Cốt truyện “mất tích”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn thuận (Trang 49 - 52)

6. Cấu trúc luận văn

2.1 Cốt truyện phân rã

2.1.2 Cốt truyện “mất tích”

Khi được hỏi về T mất tích, Thuận trả lời: “T mất tích khiến người viết là

tôi bình thản đi vào cuộc phiêu lưu này ngay từ dòng đầu, phiêu lưu theo đúng nghĩa là không biết câu sau sẽ như thế nào, trang tới sẽ đi đến đâu, la bàn chỉ hướng về mỗi cụm từ “cấm kể chuyện”. Thuận, ngay từ trong ý đồ, đã có tham vọng “giải trung tâm” cốt truyện truyền thống.

Thực ra, kể lại câu chuyện T mất tích rất đơn giản. Tất cả bắt đầu từ một sự kiện ngẫu nhiên không đoán định được trước, được đề cập ngay từ dòng đầu tiên: T mất tích. T – người vợ của nhân viên kế toán kiêm phiếu lương ở một công ty dược phẩm tư nhân vớ vẩn nào đó bỗng nhiên mất tích mà không ai biết lý do. Nhưng sự kiện đó lại chi giống như một cái đinh, trên đó treo rất nhiều những cái áo – những câu chuyện khác. Người đọc rất dễ bị đánh lừa bởi những mảnh truyện khác nhau liên tiếp xuất hiện khiến T mất tích dường như đi lệch tâm khỏi tuyến

truyện chính.

Trong suốt 17 chương trong tiểu thuyết này, tuyến truyện “bám víu” vào cái đinh – tình huống T mất tích – không được đầu tư chú ý. Đặc biệt, chương XVI không có một dòng thông tin nào đối với sự kiện đó, trở thành một phần “không liên quan” đến sự kiện đáng ra là chính tâm của tiểu thuyết. 16 chương còn lại, mỗi

chương chỉ có một vài dữ liệu đề cập đến sự kiện đó, nhưng lại “làm khó” người đọc bởi sự phân rã, không tập trung, không trực tiếp của dữ liệu, khiến người đọc phải tự dò tìm từng dấu vết một như tìm kiếm những mảnh vụn của tấm gương vỡ tung tóe. Sự kiện vợ mình mất tích không lấy đi mấy ngạc nhiên và xúc động của “tôi”. Ông ta bình thản tiếp nhận sự kiện này và thông báo cho người nghe trọn vẹn và đầy đủ không kèm theo một dấu cảm thán: “T mất tích...”. Tiếp theo đó, ông ta lại xoay vần theo những chuyện ông ta nhìn thấy ngoài chủ đề câu chuyện từ đầu đặt ra, và thi thoảng, ông quay trở lại sự kiện T mất tích chỉ để hoặc là “đính kèm” sự kiện ông ta đang quan sát. Sự ít ỏi về dung lượng của dữ kiện liên quan chính tâm tuyến truyện đó đã bước đầu chứng minh: Cốt truyện chính bị lảng tránh như ý đồ của Thuận. Chúng tôi ước lượng số này chỉ khoảng 8/248 trang tiểu thuyết.

Tuyến truyện cốt lõi, chính tâm chỉ bằng một phần nhỏ, nằm rải rác, trong khi đó, khắp các chương trong tiểu thuyết lại tồn tại một loạt cốt truyện phụ nhưng lại chiếm dung lượng rất lớn. Chúng được lắp ghép lại nhằm mục đích “giải trung tâm”, làm mờ vai trò của cốt truyện chính. Việc lắp ghép này liên tục được “trợ giúp” của ký ức, tưởng tượng và các mối quan hệ của nhân vật tôi – người chồng của T. Người đàn ông này cho chúng ta biết được những mảnh nhỏ tuyến truyện phụ - của cuộc sống tư bản Pháp hiện đại qua hai môi trường – hai thiết chế chính là công ty và xã hội. Câu chuyện của “tôi” là sự góp lại của những câu chuyện nhỏ trong chính gia đình ông ta, trong công ty dược phẩm mà ông ta đang làm kế toán, câu chuyện về các đồng nghiệp cùng phòng, về cuộc sống công sở. Tất cả là do ông ta tự chứng kiến và quan sát. “tôi” kể lại bằng một giọng điệu rõ ràng, chi tiết và cụ thể như chính “tôi” đang thực hiện hành động và thái độ đó: tôi nhìn thấy cái này, tôi nhìn thấy cái kia...: làm việc gấp rưỡi thời gian quy định để nhận đền bù là thương tháng 13, mốt nháy mắt, vỗ vai, chép miệng, hắng giọng; đến những chuyện được đưa ra bàn tán nơi công sở như vụ lạm dụng tình dục trẻ em mới được phát hiện ở thành phố Anger, buồn chán khi bị phụ nữ bỏ rơi vì nhưng lí do cực kỳ phi lý…

Bên cạnh tuyến truyện về cuộc sống công sở, chiếm một dung lượng lớn khác là mối quan hệ với những người thân trong gia đình của tôi. Thậm chí, một tuyến truyện về “lịch sử” giường chiếu của “tôi”. Từ chuyện làm tình lần đầu tiên với một con bé cùng trường vào năm đầu tiên trung học đến chuyện một đêm phiêu lưu với một nữ giáo viên, chuyện làm tình đầy ấn tượng với Anna trong nửa tiếng đồng hồ sau lễ tang bố khi chuẩn bị quay về Paris… Một loạt những tuyến truyện khác như câu chuyện về cuộc sống cuả “tôi” và con gái Hanah sau khi T mất tích, những câu chuyện về khu HML nơi “tôi” ở,… - những câu chuyện “không liên quan” đến việc T mất tích được kể lại theo lời kể của “tôi”. Đặc biệt hơn cả là những tuyến truyện sản sinh ra từ trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”.

T mất tích và chỉ một lần Brunel- trưởng phòng của “tôi”- vô tình hỏi một câu xã giao: “T có khoẻ không?”, từ đó lại tạo cho “tôi” một “công việc” mới: theo dõi Brunel. Những câu hỏi nghi ngờ, dấu hỏi chấm liên tục gối đầu nhau xuất hiện, những “Tôi tự hỏi...”, “Tôi đồ rằng...”, “Tôi tưởng tượng...” tràn ngập trên trang văn. Và thay vì tìm câu trả lời cho câu hỏi “Giữa T và Brunel thì có liên quan gì đến

nhau?” [108;56] thì “tôi” đã điều tra được “Tôi đồ rằng giờ này cả bọn đang dùng điểm tâm ở phòng ăn, mụ vợ ngồi đầu bàn, bên trái là thằng trai trẻ, bên phải là Brunel” [108;90]; “Tôi tưởng tượng những cuộc hẹn hò của hai người ở một phòng khách sạn” [108;182]... Trí tưởng tượng phong phú và sự nhạy cảm không đáng có

của “tôi” được phát huy tác dụng không phải chỉ với Brunel mà còn với Paul- đồng nghiệp; với Trung uý Denlon- người trực tiếp theo dõi vụ án hiện tại; với các vị hàng xóm... Không trừ một ai, “tôi” không đặt ra các giả thiết rồi vin vào đó và suy luận và diễn giải. Có những suy luận mang tính chất võ đoán, không căn cứ thực tế, không cơ sở luật pháp, khoa học và logic, nhưng cũng có những phán đoán mang lại cảm giác tin tưởng và “xuôi chiều” cho người tiếp nhận. Nhưng những suy đoán đó cuối cùng cũng chỉ đưa về một kết quả duy nhất: “Càng hình dung lại chuỗi sự việc, tôi càng

không sao hiểu nổi viên đại uý Delon muốn gì ở tôi?” [108;50]. Bắt đầu là một tin

giật gân, tiếp đến là một loạt các sự kiện móc nối và có vẻ “có lý”; người đọc vẫn tin rằng những câu chuyện ngoài luồng, những mạch phụ đó sẽ giúp cho “tôi” tìm ra nguyên nhân T mất tích. Nhưng không, cái cớ mà “tôi” đang gặp phải thật “hợp lý” và “có duyên”, khi mà qua đó, “tôi” lần lượt bóc mẽ đồng nghiệp, bóc mẽ sếp, các

mối quan hệ cũng đặt lên bàn cân, cho “tôi” ôn lại những kỷ niệm tưởng chừng xa lắm với cô bạn hồi còn sinh viên; cho “tôi” được một dịp “ngoại tình” mà không lo sợ; và cuối cùng là bóc trần bản thân “tôi”. “tôi” đi tìm T, nhưng chính bản thân “tôi” cũng chưa biết cuối cùng sẽ đi về đâu, và T liệu có tìm ra hay không không còn là điều quan trọng. Chính đó là cơ hội để “tôi” tự “sám hối tâm hồn”, để nhận thức lại lịch sử bản thân.

Những tuyến truyện phụ diễu hành liên tiếp trong khi tuyến truyện chính cũng “dần mất tích”. Thậm chí, phần lớn những tuyến truyện phụ này cũng xuất hiện theo kiểu đứt đoạn, không kiền mạch, lúc quá khứ, lúc hiện tại, lúc tương lai, lúc lại trong tưởng tượng… Tuyến truyện phụ đan xen, khiến người đọc “sao nhãng”, “quên đi” tuyến truyện chính. Sự xâu chuỗi chỉ nằm trong mạch ngầm văn bản và Thuận – trong trường hợp này – đã lôi kéo người đọc vào trò chơi “dò mìn” một cách thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn thuận (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)