Xu hƣớng của trách nhiệm xã hội trong trƣờng đại học hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 59 - 61)

1.1 .Giáo dục đại học

3.1. Xu hƣớng của trách nhiệm xã hội trong trƣờng đại học hiện nay

Trong nền kinh tế thị trƣờng, chức năng cơ bản của nhà nƣớc trong quản lý xã hội là chức năng quản lý tàm vĩ mô, chiến lƣợc; không phải là các chức năng cụ thể mang tính tác nghiệp của các phân hệ bên dƣới, các tổ chức, cá nhân. Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, các trƣờng đại học là các cơ sở cung ứng dịch vụ đào tạo cho xã hội. Các cơ sở này cũng đòi hỏi phải có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ở trong và ngoài nhà nƣớc. Yếu tố quan trọng nhất để mỗi trƣờng đại học có thể tồn tại đƣợc lâu dài đó là sự hài lòng của xã hội, sự chấp nhận sản phẩm đào tạo mà nhà trƣờng cung cứng. Do vậy, TNXH đã và đang là vấn đề đƣợc quan tâm thực hiện nhiều hơn tại mỗi trƣờng đại học.

Toàn cầu hóa trong giáo dục đại học đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các trƣờng đại học. Nhiều tổ chức giáo dục, trƣờng đại học trên thế giới đã coi TNXH là ƣu tiên chiến lƣợc hàng đầu. Hội thảo giáo dục Á – Âu lần thứ 2 (2011) đƣợc tổ chức bởi Quỹ Châu Á và Châu Âu (The Asia-Europe Foundation's) với chủ đề

“Knowledge Societies: Universities and their social responsibilities” cũng đã thảo

luận rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề TNXH của trƣờng đại học. Các học giả cho rằng các trƣờng đại học nhƣ là trụ cột cho sự phát triển của con ngƣời, phải có trách nhiệm về mặt xã hội đối với sản phẩm của mình (những ngƣời tốt nghiệp) và các bên liên quan tiềm năm tác động đến tƣơng lai của kinh tế – xã hội. Qua đó Hội thảo cũng đề xuất một khuôn khổ quản lý chiến lƣợc của TNXH nhằm cân bằng việc quản lý TNXH của các bên liên quan cả bên trong và bên ngoài trƣờng học thông qua quá trình tạo ra giá trị. Hội nghị thƣợng đỉnh về trách nhiệm xã hội đại học đƣợc tổ chức vào tháng 11 năm 2016 tại Bắc Kinh – Trung Quốc với sự tham gia của 52 tổ chức đến từ 12 quốc gia khác nhau. Hội nghị đề cập đến một loạt các chƣơng trình nhằm mục đích giáo dục sinh viên trở thành các nhà lãnh đạo có thể

tạo ra thay đổi và huy động đƣợc sức lực và trí lực của các trƣờng đại học để giải quyết các thách thức xã hội.

Ở Việt Nam, sự đổi mới trong quản lý nhà nƣớc theo hƣớng tăng quyền tự chủ đã buộc các trƣờng đại học phải có sự thay đổi để tồn tại. Làm thế nào để các trƣờng đại học có thể có đƣợc niềm tin và sự ủng hộ của xã hội, không gì khác đó là họ phải làm hài lòng mọi ngƣời, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với các bên hữu quan. Nhiều sự kiện cũng đƣợc mở ra nhằm thảo luận về vấn đề này. Hội thảo khoa học với chủ đề “Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các trường

đại học và cao đẳng Việt Nam” do Hiệp hội các trƣờng đại học và cao đẳng Việt

Nam (VUN) tổ chức (10/2009) bên cạnh các vấn đề tự chủ đối với cơ sở giáo dục đại học nhƣ thế nào, các trƣờng đại học, cao đẳng cũng đã quan tâm tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học, cải thiện chất lƣợng giáo dục đại học và trách nhiệm của các bên trong việc cải thiện chất lƣợng giáo dục đại học.

Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất

lượng giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam” do Hiệp hội các trƣờng đại học và

cao đẳng Việt Nam (VUN) tổ chức (10/2010) đã đề cập tới vai trò của các đối tác xã hội trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đại học, qua đó đặt ra yêu cầu cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội với các đối tác trong xã hội.

Hội thảo khoa học với chủ đề “Tự chủ đại học – cơ hội và thách thức” do Hiệp hội các trƣờng đại học và cao đẳng Việt Nam (VUN) tổ chức (9/2016) đã khẳng định gắn tự chủ với trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học. Quyền tự chủ càng cao thì TNXH phải càng lớn. Đó là trách nhiệm của nhà trƣờng đối với sinh viên, phụ huynh, ngƣời sử dụng lao động, công chúng và Nhà nƣớc. Trách nhiệm này bao gồm: việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và trách nhiệm báo cáo giải trình công khai với công chúng, đem lại sự thỏa mãn cho sinh viên và cộng đồng.

TNXH cho đến nay vẫn là khái niệm mới và có nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau trong thuật ngữ quản lý giáo dục đại học ở nƣớc ta. Tuy nhiên các trƣờng đại học đã ngày càng thừa nhận ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của một

trƣờng đại học. Dù ở cách này hay cách khác, bản thân mỗi trƣờng đại học đã và đang thực hiện TNXH của mình. Điều đó thể hiện ở việc đổi mới chƣơng trình và cách thức đào tạo, thay đổi phƣơng pháp quản lý trong trƣờng học, đẩy mạng công tác truyền thông và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao tri thức tại địa phƣơng… Có thể khẳng định rằng, TNXH xã hội ngày càng đƣợc coi là nhiệm vụ trong tâm và có yếu tố sống còn của các trƣờng đại học. Bảo đảm TNXH giúp cho các trƣờng đại học có thể tồn tại, nó cũng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)