Một số nhận xét tổng quát về sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007 (Trang 77 - 80)

Đại đoàn kết dân tộc là đường lối cơ bản và nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, ở mỗi thời kỳ, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ cách mạng, Đảng càng nâng cao tư duy đoàn kết dân tộc ngày càng có tính chất toàn dân tộc để đề ra những chủ trương đúng đắn, cụ thể về đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghị quyết 8B, ngày 27-3-1990 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, Nghị quyết 07, ngày 17-11-1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc Thống nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đại hội IX và Đại hội X của Đảng…, đặc biệt là Nghị quyết số 23, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là những văn kiện quan trọng đã tổng kết thực tiễn và đề ra những quan điểm cơ bản của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Qua các văn kiện đó thể hiện khá rõ hơn những điều chỉnh, phát triển trong tư duy, nhận thức của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam , xác định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001,

Báo cáo chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nâng quan điểm “đoàn kết toàn dân" lên thành "Đại đoàn kết toàn dân” và đến Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Đảng ra nghị quyết (số 23- NQ/TW, ngày 12-03-2003) về phát huy sức mạnh “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Từ đó đến nay vai trò đó tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và trong các văn bản khác của Đảng.

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã có những bước phát triển rất to lớn. Đường lối, chủ trương về đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng đã và đang đi vào cuộc sống, là một nhân tố hết sức cơ bản tạo nên sự phát triển đó. Tuy nhiên, tình hình xã hội thay đổi nhanh chóng, nhiều vấn đề mới đã và đang đặt ra, trong đó có vấn đề củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc của nước ta hiện nay.

Từ thực tiễn Đảng lãnh đạo, tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007, có thể nêu lên một số nhận xét như sau:

3.1.1. Qua bốn lần đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước phát triển, cụ thể hóa và bổ sung tư duy, nhận thức về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân với xu hướng ngày càng nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận, đoàn thể, nhất là đoàn thể chính trị - xã hội

- Đảng tiếp tục khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vai trò này được bổ sung, phát triển sau 20 năm đổi mới, với “vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống” [7, tr. 124]. Nhà nước ban hành cơ chế (pháp lý, nhân lực, điều kiện phương tiện hoạt

động) để Mặt trận, các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.

- Xác định Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. - Xác định rõ hơn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, bao gồm tổ chức chính trị, các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thay vì trước đây trong thành phần khối liên minh chính trị đó chỉ có các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu.

3.1.2. Đại đoàn kết dân tộc và quan điểm, chính sách đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội được phát triển về tư duy qua từng giai đoạn phát triển của đất nước

- Đại đoàn kết toàn dân tộc được nâng lên là đường lối chiến lược, là động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi biền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp, trong đó chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta rất coi trọng dân chủ, đoàn kết thì phải dân chủ; dân chủ là tăng cường đoàn kết.

- Các quan điểm và chính sách đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội ngày càng được phát triển cùng với sự phát triển của đất nước, đó là chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức, tôn giáo, dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng thể hiện rõ quan điểm nền tảng của đại đoàn kết toàn dân tộc, các chủ trương chính sách nhằm quan tâm, bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo; mở rộng dân chủ về kinh tế, xã hội,

phát huy truyền thống yêu nước là những yếu tố quan trọng để tập hợp đoàn kết hết thảy mọi người dân phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3.1.3. Đảng đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thực hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân

- Các Đại hội Đảng cụ thể hóa, với chủ trương ngày càng rõ về đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể là đa dạng hóa các hình thức để mở rộng về tổ chức để tập hợp quần chúng; hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình; xây dựng cộng đồng dân cư tự quản trên cơ sở hương ước, quy ước ở từng thôn, làng, ấp, bản, khu phố, tổ dân phố. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, đoàn thể, khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, xa dân.

- Cùng với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể, Đảng tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mạt trận, đoàn thể qua chủ trương được đề ra tại các đại hội, gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) với những nội dung đổi mới cụ thể hóa quan điểm Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Nhà nước ngày càng thể chế hóa chủ trương của Đảng về Mặt trận, đoàn thể thành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội về vai trò, quyền, trách nhiệm tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)