Năng lực truyền thông áp dụng cho nhân viên đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên tổ chức lao động dựa trên khung năng lực ( nghiên cứu trường hợp tổng công ty cổ phần bưu chính viettel) (Trang 70 - 71)

Định nghĩa

Là khả năng trình bày thông tin một cách rõ ràng xúc tích thông qua việc nói, viết, các công cụ điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác, đảm bảo thông tin đào tạo được chạy thông suốt giữa các đơn vị trong Tổng công ty, Tập đoàn và với các đơn vị bên ngoài.

Các cấp độ

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4

-Trình bày rõ ràng, xúc tích ý kiến bằng văn bản về các chương trình đào tạo -Nói rõ ràng và dễ hiểu nội dung cần truyền đạt đến CBCNV

- Sắp xếp và truyền đạt quy trình quy chế đào tạo bằng văn bản và lời nói để gây ảnh hưởng và thuyết phục đối với CBCNV - Đưa ra được các quan điểm khác nhau để tăng khả năng thuyết phục

- Thuyết phục và chứng minh được với ban lãnh đạo hoặc người lao động về quyết định của mình là đúng và hợp lý. Truyền đạt thông tin giữa người lao động và ban giám đốc chính xác và chân thực, để đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn. - Lựa chọn hoàn cảnh, cách thức diễn tả cho quan điểm phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của từng đối tượng CBNCV

- Tìm được cách khôn khéo để tiếp cận người lao động trong những vấn đề nhạy cảm nhằm thuyết phục họ tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề của công ty

-Biết điểm mạnh, điểm yếu của từng đối tượng CBNCV để dự đoán được phản ứng của họ trước mỗi tình huống, ví dụ như khi giải quyết các trường hợp bồi thường vi phạm quy chế đào tạo

Bảng 3.4. Năng lực không ngừng học hỏi kiến thức, kinh nghiệm về quản trị nhân lực

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4

-Sẵn sàng học hỏi những kiến thức,kinh nghiệm về ISO- đào tạo từ cấp trên, đồng nghiệp.

-Học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm đào tạo ở các đơn vị thuộc Tập đoàn cũng như các doanh nghiệp khác ở cấp độ khó trung bình.

- Tìm mọi cơ hội để học hỏi thêm như tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ bên ngoài tổ chức.

-Vận dụng các kiến thức vào thực tế thực hiện công tác đào tạo nhân lực

-Lựa chọn, sàng lọc, phân loại những kiến thức/kinh nghiệm tiên tiến để áp dụng vào thực tế công ty, đưa ra những giải pháp hoàn thiện nâng cao.

-Thường xuyên nghiên cứu tìm tòi những kiến thức mới trong ngành. -Phát triển thêm những kiến thức mới hỗ trợ công tác đào tạo nhân sự.

( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên tổ chức lao động dựa trên khung năng lực ( nghiên cứu trường hợp tổng công ty cổ phần bưu chính viettel) (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)