3.2. Một số kinh nghiệm
3.2.3. Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy
quyền và đội ngũ cán bộ vững mạnh
Xuất phát từ tình hình đất nước trong những năm 1965 - 1975 cũng như vị trí chiến lược của tỉnh địi hỏi Đảng bộ Hà Tây phải nâng cao năng lực lãnh đạo một cách toàn diện. Được Trung ương chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh đã kiên trì, chủ động tìm tịi để từng bước đề ra được những phương hướng, nội dung, phương thức xây dựng Đảng phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị. Để tăng cường tính chất giai cấp cơng nhân của Đảng, Đảng bộ thường xuyên giáo dục nâng cao lập trường quan điểm giai cấp công nhân cho cán bộ, đảng viên và không ngừng tăng thành phần công nhân trong đội ngũ đảng viên và đào tạo cán bộ từ thành phần công nhân. Đặc biệt, Đảng bộ quan tâm trước hết đến việc xây dựng tổ chức Đảng trong các nhà máy, xí nghiệp, cơng trường đồng thời coi trọng củng cố các chi, đảng bộ cơ sở ở nông thôn. Ngay từ đầu năm 1965, đứng trước thực trạng tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn tồn tại nhiều hạn chế, đội ngũ đảng viên mỏng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chú trọng đẩy mạnh kết nạp thêm đảng viên để tăng cường lãnh đạo của Đảng bộ đối với sản xuất nông nghiệp. Tỉnh ủy chỉ đạo củng cố các chi, đảng bộ yếu kém trong các sở công nghiệp, giao thông vận tải… thường xuyên, nghiêm túc tiến hành tự phê bình và phê bình trong cán bộ đảng viên. Trình độ văn hóa của đảng viên khơng ngừng được bồi dưỡng cùng với đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống lành mạnh của cán bộ đảng viên đã tạo nên sự gắn bó chặt chẽ, mật thiết giữa nhân dân với Đảng, tạo điều kiện để mọi chủ trương của Đảng bộ tỉnh được nhân dân hưởng ứng nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
Qua thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cho thấy, muốn phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, đi đôi với phát huy quyền lực của chính quyền và sức mạnh vơ địch của quần chúng nhân dân trong bất kì hồn cảnh nào. Trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh với tư tưởng cách mạng tiến công, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Tỉnh ủy luôn chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở, sẵn sàng chuẩn bị mọi mặt, đảm bảo giành thắng lợi. Nhìn lại những năm tháng chiến tranh có thể đủ cơ sở để khẳng định những chủ trương của Đảng bộ Hà Tây là đúng đắn, nhờ đó quân dân Hà Tây có phương hướng, bước đi chắc chắn, trưởng thành trong chiến đấu, phát huy được sức mạnh tiềm tàng của địa phương, đánh thắng hai lần CTPH của Mỹ, chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ nhất là tính tiên phong gương mẫu của đông đảo cán bộ đảng viên, của tổ chức đảng cơ sở đã khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây. Trong thời bình, Đảng bộ cũng cần nắm vững và phát huy hơn nữa vai trò của bộ máy chỉ huy quân sự và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đến cơ sở. Đó là những cánh tay đắc lực giúp cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ được sâu sắc và cụ thể. Qua đó, Đảng bộ có thể sát sao hơn, gần gũi hơn với quần chúng nhân dân và cũng là cơ sở để đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù trong thời đại hiện nay, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước đạt nhiều thành tựu.
Từ bài học về chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ vững mạnh trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương những năm 1965 - 1975 sẽ là nền tảng để Đảng bộ Hà Tây phát huy hơn nữa thế mạnh của tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày hôm nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Là một bộ phận của hậu phương miền Bắc XHCN, quân và dân Hà Tây dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của hậu phương. Quân và dân trong tỉnh không những ra sức phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống của nhân dân trong tỉnh mà quan trọng hơn là đã đảm bảo chi viện một cách có hiệu quả về vật chất và tinh thần cho tiền tuyến lớn miền Nam. Sự chi viện của Hà Tây cho tiền tuyến là liên tục và đặc biệt ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, càng ác liệt và gấp rút thì sự chi viện càng to lớn và khẩn trương. Chính những đóng góp to lớn của hậu phương Hà Tây trong hậu phương lớn miền Bắc đã góp phần quan trọng cùng quân và dân miền Nam đánh bại sự xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng hồn tồn miền Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Dù còn một số hạn chế nhất định trong quá trình chỉ đạo thực hiện làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cả q trình nhưng những hạn chế đó có thể khắc phục được. Qua quá trình lãnh đạo, Đảng bộ Hà Tây đã để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị.Các kinh nghiệm đó có giá trị thực tiễn nhất định khi vận dụng vào giai đoạn sau.
KẾT LUẬN
Nhận thức được vai trò quyết định của hậu phương trong mọi cuộc chiến tranh, là chỗ dựa, nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, là nơi cổ vũ niềm tin cho bộ đội. Vì vậy, xây dựng hậu phương vững mạnh là nhiệm vụ cần thiết đối với Hà Tây và cả miền Bắc. Sau khi nghiên cứu vấn đề “Đảng
bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo xây dựng hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975”, có thể đi đến những kết luận sau:
1. Từ năm 1965 đến năm1975 là thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của dân tộc diễn ra ác liệt. Cùng với đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam, Mỹ phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Sớm xác định miền bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước, sớm định hướng xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Bằng tất cả sức mạnh tinh thần và vật chất, dù phải gánh chịu sự hủy diệt tàn bạo của gần 8 triệu tấn bom đạn, nhân dân miền Bắc vẫn kiên cường thực hiện một lúc hai nhiệm vụ vừa sản xuất, chi viện tiền tuyến vừa đấu tranh bảo vệ vững chắc địa bàn.
2. Suốt những năm bom đạn, khói lửa của chiến tranh, Hà Tây là căn cứ địa quan trọng của hậu phương miền Bắc. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương, Đảng bộ tỉnh đã quán triệt, vận dụng đường lối của Trung ương Đảng vào tình hình thực tế của địa phương nên đạt nhiều kết quả khả quan. Ngồi ra, Đảng bộ cịn tranh thủ và tập trung được sức mạnh của toàn dân, đầy đủ các cấp, các ngành và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, tạo nên một sợi dây vững chắc, một sức mạnh vô cùng to lớn để ủng hộ cách mạng miền Nam. Chính vì vậy, Hà Tây đã đạt được một số kết quả tích cực: tiềm lực địa phương được xây dựng ngày càng vững mạnh. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quân sự… tuy trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng nhìn chung vẫn có tiến bộ; mạch máu giao thông được thông suốt, hậu quả của chiến tranh đang dần được khôi phuc, giúp cho quá trình chi viện cho tiền
tuyến được diễn ra liên tục và thường xuyên. Cùng với miền Nam thân yêu, nhân dân Hà Tây đã thực hiện xuất sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước. Để làm nên kỳ tích ấy, nhân dân Hà Tây đã đổ biết bao máu xương, hy sinh thân mình để giữ từng tấc đất, quyết khơng chịu lùi bước trước bom đạn của kẻ thù. Chiến thắng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Hà Tây nói riêng đã chứng minh rằng sức mạnh tàn bạo của vũ khí khơng thể làm cho nhân dân Việt Nam chịu khuất phục, một đất nước nhỏ bé khơng có nghĩa phải chấp nhận thất bại.
3. Bên cạnh những ưu điểm mà Đảng bộ Hà Tây đã đạt được, trong quá trình chỉ đạo thực hiện cịn vướng phải một số hạn chế. Do Đảng bộ chưa phổ biến sâu rộng về âm mưu và hành động của kẻ thù nên một số hoạt động còn lúng túng, bị động và mất cảnh giác dẫn đến hậu quả là thiệt hại về người và của tương đối lớn. Hơn nữa, trong quá trình tuyển quân cũng như việc thành lập đội dân quân tự vệ cịn thiếu sót, khơng đồng đều. Mặc dù phải trải qua chiến tranh ác liệt, Đảng bộ Hà Tây đã lãnh đạo phát động nhiều phong trào quần chúng, nhưng chủ yếu là mang tính chất tập thể, vai trò cá nhân bị lu mờ. Bên cạnh đó, hiệu quả về kinh tế chưa thật vững chắc, chỉ tiêu một số nơi không sát với thực tế. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của cả quá trình, tuy nhiên, những hạn chế này có thể khắc phục được trong tiến trình lịch sử.
4. Qua 10 năm lãnh đạo xây dựng hậu phương, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu. Đảng bộ Hà Tây đã nhận thức rõ vai trị, vị trí của hậu phương đối với tiền tuyến và quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Trung ương Đảng và vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Hà Tây. Mặt khác, Đảng bộ đã thường xuyên nắm bắt tình hình, âm mưu và thủ đoạn của địch để kịp thời đưa ra những phương án đối phó, chủ động trong chiến đấu. Muốn được như vậy thì cơng tác chăm lo, bồi dưỡng sức dân, phát huy sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân đã được
chú trọng, đồng thời, tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Tây và chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đúng chuyên môn.
5. Vượt qua những thử thách nặng nề của chiến tranh, Hà Tây đã và đang phát triển từng ngày, vươn mình lớn mạnh. Truyền thống đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng được quân và dân Hà Tây trân trọng và phát huy lên tầm cao mới trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1985), Một số văn
kiện Đảng vềchống Mỹ cứu nước, tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
2. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Một số văn
kiện Đảng về chống Mỹ cứu nước, tập II, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây, Hà Tây chống Mỹ cứu nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội 1965 - 1975. Lưu tại Ban Tuyên giáo thành phố
Hà Nội.
4. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây (2006), Bác Hồ với Hà Tây. Lưu tại Thành ủy Hà Nội.
5. BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tây (1964), Báo cáo tổng kết năm 1964.
Lưu tại UBND Thành phố Hà Nội
6. BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tây (1974), Báo cáo tổng kết tại Đại hội
II về tình hình và nhiệm vụ của Hà Tây tháng 12 năm 1974. Lưu tại Thành ủy
Hà Nội.
7. BCĐTổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi và bài học, NXB Chính
trị quốc gia.
8. BCĐ tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954-1975 thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia.
9. BCĐ phịng khơng nhân dân Trung ương - Qn chủng phịng khơng - không qn - Cục phịng khơng lục quân (2007), Cơng tác phịng không nhân dân trong đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa( 1964 - 1972), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
10. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), NXB Quân đội nhân
11. Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 tập 4: Cuộc đụng đầu lịch sử,
NXB Chính trị quốc gia.
12. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử
quân sự Việt Nam tập 11: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), NXB Chính trị quốc gia.
13. Bộ quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2007), Lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập VII: Thắng lợi quyết định năm 1972, NXB Chính trị quốc gia.
14. Bộ quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự (2015), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tập VIII: Tồn thắng, NXB Chính trị quốc gia - Sự
Thật.
15. Bộ Tổng tham mưu (1997), Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Chuyên đề: “phát huy
vai trò dân quân tự vệ biển góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân, hải quân của Mỹ trên mặt sông biển ở miền Bắc (1964 - 1973)”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
16. Bộ Tổng tham mưu (2002), Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương Chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng không quân địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (1954-1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
17. Lê Duẩn (1985), Chiến thắng của sức mạnh tổng hợp, sức mạnh
dân tộc và thời đại, NXB Sự Thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1965), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 26, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1966), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 27, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 28, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1968), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1969), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 30, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 31, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1971), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 32, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1972), Văn kiện Đảng tồn tập, tập
33, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Phạm Văn Đồng (1986), Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.
28. Võ Nguyên Giáp (1973), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân
dân địa phương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
29. Võ Nguyên Giáp (1975), Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân
dân Việt Nam trong thời đại mới, NXB Sự thật.
30. Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb Sự thật.
31. George C.Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam tập III (1945 - 2006), NXB Giáo dục Việt Nam.
33. Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ
Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), NXB Chính trị
34. Nguyễn Hoài (1968), “Vấn đề hậu phương trong chiến tranh nhân dân Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (117), tr.44-56. Lưu tại Thư viện quốc gia Việt Nam.
35. Nguyễn Hữu Hoạt (2015), Quan điểm của Đảng về công tác hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 3,
tr.13-16. Lưu tại thư viện quốc gia Việt Nam.