Tiểu thuyết trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn thuận (Trang 83 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.2 Phức hợp thể loại

3.2.1 Tiểu thuyết trong tiểu thuyết

Chinatown là tiểu thuyết được xây dựng trên mô hình lồng ghép tiểu thuyết

lồng trong tiểu thuyết. Đó là câu chuyện lớn của “tôi”, nằm trong đó là câu chuyện nhỏ độc lập I’m yellow. Ở câu chuyện nhỏ này, người kể chuyện cũng xưng “tôi”,

cũng hồi tưởng lại câu chuyện “cuộc đời thứ nhất” của mình khi anh ta đang trên đường chạy trốn nó và tìm kiếm một con đường khác.

Có thể nói, sự xuất hiện của I’m yellow đã trợ giúp cho quá trình đọc của

độc giả: hai lần thoát ra khỏi dòng suy tưởng được vẽ lên giấy không chương hồi, không dấu chấm xuống dòng của “tôi” trong Chinatown để lạc vào một câu

chuyện khác của người đàn ông xưng “tôi” trong I’m yellow.

Cách kể chuyện của “tôi 1” cũng kể lại quá khứ của mình với nỗi ám ảnh và sâu đậm nhất là về một người vợ tên Loan - người phụ nữ luôn tin vào bất tử và sống “hướng tới sự bất tử”, ký ức kinh hoàng và hiện tại vô định cũng vỡ thành các mảnh ghép đan xen vào nhau, tuy không nhỏ vụn và nhoè mờ như trong câu chuyện của “tôi”; do cự ly thời gian một ngày “tôi 1” được tự do. Nhưng từ những mắt nối là những điểm trùng hợp giao thoa của các nhân vật “tôi” với “chị ta”; giữa “tôi 1” với Thụy (chúng tôi đã trình bày ở phần trên) tạo thành một bản đa âm, đa thanh về hành trình của những con người khát khao ra đi, đang trên con đường để ra đi. Người đọc có thể nghe câu chuyện của “tôi 1” mà không cần biết câu chuyện của “tôi”. Nhưng những khúc mắc, băn khoăn của “tôi” chỉ có thể được giải đáp, sáng tỏ khi tiếp xúc với câu chuyện của “tôi 1”. Điều đó có nghĩa là I’m yellow vừa có tính độc lập vừa như một sự nối tiếp của câu chuyện được kể của Chinatown.

Trên chuyến tàu Ga Hàng cỏ, “tôi 1” gặp “chị ta”. Chị ta hiện lên với “Mặt

khó đăm đăm nhưng giọng không đến nỗi. Ba bốn tạp âm trộn vào nhau nhưng không đến nỗi” [106;136]. Rõ ràng “cái mặt” và “giọng nói” không thể chối cãi

vào đâu được – nó là phiên bản của nhân vật chính xưng “tôi” trong Chinatown. Lí lịch ẩm thực “mười bảy năm chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm Hà Nội; năm năm

bắp cải hấp thịt cừu căng tin đại học tổng hợp Lêningrad; mười năm sáng mỳ ăn liền, trưa bánh mì hoặc mỳ ăn liền, Paris và các vùng lân cận”[106;161]; chị ta

cũng có thói quen “gật gù ba tiếng một ngày giữa những giờ buồn ngủ nhất, ngay

giữa lúc đổi xe buýt chuyển tàu hoả gay cấn nhất, chị ta cũng không lạ gì cảnh đang ăn cơm thì mất điện, đang tắm thì hết nước nóng, đang dưới âm độ thì lò sưởi quay đơ” [106;161], Ngay cả điều kiện “chị ta” đặt ra với “tôi” của

Chinatown đã trở thành nhân vật phụ trong chính tác phẩm mình viết. Chưa bao

giờ mối quan hệ nhà văn – nhân vật lại bình đẳng như trong I’m yellow. “chị ta”

chấp nhận “làm bạn đồng hành dễ tính nhất”[106;151] với “tôi 1”. Nói cách khác,

I’m yellow là cơ hội để nhà văn (nhân vật người phụ nữ của Chinatown) bước vào

cuộc phiêu lưu của lối viết khi “trải nghiệm” bằng phép thử với nhân vật “chị ta” trong tiểu thuyết do chính mình sáng tác. Đó là một cuộc phiêu lưu không biết trước điểm dừng, không có dự đồ vạch sẵn: “Chúng tôi leo lên đò, đi bộ thêm một

ngày nữa, hai ngày nữa, một tuần nữa, rồi bao lâu tôi cũng không biết. Tôi không nhất thiết phải biết. Chị ta cũng không hỏi. Ngần ấy ngày qua không mở miệng nói câu nào. Chúng tôi bước mải miết. Ngày đi đêm nghỉ. Những dòng sông ở lại sau lưng. Những cánh rừng ở lại sau lưng. Hà Nội hoàn toàn ở lại sau lưng”

[106;151].

Nhân vật “tôi” – người phụ nữ trong Chinatown là một nhà văn và sự xuất hiện của I’m yellow còn là cơ hội để “hậu trường” của nhà văn được đem ra trưng bày cũng diện mạo nhà văn không giống như truyền thống. Ngay sau phần đầu I’m yellow được in nghiêng trong Chinatown, nhân vật “tôi” được thanh minh với

người đọc: “Tôi đã gửi đăng báo. Người ta đã đọc nó như một truyện ngắn. Tôi

cũng đã coi nó như một truyện ngắn. Tôi muốn chấm dứt ở đấy. Tôi biết tôi phải chấm dứt ở đấy thì mới bắt đầu được những thứ khác. Như người ta khép lại một đoạn trong cuộc đời, mười năm, hai mươi năm” [106;50]. Đúng là phần này đã

từng xuất hiện trên tạp chí Hợp lưu số 72 (năm 2003) được “xác nhận” là của tác giả tên Thuận. Vậy “tôi” của Chinatown có phải là Thuận? Điều đó càng có căn cứ hơn khi nhân vật “tôi” của Chinatown tự nhận mình là tác giả của Made in Vietnam: “Tôi lo Phượng của Made in Vietnam quay lại về ăn vạ. Mấy tháng liền

tôi thấy Phượng gõ cửa. Phượng nói chị ơi, chị lại cho em làm nhân vật chính của chị nhế. Lằng nhà lằng nhằng thế mà Phượng thắng. Phượng lẻn vào được hai truyện ngắn của tôi” [106;103]. Một lần khác, qua lời của “hắn”, Made in Vietnam

càng được khẳng định đó là tác phẩm của “tôi” trong Chinatown: “Bạn bè mày ở

trong nước đọc Made in Vietnam đều không hài lòng. Con bạn thân nhất của mày gọi điện đến khóc lóc với bố mẹ mày, yêu quý nhau gì mà viết về nhau như thế, mày ghi hẳn tên họ nó, cơ quan nó vào đấy, lại còn bịa ra một đống chuyện loăng

quăng, nó sợ nó chẳng dám cho ai đọc, chồng nó nó giấu đầu tiên, nó sợ chồng nó cũng hiểu lắm. Ông hàng xóm nhà mày, viện trưởng viện nào không biết, hầm hầm vào nhà không thèm gõ cửa, hầm hầm bảo bố mẹ mày rằng mày ở Pháp thất nghiệp hay sao mà lôi chuyện ông ấy phát biểu trên vô tuyến ra kể lể để nhân viên trong viên trong viện cứ thấy ông ta là bụm miệng cười. Ông ấy dọa sẽ lôi mày ra kiện. Ông ấy dọa sẽ lôi cả nhà xuất bản của mày ra kiện. Ông ấy bảo chủ nghĩa tư bản mới không trị được các nhà văn, mới bó tay trước cái lối tự do du đãng. Ông ấy sẽ chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Tin này tôi biết rồi. Bố mẹ tôi đã kể từ laia. Bố mẹ tôi phải xin lỗi con bạn thân của tôi, phải hứa với ông hàng xóm viện trưởng sẽ viết thư khuyên nhủ tôi” [106;151]. Sự mập mờ nước đôi ấy

không khiến người đọc nhầm lẫn cái tôi – tiểu sử của Thuận với cái tôi hư cấu trong tác pẩm của cô mà đó là cách Thuận trò chuyện với nhân vật và với độc giả của mình về hệ lụy của việc viết. Tính liên văn bản giữa Chinatown, Made in Vietnam và I’m yellow tạo ra một hình thức của trò chơi khiến người đọc phải tỉnh

táo để tham gia chơi cùng. Có thể nói, sử dụng một số chi tiết trong tiểu sử bản thân là cách Thuận chơi đùa với chính mình và tạo ra những cuộc thám hiểm mảnh đất văn học.

“Hậu trường, bếp núc” nhà văn cũng cho thấy cái “tôi” nhà văn chống lại thật kiên quyết chủ nghĩa lãng mạn với màu tím đặc trưng.. Cuộc phiêu lưu của nhà văn cùng nhân vật lại hoàn toàn do nhân vật quyết định: “Tôi để anh ta tự chọn

cũng như tôi sẽ cho anh ta toàn quyền quyết định những gì anh ta sẽ làm. Quan điểm của tôi là sẽ không đóng các nhân vật vào những cái khung gỗ vuông, lồng kính rồi treo lên tường” [106;104]. “Tôi” biết cả cuốn tiểu thuyết đang và sẽ viết

điều không thể kết thúc, dù nó cần/phải khép lại, khép lại để bắt đầu với những cuộc phiêu lưu mới: “Nó có thể là chương đầu tiên, cũng có thể là chương cuối

cùng. Nó không thể là một truyện ngắn. Nó không thể kết thúc ở đấy. Tôi cũng biêt kết thúc nó khó khăn như thế nào. Khó khăn như người ta khép lại một phần của cuộc đời. Một phần của cuộc đời không thể là một truyện ngắn. Mười năm mười hai năm không thể là một ruyện ngắn. Mười tháng mười hai tháng cũng không thể là một truyện ngắn. Tôi biết có lúc tôi sẽ bỏ nó ra viết tiếp. Viết tiếp để mà kết thúc. Viết tiếp để mà khép lại” [106;50].

Trong VânVy có tham gia của một câu chuyện khác, câu chuyện của nhà văn đồng tính B với người kể chuyện xưng “mình”. Các mẩu chuyện được trích từ cuốn nhật ký của người kể chuyện, đặt trước các chương của mạch truyện còn lại (trừ chương 6, chương 9 và chương 19 không có các trích đoạn nhật ký nhà văn B). Kết cấu tác phẩm với hai câu chuyện riêng biệt, trong đó câu chuyện nhỏ tồn tại độc lập và không liên quan đến câu chuỵên lớn. Tuy nhiên, nhân vật chính, người kể chuyện xưng “mình” của câu chuyện đó lại là một nhân vật trong câu chuyện lớn, có quan hệ với Vy (B là con trai duy nhất của Liz và Sam, bạn của Vy) và cũng như

Chinatown, người đọc không thể hiểu hết được các lớp nội dung trong câu chuyện

của Vy nếu không biết câu chuyện của B. Trong câu chuyện của B, vì là các trích đoạn trong nhật ký nên các suy nghĩ, các sự kiện trong đó được nhìn qua B, B là chủ thể kể chuyện và là người mang tiêu điểm, nên câu chuyện hoàn toàn mang màu sắc chủ quan, khác với câu chuyện của người đàn ông xưng “tôi” làm nghề hoạ sĩ trong

I'm yellow. Qua điểm nhìn của B, ta biết được câu chuyện về cuộc sống bất hạnh

của một con người mười năm đau đớn chống chọi với HIV và tìm thấy sự nhẹ nhàng, êm ái, thoát khỏi cảm giác đau đớn đang từng ngày hành hạ anh trong thuốc lắc và những trang văn của mình. Cũng qua nhân vật đặc biệt này, ta nhận ra một số quan niệm về văn chương của anh: “Văn chương làm sao có tiêu chuẩn, và đâu là lý

do để chặt nó khỏi cuộc sống của từng cá nhân. Viết về bản thân mới là thử thách. Muốn có tác phẩm lớn, phải có thế giới nội tâm và viết nó ra một cách không gượng ép.(...). Tác giả tài năng là người tự tạo được lý thuyết cho mình” [52;133]. Với B,

văn chương, ít nhất cái ý nghĩa và giá trị sử dụng của nó cũng là “như một giải

thoát”, “như để tự chữa bệnh” [52;132]. Tự viết về mình, viết những trang đời của

mình, những trang văn của mình, dù có bị giới đồng tính bêu rếu và tẩy chay vì cho rằng anh tự “cởi áo cho người xem lưng” tất cả bọn họ, là một cách để B tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn thuận (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)