Cấu trúc khung năng lực cho nhân viên đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên tổ chức lao động dựa trên khung năng lực ( nghiên cứu trường hợp tổng công ty cổ phần bưu chính viettel) (Trang 66 - 70)

Năng lực cốt lõi Yêu cầu cấp độ Định nghĩa yêu cầu

Kiến thức

Văn hóa doanh nghiệp

Hiểu và vận dụng- Cấp độ Tốt

Hiểu và vận dụng văn hóa Viettel

Quản lý nhân lực Hiểu và áp dụng- Cấp độ Khá

Hiểu các kiến thức cơ bản về quản lý nhân lực

Luật lao động

Hiểu và áp dụng- Cấp độ Khá

Hiểu và vận dụng được những quy định của Luật lao động trong triển khai thực hiện các chính sách quản lý nhân lực một cách đúng đắn, không vi phạm Luật

Luật bảo hiểm xã hội

Hiểu và áp dụng- Cấp độ Trung

bình

Hiểu quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội để giải quyết đúng đắn công tác bảo hiểm xã hội cho người lao động

ISO- Đào tạo

Hiểu và áp dụng- Cấp độ Trung

bình

Biết định nghĩa về hệ thống quản lý chất lượng, biết được lợi ích của ISO trong công tác lập văn bản các hoạt động một cách rõ ràng, làm cơ sở để đào tạo nhân lực và cải tiến công việc có hệ thống

Nghiệp vụ ngành

bưu chính Hiểu biết- Cấp độ Trung bình

Nắm bắt được quy trình nghiệp vụ Viettel post, kiến thức kinh doanh các dịch vụ gia tăng của Viettel post, khuynh hướng phát triển của lĩnh vực bưu chính.

Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp

Hiểu và áp dụng- Cấp độ Tốt

Biết cách lắng nghe, giải thích, xử lý và truyền đạt thông tin rõ ràng, xúc tích và khéo léo

Kỹ năng thuyết trình

Hiểu và áp dụng- Cấp độ Khá

Không e ngại phải nói trước tập thể, tự tin khi thuyết trình

Kỹ năng làm việc nhóm

Hiểu và áp dụng- Cấp độ Tốt

Hòa đồng, sẵn sàng phối hợp, hợp tác tốt với các đồng nghiệp trong nhóm để tập trung điểm mạnh, bổ sung điểm yếu, mang lại thuận lợi hiệu quả hoàn thành công việc và khẳng định được văn hóa doanh nghiệp

Kỹ năng giải

quyết vấn đề Hiểu và áp dụng- Cấp độ Khá

Chủ động giải quyết được các tình huống phát sinh linh hoạt, ổn thỏa, hài hòa được mối quan hệ giữa người lao động- người sử dụng lao động

Thái độ

Tuân thủ quy tắc

đạo đức Tốt

Tuân thủ theo đúng nội quy, quy định của công ty

Yêu thích làm

việc với người Tốt

Thích thú khi phải đảm nhận những công việc tiếp xúc hàng ngày và thường xuyên với mọi người

Công bằng- trung

thực Tốt

Không được để cảm tình cá nhân ảnh hưởng tới quyết định trong công việc

Bước 5: Sau khi xác định được các tiêu chí đánh giá năng lực, bước tiếp theo là xây dựng cấp độ của KNL. Mỗi vị trí khác nhau sẽ có các yêu cầu về cấp độ khác nhau . Các bảng năng lực dưới đây Thông thường, chúng ta phải xác định cấp độ tối thiểu và cấp độ xuất sắc của mỗi năng lực cho từng công việc. Cấp độ tối thiểu là cấp độ thấp nhất phải đạt được và được sử dụng nhiều trong tuyển dụng,

đào tạo và xếp lương. Cấp độ xuất sắc mô tả nội dung của các hành vi thể hiện

trong một năng lực cụ thể để đạt được thành tích vượt trội khi thực hiện một loại công việc nhất định. Cấp độ náy được sử dụng chủ yếu cho phát triển nhân sự và quản trị thành tích để giúp nhân viên đạt được thành tích vượt trội hay xuất sắc. Cấp độ xuất sắc cho tổ chức biết được nỗ lực đào tạo phát triển cần phải tập trung vào đâu để đạt được sự cải thiện hiệu quả công việc cao nhất. Cấp độ xuất sắc không phải là tiêu chuẩn tối thiểu cũng như không phải là mức không thể đạt được mà là xác định một cấp độ ở đó người thực hiện công việc sẽ đạt được hiệu quả cao nhất và có thể thực hiện được trong giới hạn của mỗi vị trí. Bảng trên là ví dụ về năng lực làm việc nhóm. Đối với các vị trí là nhân viên trong một bộ phận, cấp độ yêu cầu thường là cấp độ 1 và cấp độ xuất sắc là 2 hoặc 3 trong khi đối với một trưởng bộ phận có thể yêu cầu ở cấp độ 3 và cấp độ xuất sắc là ở mức 4

Dưới đây là 05 bảng mô tả cụ thể về 5 năng lực cốt lõi đối với chức danh nhân viên đào tạo được phân theo các cấp độ từ 1 đến 4.

Bảng 3.2. Năng lực tƣ duy, vận dụng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản trị nhân lực

Định nghĩa

Là khả năng chuyên sâu về kiến thức nhân sự, khả năng vận dụng các nguyên tắc và thực hành quản trị nhân lực, đưa ra các giải pháp mang tính chuyên môn để giải quyết những vấn đề về đào tạo và phát triển nhân lực.

Các cấp độ

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4

-Đưa, áp dụng kiến thức ISO- Đào tạo, kỹ năng nhân sự vào thực tế thực hiện công tác đào tạo phát triển nhân lực của doanh nghiệp

-Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của Tổng công ty và Tập đoàn để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, khả năng áp dụng kiến thức vào thực hiện công việc.

-Điều chỉnh các kiến thức HR cho phù hợp với yêu cầu và thực tế của công ty.

-Áp dụng nhanh những kiến thức, kỹ năng đã học vào trong công việc. -Đưa ra những phương pháp, chương trình đào tạo mới phù hợp với tổ chức -Dám thử - sai – sửa. -Áp dụng hiệu quả các mô hình, chương trình đào tạo cũ và mới vào trong công việc. -Tìm ra những giải pháp mới để hoàn thiện quy trình quy chế đào tạo, hoàn thiện những kiến thức, kỹ năng đang được áp dụng để đổi mới, đưa ra quy trình mới tiên tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên tổ chức lao động dựa trên khung năng lực ( nghiên cứu trường hợp tổng công ty cổ phần bưu chính viettel) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)