồng thời nêu rõ hậu cần là một cơng tác có tầm quan trọng chiến lược. Nhiệm vụ của miền Bắc lúc này là khẩn trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.
Bước sang năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương đang giành được những thắng lợi quan trọng, sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc đang trên đà tiến triển mạnh mẽ, BCH Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 19 nhằm đề ra nhiệm vụ mới trong sự nghiệp chống Mỹ và tiếp tục khôi phục, phát triển
kinh tế để tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc trong tình hình mới. Sau khi đánh giá những thắng lợi của hai miền đã đạt được, Hội nghị phân tích tình hình và dự đốn âm mưu sắp tới của Mỹ trên cả hai miền. Hội nghị nhận định Mỹ sẽ ráo riết “bình định” giành giật quyết liệt với nhân dân và phá hoại các vùng giải phóng; đồng thời, chúng sẽ tiếp tục những hành động phiêu lưu quân sự mới, tìm cách liều lĩnh mở những cuộc phản cơng cục bộ, hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. Từ đó, Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho quân và dân miền Bắc phải sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết chiến đấu tiêu diệt địch, đập tan mọi hành động khiêu khích và mở rộng chiến tranh của Mỹ và tay sai, hết lòng hết sức làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn; ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hố, làm tốt cơng tác trị an, củng cố miền Bắc về mọi mặt. Hội nghị xác định phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế trong ba năm (1971 - 1973) như sau: tập trung sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng; khôi phục và phát triển công nghiệp nh ; khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp nặng chủ chốt phục vụ thiết thực cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng; khôi phục và phát triển giao thông vận tải phục vụ kịp thời cho chiến đấu, sản xuất, xây dựng và đời sống
Khi nhân dân miền Bắc bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, thì tình hình chiến sự ở hai miền tiếp tục có những thay đổi. Thất bại nặng nề ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đặc biệt là trong trận tập kích bằng đường khơng vào miền Bắc Việt Nam cuối năm 1972 làm cho ý đồ “đàm phán trên thế mạnh” của Ních-xơn bị thất bại. Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, chấp nhận ngừng ném bom và bắn phá vĩ tuyến 20 từ ngày 30 tháng 12 năm 1972. Ngày 27 - 01 - 1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở Việt Nam được chính thức ký kết. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Mỹ đã phải ngừng mọi hoạt động quân sự, song đất nước vẫn chưa được thống nhất, vẫn chưa có hịa bình, độc lập; do đó, cuộc kháng chiến vẫn còn tiếp diễn, cuộc cách mạng DTDCND ở miền Nam vẫn chưa
hoàn thành. Ở miền Bắc nói chung và Hà Tây nói riêng, tuy đã được giải phóng nhưng cuộc CTPH lần thứ hai mà Mỹ gây ra trong khoảng thời gian ngắn lại rất ác liệt, hậu quả hết sức nặng nề, địi hỏi Trung ương Đảng phải có những chủ trương, phương hướng cụ thể cho tình hình mới. Trong tình hình đó, Đảng bộ tỉnh Hà Tây chủ trương toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phải khẩn trương xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân thành một quân đội hùng mạnh, không ngừng nâng cao sức mạnh và bản lĩnh chiến đấu nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ hịa bình, bảo vệ tổ quốc… Tích cực tham gia vào cơng cuộc xây dựng đất nước, xây dựng CNXH, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, củng cố miền Bắc…Tiếp đó, để đẩy mạnh cơng cuộc khơi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, tháng 12 năm 1973, Hội nghị lần thứ 22 BCH Trung ương Đảng bàn về khôi phục kinh tế ở miền Bắc. Hội nghị điểm lại những hậu quả nghiêm trọng do cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ gây ra, vạch rõ tình trạng sản xuất thấp kém, kinh tế chậm phát triển và đời sống khó khăn của nhân dân Việt Nam và nghiêm túc kiểm điểm những thiếu sót trong cơng tác lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời, Hội nghị xác định nhiệm vụ của miền Bắc trong giai đoạn mới là đoàn kết toàn dân, đấu tranh giữ vững hịa bình, ra sức tiến hành công nghiệp hóa XHCN, đẩy mạnh ba cuộc cách mạng xây dựng miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp kinh tế với quốc phòng, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh bại âm mưu của Mỹ, ra sức làm trịn nghĩa vụ của mình trong cuộc đấu tranh, hồn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam tiến tới hịa bình thống nhất Tổ quốc, làm trịn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia.
Phát triển quan điểm quản lý kinh tế của các Hội nghị lần thứ 12, 20, Hội nghị lần thứ 22 quan tâm chủ trương chuyển sang phương thức hoạch toán kinh tế, kinh doanh XHCN và bắt đầu sửa đổi dần tính cách hành chính, cung cấp trong kinh tế. Hội nghị thông qua phương hướng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong hai năm (1973 - 1974) đó là:
Thứ nhất, đưa mức sản xuất của từng ngành kinh tế lên bằng hoặc cao
hơn mức sản xuất cao nhất đã đạt được năm 1965 và năm 1971. Phấn đấu tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân đủ cho quỹ tiêu dùng xã hội và năm 1976 có tích lũy.
Thứ hai, củng cố và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất XHCN cả hai
khu vực quốc doanh và tập thể, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế và xã hội.
Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý nhà
nước, chấn chỉnh công tác quản lý từ trung ương đến cơ sở, giải quyết tốt những vấn đề trước mắt, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa.
Thứ tư, bảo đảm đầy đủ các yêu cầu tăng viện cho cách mạng miền Nam.
Thực hiện Nghị quyết, nhân dân miền Bắc đã ngày đêm lao động, sản xuất khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản và tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng miền bắc vững mạnh đủ sức chi viện cho cách mạng ba nước Đông Dương ngày càng tăng.
Những chủ trương của Trung ương Đảng nhằm phát huy toàn bộ sức mạnh to lớn của hậu phương miền Bắc, sức mạnh vô địch của chủ nghĩa xã hội và là cơ sở quan trọng để từ đó Đảng bộ Hà Tây triển khai cơng tác thực hiện nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn.
2.1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây tháng 3 - 1969 đã diễn ra với tinh thần “Đề cao cảnh giác, sẵn sàng đánh bại âm mưu của giặc Mỹ đánh phá trở lại miền Bắc, hoặc điên cuồng mở rộng chiến tranh cục bộ ra miền Bắc, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, phục vụ chi viện miền Nam”. Đảng bộ đã sớm nhận thức được công tác đảm bảo GTVT là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất số một và giải quyết đúng đắn mối quan hệ sản xuất với chiến đấu, bảo vệ địa bàn đầu mối GTVT.
Trên cơ sở nhận định rõ những ưu, khuyết điểm từ việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc CTPH lần thứ nhất, Đại hội đề ra