Bồi dưỡng tư duy phản biện giúp học viên sử dụng toàn bộ kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học chính trị hiện nay (Trang 47 - 49)

1.3. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo

1.3.2. Bồi dưỡng tư duy phản biện giúp học viên sử dụng toàn bộ kiến

kiến thức và trí tuệ để có một cái nhìn tổng hợp và chính xác về những vấn đề quan tâm

Quá trình học tập, rèn luyện của học viên là quá trình tự nhận thức những tri thức, phát triển tư duy, nhận thức lý luận vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở sự định hướng, truyền thụ của giảng viên, học viên nâng cao dần vốn kiến thức, kinh nghiệm và trí tuệ của bản thân, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập tại trường cũng như trang bị cho mình những nền tảng tốt nhất cho người giảng viên KHXH&NV sau này. Một trong những nền tảng cho quá trình đó là hệ thống tri thức - sản phẩm của tư duy; nó có vai trò là tiền đề, điều kiện để phát triển tư duy của học viên.

Quá trình phát triển tư duy của học viên luôn phụ thuộc vào quá trình tích luỹ kiến thức và sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội và bản thân họ. Qua các tri thức đã được tích luỹ, học viên sẽ có hoạt động tư duy để hướng tới những tri thức mới phản ánh sâu sắc, chính xác hơn, đầy đủ hơn sự vật, hiện tượng. Không có một hệ thống tri thức cần thiết được tích luỹ và thường xuyên bổ sung thì không thể có sự phát triển tư duy nói chung, cũng như TDPB nói riêng. Vì vậy, quá

trình bồi dưỡng TDPB theo đó cũng phụ thuộc vào hệ thống tri thức tích lũy được của mỗi học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV tại trường.

Hệ thống tri thức của người học bao gồm nhiều loại: tri thức kinh nghiệm rút ra được từ chính quá trình học tập, nghiên cứu, tri thức lý luận cơ bản, tri thức lý luận chuyên ngành… Khi học viên có TDPB trên cơ sở kiến thức tích lũy được và huy động khả năng bản thân sẽ giúp họ suy nghĩ một vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau. Học viên sẽ có cái nhìn đa chiều trước một vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống, trong khoa học, trong học tập, đồng thời, tránh được hiện tượng nhìn nhận, xem xét vấn đề một chiều, phiến diện. Họ có thể suy nghĩ để giải quyết mọi vấn đề theo hướng xem xét kỹ mọi góc độ, mọi khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn được phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc. Như tác giả Đỗ Kiên Trung trong bài viết về vai trò của TDPB đã nhận định: “Tầm quan trọng của tư duy phản biện xuất phát từ bản chất của quá trình tư duy, quá trình này vốn ẩn chứa quá nhiều những yếu tố chủ quan lẫn sự tác động của nhân tố khách quan nên rất thường dẫn đến những phán đoán hay kết luận không chính xác. Tư duy phản biện đóng vai trò như một công tố viên, chỉ ra những thiếu sót thường gặp trong quá trình tư duy và đưa ra những kiến giải cho một sự lựa chọn tối ưu có thể có” [32].

Ngoài ra, cùng với toàn bộ kiến thức đã tích lũy được và khả năng tư duy, học viên có thể vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen, truyền thống có sẵn đã định hình từ bậc học phổ thông. “TDPB như một cú đánh mạnh vào những bức tường thành kiên cố và bảo thủ của tư duy định kiến, phá vỡ nó và đưa ra những kiến giải cho những khả năng nhận thức tối ưu có thể có. Nó không những trang bị những nhận thức được thấm nhuần trong tư duy, trở thành một phong cách hay thói quen TDPB, mà còn trang bị những phương pháp, kỹ năng giúp người học và ứng dụng nó có đủ những điều kiện cần thiết để đối diện với hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đặc sắc và không lặp lại” [31].

Với tinh thần phản biện, học viên sẽ vượt khỏi những quan niệm truyền thống, cố gắng hướng đến cái mới trong khoa học, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến trong suy nghĩ và nỗ lực tìm cách tiếp cận mới. Từ đó, học viên sẽ tập trung tìm hiểu những ý tưởng mới hoặc tìm cách phát hiện những giá trị mới của những vấn đề tưởng như đã cũ. Tâm thế của họ sẵn sàng hơn để tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ, trong cuộc sống. Khi họ có ý thức rõ ràng trong việc phải nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, chắc chắn sẽ đưa lại những kết quả khác, mới lạ và có tính sáng tạo cao trong học tập.

Qua bồi dưỡng cho học viên suy nghĩ theo lối phản biện sẽ kích thích khả năng sáng tạo trong tư duy của họ. Đồng thời, người học có TDPB sẽ phát hiện nhanh bản chất của đối tượng, nhất là những mặt bất cập, hạn chế của nó. Vì vậy, TDPB giúp cho học viên - với tư cách là chủ thể tư duy có phương pháp tư duy độc lập, nhìn ra những hạn chế, những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của chính mình và giúp họ đưa ra những nhận định, phán đoán tối ưu nhất. Học viên sẽ nỗ lực cập nhật, chắt lọc được thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân trong một biển thông tin rộng lớn; từ đó nâng cao kỹ năng tiếp cận mọi nguồn tin, tra cứu thông tin và kỹ năng xử lý thông tin, trình bày vấn đề một cách sáng tạo, xác định rõ ràng các luận điểm, luận cứ. Với TDPB sẽ hỗ trợ học viên trong quá trình lĩnh hội kiến thức, giúp họ có suy nghĩ độc lập, tư duy theo hướng mở, nhận thức mọi vấn đề một cách rõ ràng hơn, lập luận với những dẫn chứng đáng tin cậy, biết phân tích, phân loại, tổng hợp, so sánh, đánh giá, có suy nghĩ chín chắn hơn, tự ra quyết định và hành động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học chính trị hiện nay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)