1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện
1.2.3. Tích cực chi viện cho tiền tuyến
1.2.3.1. Huy động nguồn lực tinh thần cho tiền tuyến
Nhận thức rõ sức mạnh tinh thần là nguồn sức mạnh vô tận và to lớn, Đảng bộ Hà Tây đã quan tâm đến cơng tác tư tưởng chính trị cho quần chúng, nhằm dấy lên trong mỗi người dân niềm tin mãnh liệt vào ngày toàn thắng, cổ vũ họ hăng say lao động và sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hà Tây tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Điều cần thiết là làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh nhận rõ âm mưu và hành động mới của địch, chủ động sản xuất và chiến đấu trong bất kỳ tình huống nào. Tồn tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào cả nước thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Phụ nữ Hà Tây tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Ba đảm đang”. Trên tất cả các lĩnh vực nông, ngư nghiệp, trong các nhà máy, bến cảng…chị em đều hăng hái thi đua, phụ nữ Đan Phượng được mệnh danh là quê hương người gái đảm.
Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, luôn kịp thời đưa tin, cổ vũ động viên tinh thần nhân dân. Ngoài ra, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ thực hiện công tác hậu phương quân đội đối với những gia đình chiến sĩ, liệt sĩ, người có cơng, nhằm góp phần giải quyết những khó khăn và làm vơi đi những mất mát đau thương của họ.
Tuy bom đạn kẻ thù ngày đêm dội xuống, nhưng văn hóa - văn nghệ Hà Tây vẫn có những bước phát triển mạnh tác động tích cực đến tinh thần nhân dân. Phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” diễn ra sôi nổi. Thanh niên, phụ nữ, cơng nhân, nơng dân, trí thức, chiến sĩ, qn dân, tự vệ... trở thành lực lượng chính trong phong trào văn nghệ quần chúng. Họ hát bên mâm pháo, trên cánh đồng 5 tấn, biểu diễn văn nghệ giữa hai trận đánh. Năm 1965 - 1966, tồn tỉnh có 5 đồn nghệ thuật kịch nói, chèo, ca múa nhạc, cải lương, múa rối. Anh chị em nghệ sĩ phân thành những đội nhỏ “vai vác đàn, lưng khoác
súng” đến từng trận địa, nơi sơ tán để biểu diễn phục vụ nhân dân, bộ đội. Ở hầu hết cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đều có các đội văn nghệ. Bom đạn không ngăn được niềm lạc quan, niềm tin chiến thắng của nhân dân. Dù phải hi sinh tính mạng, của cải nhưng trái tim hậu phương Hà Tây vẫn luôn tha thiết, trọn v n dành cho miền Nam ruột thịt.
1.2.3.2. Huy động sức người, sức của cho tiền tuyến
Nhân dân Hà Tây tích cực thực hiện cuộc vận động “Thóc thừa cân, quân thừa người”. Mở đầu là phong trào “Ba sẵn sàng” đã động viên thanh niên hăng hái thi đua tòng quân giết giặc, lớp lớp thanh niên Hà Tây nô nức lên đường vào Nam đánh Mỹ. Với tinh thần không sợ khó, khơng sợ hi sinh, chỉ trong 5 ngày, huyện Ứng Hịa và Mỹ Đức có hàng trăm thanh niên nhập ngũ. Tiêu biểu, xã Hịa Xá (Ứng Hịa) có khẩu hiệu “Tiền tuyến gọi sẵn sàng, tiền tuyến cần bao nhiêu có bấy nhiêu”, 258 thanh niên xã Hịa Xá tình nguyện nhập ngũ chiến đấu, góp phần đánh bại đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Nhiều đồn viên thanh niên trong tỉnh như: Nguyễn Quốc Doanh, Dương Văn Bẩy… và hàng nghìn thanh niên ưu tú khác đã chọn cuộc đời đ p nhất là trên tiền tuyến đánh giặc. Nhiều cán bộ chủ chốt như Bí thư Đảng ủy xã, chủ tịch xã, chủ nhiệm HTX nông nghiệp… được điều động đi chiến trường. Từ năm 1965 đến năm 1968, tỉnh Hà Tây đã thực hiện 10 đợt tuyển quân với số quân chi viện khoảng 8 vạn người, ngoài ra cịn có lực lượng lớn thanh niên xung phong, dân cơng hỏa tuyển. Tính chung, số qn chi viện là 160.000 người, 150.000 tấn lương thực, riêng năm 1957 là 52.000 tấn [69, tr.42]. Nhiều huyện đạt thành tích nổi bật như: Quốc Oai, Ba Vì, Ứng Hịa, Đan Phượng… Những con số đó đã làm nên trang sử vàng của quân và dân Hà Tây với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Tuy nhiên, bên cạnh những người con anh dũng, quyết tâm tiến vào miền Nam đánh giặc thì cịn khơng ít những người dân cịn sợ chiến trường, đào ngũ bỏ về, trong đó có cả những cán bộ Đảng viên. Điều này làm ảnh hưởng
đến kết quả chung của q trình tuyển qn, địi hỏi trong giai đoạn mới, Đảng bộ Hà Tây phải có những biện pháp cứng rắn, tích cực hơn để khắc phục tình trạng này.
Với lời thề son sắt “Dù bị địch đánh phá, ngăn chặn thế nào, dù phải hy
sinh xương máu cũng quyết giữ vững tuyến tiếp nhận và góp phần đưa hàng vào chiến trường” và cũng chính trong những ngày phải tập trung cao độ nhất
lực lượng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ địa bàn chống cuộc CTPH ác liệt của giặc Mỹ, nhân dân Hà Tây vẫn tiếp tục đưa ngày càng nhiều những người con ưu tú nhất của mình vào chiến đấu ở miền Nam
Tiểu kết chƣơng 1
Hà Tây là vùng đất có vị thế chiến lược quan trọng trong lịch sử. Đây còn là nơi có bề dày truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy tinh thần yêu nước cao độ, cùng quân và dân cả nước, quân và dân Hà Tây đã đoàn kết chặt chẽ, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên quê hương và thực hiện nghĩa vụ với tiền tuyến. Trong 4 năm (1965 - 1968), dưới sự lãnh đạo của Đảng và được Bác Hồ quan tâm, giáo dục động viên, Đảng bộ, quân và dân Hà Tây đã xóa bỏ hồn tồn chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ; xác lập quan hệ sản xuất mới ở cả nông thôn và thành thị; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội; góp phần tích cực trong việc xây dựng quê hương, xây dựng miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương lớn, căn cứ địa của cả nước, chi viện đầy đủ, kịp thời sức người, sức của cho cách mạng miền Nam vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong suốt quá trình đó, gắn liền với những biến đổi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội; đời sống vật chất, văn hóa - tinh thần của nhân dân lao động ở nông thôn và thành thị không ngừng được cải thiện. Vẫn cịn nhiều trở ngại, khó khăn nhưng nhìn chung, 4 năm xây dựng, tồn Đảng bộ, qn và dân Hà Tây đã bền bỉ phấn đấu, lao động sáng tạo đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng. Đó thực sự là cơ sở vững chắc để nhân dân Hà Tây tiếp tục vươn lên giành thắng lợi trong thời kỳ cách mạng mới: Xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và góp sức người, sức của vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Chƣơng 2