Bồi dưỡng tư duy phản biện là nền tảng để học viên phát triển tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học chính trị hiện nay (Trang 49 - 53)

1.3. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo

1.3.3. Bồi dưỡng tư duy phản biện là nền tảng để học viên phát triển tư

tư duy sáng tạo của mình

TDPB và TDST đều thuộc tư duy bậc cao [Higher Order thinking (HOT)]. Mục đích của cả hai loại tư duy này đều hướng tới việc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra. TDPB bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với TDST, chúng

như “hai mặt của một đồng tiền” (W. Edgar Moore), không thể có mặt này mà lại thiếu mặt kia. TDPB và TDST không đối lập nhau mà đan xen lẫn nhau, cho nên trong mọi hoàn cảnh chúng phải được kết hợp, không thể tách biệt chúng với nhau. Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Muốn có óc sáng tạo phải có óc phê phán, muốn có óc phê phán phải có tinh thần độc lập. Thật vậy, sáng tạo là làm ra một sản phẩm mới tốt hơn sản phẩm cũ, óc phê phán giúp đánh giá sản phẩm, xuất phát từ suy nghĩ độc lập của mình”; “tư duy sáng tạo phát triển từ tư duy độc lập, tư duy phản biện” [24].

Tác giả Trần Kiều cũng khẳng định: “Tư duy sáng tạo, kiểu tư duy dựa trên lôgíc và tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh, ý tưởng và sự vật mới, chưa có từ trước tới nay” [16], tức là TDST chủ yếu tạo ra ý tưởng, giải pháp mới, còn TDPB chủ yếu đánh giá các ý tưởng và các giải pháp đó. TDPB là bước đi thiết yếu dẫn đến TDST và tạo điều kiện thuận lợi cho TDST phát triển, nó không hề cản trở sự sáng tạo. Sẽ không có TDST và hoạt động sáng tạo nếu không có TDPB và năng lực phản biện; hay nói cách khác nếu không phản biện thì không có sáng tạo, vì không phản biện sẽ đi theo lối mòn, dập khuôn, giáo điều dẫn đến kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Thông qua quá trình bồi dưỡng TDPB, người học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT có thể đánh giá và cải thiện những ý tưởng sáng tạo của mình. Đồng thời, giúp họ có một cái nhìn tích cực, tránh cái sai, cái xấu, cái lỗi thời để hướng đến cái mới, tốt hơn, hoàn hảo hơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo. Họ thường xuyên phải tư duy về mọi yếu tố có liên quan, tìm kiếm thêm thông tin mới, ngoài những gì đã được phơi bày. Hơn nữa, họ còn phải xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, phải tiên đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai; có nghĩa là, cần phải có khả năng TDST. Bởi lẽ, đặc trưng của TDST là tìm ra cái mới, là tư duy mang tính phê phán cao; “TDST là tư duy để đưa ra những ý tưởng và sản phẩm mới.

Phát hiện một kiểu mẫu hoặc mối quan hệ giữa các ý tưởng vốn không rõ ràng. Tìm cách thức mới để đưa ra ý tưởng. Kết hợp những ý tưởng hiện có để đưa ra một ý tưởng mới tốt hơn” [4]. Do đó, học viên lúc nào cũng phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá, tức là trước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào, họ phải chủ động phân tích và đánh giá vấn đề. Quá trình đó giúp họ hình thành, củng cố, phát triển tư duy độc lập và TDPB ngày càng vững chắc.

Mặt khác, học viên có TDPB sẽ suy xét đối với tri thức, kinh nghiệm đã có, dựa vào thực tế phát hiện để đưa ra đánh giá. Điều đó vừa biểu hiện trong việc tư duy có phê phán với tư tưởng của họ, vừa thể hiện trong thái độ tư duy có phê phán đối với ý kiến, quan điểm của người khác. Các ý tưởng hoặc giải pháp đưa ra đều cần được xem xét, đánh giá, sau đó chọn ra giải pháp tối ưu nhất. Do vậy, TDPB là cơ sở nền tảng và với kiến thức tích lũy thành hệ thống, học viên sẽ có điều kiện phát triển TDST của mình. Có thể thấy rằng, một học viên sẽ có ích cho xã hội khi họ học thực sự để trở thành một người có khả năng tư duy độc lập, nâng cao khả năng TDPB và khả năng TDST.

Trước mỗi cách giải quyết một vấn đề, người học viên có TDPB thường suy xét, cân nhắc để thấy được cơ sở của cách làm, tìm những điểm tốt trong cách giải quyết, đồng thời, cũng suy xét để tìm ra những điều chưa hợp lý trong cách giải quyết đó. Để tìm cách khắc phục những điểm chưa hợp lý, người ta vận dụng TDST để có ý tưởng, mở rộng suy nghĩ, đưa ra nhiều phương án giải quyết. Sau đó, TDPB lại được vận dụng để xem xét, đánh giá, lựa chọn các suy nghĩ hợp lý, biến các ý tưởng đó thành hành động thực tế, chọn ra cách giải quyết tốt hơn, từ đó tiến hành hoạt động có tính sáng tạo một cách hiệu quả. Bằng cách TDST, người ta lại đưa ra những ý tưởng mới, những cách giải quyết mới và đòi hỏi TDPB lại phải xem xét, cân nhắc, đánh giá để chọn ra giải pháp tốt (nhưng ở mức cao hơn). Cứ như vậy, TDPB và TDST đan xen nhau, thẩm thấu nhau, hoạt động theo phương thức: phê phán -

sáng tạo - phê phán - lại sáng tạo - lại phê phán…, trong đó mức sáng tạo sau lại cao hơn mức sáng tạo trước.

TDST bao gồm những kỹ năng như tổng hợp các ý tưởng, tổng quát các ý tưởng, áp dụng các ý tưởng. TDST có tính phát triển liên tục, kiến thức trước đó được kết hợp, tổng hợp và mở rộng để sản sinh ra những ý tưởng mới. Sau đó những ý tưởng mới này chịu sự phân tích, phê phán và tính hiệu quả của chúng được xét đến trong việc giải quyết vấn đề. Tiếp đến những tổng hợp, tổng quát xa hơn xảy ra và chu trình của TDST tiếp tục. Quá trình đó được thể hiện qua mô hình sau:

Sơ đồ 1.2. Mối liên hệ giữa kỹ năng TDPB và các kỹ năng của TDST

Việc hiểu rõ những ích lợi của TDPB và TDST, sử dụng chúng một cách hợp lý chính là một nhiệm vụ quan trọng trong việc rèn luyện tư duy. Quá trình rèn luyện TDST không tách rời việc rèn luyện TDPB. “Trong giảng dạy, chúng ta đều coi trọng cả hai loại kỹ năng - TDPB và TDST. Trong mọi hoàn cảnh, chúng phải được kết hợp, không thể tách biệt chúng với nhau. Khi giải thích, lập luận cho một niềm tin, hành động nào chúng ta đều vận dụng mọi biện luận có thể một cách thuần thục và tìm ra cách giải thích nào là phù hợp nhất. Đồng thời, khi xem xét các nguồn thông tin, chúng ta phải nhìn nhận một cách có phê phán, xác định thông tin nào là chứng cứ cho lập luận đưa ra. Kết hợp giữa TDPB và TDST, tạo nên một hệ phương pháp tư duy rất hữu hiệu. Nó làm cho quá trình tư duy của người học hiệu quả hơn một cách tự nhiên” [1, tr. 32].

Tư duy phản biện Tổng hợp các ý tưởng Tổng quát các ý tưởng Áp dụng các ý tưởng

Chương 2

BỒI DƯỠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC VIÊN

ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học chính trị hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)