Công tác giao thông vận tải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 37 - 40)

1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

1.2.2. Công tác giao thông vận tải

Yêu cầu của chiến tranh đòi hỏi phải xây dựng hậu phương vững mạnh, đảm bảo cung cấp nhân tài, vật lực cho tiền tuyến. Muốn việc cung cấp, vận chuyển được thuận lợi và có hiệu quả thì cơng tác đảm bảo giao thơng phải luôn ở mức độ cao nhất. Quán triệt nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác giao thông, Đảng bộ Hà Tây đã lãnh đạo nhân dân thực hiện đảm bảo giao thông ở mức tối đa nhất.

Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, khu vực Hà Tây là một hướng chiến lược quan trọng với một hệ thống đường sắt, đường bộ là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Ngay từ những trận đánh mở đầu, địch đã tập trung giội bom đạn xuống hàng loạt điểm cầu đường. Mục đích trọng yếu của địch là đánh phá giao thông, phá phương tiện vận tải thủy bộ, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn, hòng làm suy yếu nền kinh tế.

Nhận thức tầm quan trọng của cơng tác GTVT và đốn biết âm mưu của Mỹ, Tỉnh ủy đã nêu cao quyết tâm: “Trong bất cứ tình huống nào cũng khơng để cho giao thông bị bế tắc, bảo đảm hoạt động bình thường”. Thực hiện quyết tâm đó, Đảng bộ chỉ đạo phát động tồn Đảng, toàn quân, toàn dân làm cơng tác GTVT làm nịng cốt. Các chiến sĩ GTVT, chiến sĩ tiểu đoàn thanh niên xung phong trên địa bàn tỉnh xác định trong bất kì tình huống nào cũng phải bảo đảm tốt nhiệm vụ giao thơng vận tải, phải nhìn và đặt nhiệm vụ giao thơng vận tải một cách tồn diện; tích cực chuẩn bị về mọi mặt để đảm bảo giao thơng vận tải kịp thời đối phó khi địch đánh tới. Thực hiện Chỉ thị đó, các chiến sĩ GTVT của Hà Tây đã nêu cao tinh thần gan dạ, kết hợp với trí thơng minh, sáng tạo để giải quyết thành cơng nhiều việc khó khăn. Các chiến sĩ đã tổ chức tốt việc chỉ huy vận chuyển, đảm bảo phương tiện hàng hóa

được an tồn, đảm bảo kế hoạch chuyển hàng nhanh chóng. Ngồi ra, Đảng bộ đã lãnh đạo lập ra Ban điều hành từ thị xã xuống các cơ sở để thống nhất quản lý phương tiện vận chuyển, đảm bảo kế hoạch.

Các cấp ủy Đảng chỉ đạo sát sao việc khắc phục tại chỗ mọi hậu quả của bom đạn. Do xác định được mục tiêu giao thông vận tải trong chiến tranh phá hoại ác liệt là nhiệm vụ trung tâm chiến lược của toàn Đảng, toàn dân nên Đảng bộ Hà Tây đã chủ trương cho thành lập lực lượng tại chỗ để khắc phục hậu quả của bom đạn. Ở những trọng điểm giao thơng, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đội công binh nhân dân, các đội Thanh niên xung phong với các đơn vị bộ đội cao xạ chiến đấu bảo vệ mục tiêu, các đội chuyên đảm bảo giao thông để khắc phục hậu quả, giải phóng mặt đường. Dựa vào lực lượng và nguyên liệu tại chỗ của nhân dân là chính, phát huy khả năng của địa phương đi đôi với tăng cường lực lượng, phương tiện của Nhà nước đã tạo nên sức mạnh tổng hợp. Mỗi khi cầu đường bị đánh phá hỏng, các xã và khu phố đã trực tiếp huy động lực lượng, phương tiện của nhân dân san lấp mặt đường, lấp hố bom, đảm bảo cho xe thông suốt, kịp thời khắc phục hậu quả sau mỗi trận đánh của địch, đảm bảo giao thông thông suốt, thực hiện sinh động quan điểm chiến tranh nhân dân, quan điểm quần chúng của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải.

Với mức độ CTPH ngày càng ác liệt, đế quốc Mỹ cho ném bom vào các nhà ga, đường giao thơng chính: đường số 1, ga Lim, ga Văn Điển… trong 4 năm, Cầu Giẽ bị địch bắn phá 29 lần, mức độ thiệt hại rất nặng nề. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, các cấp, ban ngành đã chỉ đạo nhân dân ngày đêm làm đường tránh, cầu tạm, di chuyển bằng mọi phương tiện, kể cả phương tiện thô sơ để đảm bảo vận chuyển kịp thời người và của cho tiền tuyến.

Từ năm 1965 đến năm 1968, với tinh thần “tim ta cịn đập, giao thơng

cịn thơng suốt”, “máu ta có thể đổ, những cầu phá phải bảo đảm lưu thông”,

nhanh nhạy, sáng tạo để giải quyết thành cơng nhiều nhiệm vụ khó khăn. Các cán bộ, công nhân, chiến sĩ đã tổ chức tốt việc chỉ huy vận chuyển, đảm bảo phương tiện hàng hóa được an tồn, đảm bảo kế hoạch chuyển hàng nhanh chóng. Đã tận dụng mọi khả năng phương tiện của đường thủy, đường bộ, đường sắt, huy động tất cả các loại phương tiện từ thô sơ đến hiện đại, từ thủ cơng đến cơ khí với tinh thần kiên quyết phá thế vận chuyển một đường, tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi để làm cơng tác vận chuyển. Ngồi ra, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo lập ra Ban điều hành từ tỉnh xuống các cơ sở để thống nhất quản lý phương tiện vận chuyển, đảm bảo kế hoạch. Các cấp ủy Đảng cũng chỉ đạo sát sao cơng tác phịng chống máy bay địch. Xung quang nhà ga, bến phà, đầu cầu đã được triệt để sơ tán người, phân tán các kho tàng thành nhiều điểm, tập trung vật tư và phương tiện kỹ thuật, tổ chức thêm cầu, bến dự phòng và lực lượng mạnh. Thời gian khó khăn nhất (1965 - 1966) Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đảm nhiệm việc đảm bảo giao thơng ở những vị trí quan trọng. Như kết hợp tốt việc sử dụng lực lượng tại chỗ và cơ động nên đã khắc phục nhanh mặt đường, đảm bảo giao thơng thơng suốt trong mọi tình huống. Đảng bộ tỉnh đã thực hiện tốt chủ trương dựa vào sức dân và động viên toàn dân, lấy dân quân tự vệ làm nòng cốt nên địa phương đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ khẩn trương cho tiền tuyến.

Thực hiện khẩu hiệu“địch đánh ta cứ đi”, “địch lại đánh, ta lại sửa ta đi” “thà đứt mạch máu của bản thân con người, quyết không để đứt mạch máu của Tổ quốc”. Trong 3 năm của cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngành giao thông vận tải của tỉnh Hà Tây đã trưởng thành nhanh chóng, tiềm lực giao thơng vận tải đã được tăng cường góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung, làm thất bại cơ bản âm mưu đẩy mạnh chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, góp phần phục vụ sản xuất, chiến đấu và phục vụ đời sống nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)