Đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước yêu cầu phát triển mới của đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007 (Trang 91 - 107)

Nam trước yêu cầu phát triển mới của đất nước

3.4.1. Đại đoàn kết toàn dân tộc trước yêu cầu phát triển mới của đất nước

Đại đoàn kết toàn dân tộc đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo nhiệm vụ cách mạng Việt Nam mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng Cộng

sản Việt Nam đề ra đã khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là một chiến lược của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại khi mà yếu tố dân tộc trở thành một đặc điểm cực kỳ quan trọng.

Nội dung cơ bản của đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh và động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây không phải là chủ trương nhất thời, mà là một vấn đề cốt tử của cách mạng. Điểm tương đồng, mẫu số chung để Đảng Cộng sản Việt Nam đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, mọi dân tộc, mọi tôn giáo, xóa bỏ mọi định kiến, mặc cảm, phân biệt đối xử trong xã hội... đó là mục tiêu giữ vững độc lập và thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên cơ sở điểm tương đồng ấy, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Trong đoàn kết dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội. Đây là nét đặc thù của đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta, là thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc ta.

Đảng Cộng sản Việt Nam coi việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, mà Đảng là hạt nhân lãnh đạo, thực hiện đoàn kết thông qua nhiều biện pháp, hình thức đa dạng, trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật hợp lòng dân của Nhà nước và vai trò gương mẫu thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên. Trong điều kiện ngày nay, hoạt động của bộ máy và đội ngũ cán bộ viên chức trong sạch, vững mạnh là một

yếu tố cực kỳ quan trọng để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố lòng tin của nhân dân với chế độ.

Trên cơ sở những quan điểm cơ bản đó, Đảng đã đề ra những chủ trương cụ thể nhằm đưa đường lối đại đoàn kết toàn dân vào cuộc sống, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân như: công nhân, nông dân, trí thức, chủ doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo, kiều bào ta ở nước ngoài... Mỗi tầng lớp trong xã hội ta có yêu cầu và nguyện vọng riêng, Đảng và Nhà nước có chủ trương cụ thể sát với từng tầng lớp, nhằm đoàn kết động viên mọi nguồn lực thật rộng rãi của mọi người Việt Nam yêu nước trong công cuộc phát triển đất nước. Muốn đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác nhau, phải có chính sách đáp ứng yêu cầu lợi ích của mỗi giai tầng. Đảng đề ra chủ trương đối với mỗi giai tầng, chính là nhằm thỏa mãn yêu cầu chính đáng, hợp pháp của mọi giai tầng, kết hợp hài hòa lợi ích chung của đất nước với lợi ích riêng, kết hợp lợi ích của mỗi cá nhân, của tập thể và lợi ích toàn xã hội.

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, những năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều cố gắng và thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi trong việc thực hiện đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền của đất nước, người trong Đảng, ngoài Đảng, người đương chức, người nghỉ hưu, đoàn kết mọi người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Nhờ có đoàn kết rộng rãi, chân thành mà Việt Nam luôn được ổn định, sự đồng thuận xã hội được củng cố và tăng cường, trở thành sức mạnh góp phần tạo nên những thành tựu rất quan trọng trong những năm qua và những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và những bài học qua 20 năm đổi mới, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và đồng bào ta định cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ gìn sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Các chính sách và pháp luật của Nhà nước phải nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư), đồng thời giữ vững kỷ cương xã hội và đạo lý dân tộc. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo; chú trọng chính sách đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào định cư ở nước ngoài, v.v...

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước.

Thực hiện đại đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, vì thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một nội dung trọng yếu trong chủ đề của Đại hội X của Đảng, là quyết tâm không gì lay chuyển nổi của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

3.4.2. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong nước, các giai tầng trong xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là cầu nối bền chặt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Vai trò quan trọng đó đã được chứng minh trong thực tiễn lịch sử 78 năm tồn tại và phát triển của Mặt trận, đã là một nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ, đã được Hiến phápLuật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [44, tr 203-204].

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, phương thức hoạt động và phong cách làm việc cho phù hợp tình hình mới, theo hướng hiệu quả và thiết thực, hướng về cộng đồng dân cư, góp phần chăm lo đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân, qua đó tăng cường tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội IX và thực tiễn 20 năm đổi mới, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân đan; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân.

Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp ủy đảng và các cấp

chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với cuộc sống. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế dân chủ ở cơ sở để Mặt trận, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị. Về phần mình, Mặt trận, các đoàn thể và các hội quần chúng cần đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục cho được tình trạng hành chính, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Phát huy thành tựu và những bài học kinh nghiệm quý báu của nhiệm kỳ Đại hội IX và 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với chủ đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển đã, đang và sẽ đi vào cuộc sống, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh sẽ trở thành hiện thực.

3.4.3. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, theo chúng tôi:

- Một là, trước hết Mặt trận Tổ quốc các cấp phải nhận thức đầy đủ sâu sắc vần đề nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước để chủ động tự đổi mới, tự khẳng định mình và thường xuyên chăm lo củng cổ mở rộng tổ chức, đối mớiphương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đã được luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đạo luật khác quy định.

- Hai là, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó cũng là vai trò vốn có của Mặt trận. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức của dân, do dân và vì dân. Mặt trận đại diện cho lợi ích chung của các tầng lớp nhân dân cùng với Nhà nước chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, điều hòa lợi ích giữa các thành viên tham gia liên minh, hòa giải các mâu thuẫn trong xã hội, thực hiện được vai trò này thì tổ chức mặt trận mới được củng cố và mở rộng.

- Ba là, Mặt trận tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, là vai trò đương nhiên vì Mặt trận là một tổ chức liên minh chính trị, là thành viên của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phải phát huy đầy đủ vai trò đại diện nhân dân trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia xây dựng chủ trương chính sách pháp luật, thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội trong quá trình tham gia xây dựng chủ trương chính sách pháp luật vì các chủ trương chính sách pháp luật đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc củng cổ và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Hiện nay ở một số địa phương, Mặt trận xã, phường, thị trấn đã chủ trì việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của chính quyền cơ sở đã đem lại những kết quả bước đầu. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, để Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, thực hiện giám sát của nhân dân đối với việc thực thi trách nhiệm và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật trong cuộc sống. Làm tốt những việc đó chẳng những để thực hiện vai trò của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007 (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)