Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 61 - 65)

1.1 .Giáo dục đại học

3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng

Trƣờng ĐH CNTT&TT

Qua kết quả nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn cho thấy hiện nay Trƣờng ĐH CNTT&TT đã và đang tích cực thực hiện theo tinh thần tự chủ và bảo đảm TNXH của mình. Tháng 3/2017, Trƣờng ĐH CNTT&TT đã vinh dự là trƣờng đại học đầu tiên khu vực trung du miền núi phía Bắc và là một trong 16 trƣờng đại học trên cả nƣớc đƣợc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục do Trung tâm kiểm định chất lƣợng thuộc Hiệp hội các trƣờng Đại học – Cao đẳng Việt Nam công nhận. Kết quả kiểm định là cơ sở để ngƣời học và xã hội cân nhắc là xây dựng lòng tin với Nhà trƣờng. Đây là cơ hội để để Nhà trƣờng công bố và giải trình với xã hội, các cơ quan có thẩm quyền, các phụ huynh, ngƣời học về chất lƣợng của nhà trƣờng; đồng thời cũng là cơ hội để đánh giá toàn diện năng lực của mình, xác định ƣu nhƣợc điểm, khắc phục điểm yếu, cải tiến và tiếp tục nâng cao chất lƣợng trong thời gian tới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.

Tác giả đề tài xin đƣa ra một vài giải pháp để khắc phục những hạn chế ấy nhằm giúp Trƣờng ĐH CNTT&TT thực hiện tốt hơn vai trò và TNXH của mình.

3.2.1. Đổi mới văn hóa tổ chức theo hướng đảm bảo TNXH

Cần nhận thức TNXH của trƣờng đại học một cách đầy đủ và toàn diện. Nó phải bao gồm cả trách nhiệm góp phần phát triển kinh tế – xã hội quốc gia hay địa phƣơng, phổ biến là những giá trị về quyền công dân, về xây dựng đất nƣớc, góp

phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chứ không chỉ là riêng mỗi trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý nhà nƣớc và cấp trên. TNXH nên hƣớng đến kết quả đạt đƣợc chứ không nên theo cách thức hoạt động của trƣờng đại học. Do đó, muốn thực hiện tốt TNXH trƣớc tiên cần thay đổi quan điểm nhận thức của con ngƣời, muốn thay đổi nhận thức trƣớc tiên phải tạo ra một môi trƣờng văn hóa phù hợp. TNXH là một khía cạnh thể hiện của văn hóa của tổ chức, văn hóa quản lý. Vì vậy muốn duy trì và thực hiên tốt TNXH thì Nhà trƣờng cần xây dựng một môi trƣờng văn hóa đầy đủ chuẩn mực. Tƣ tƣởng và phong cách lãnh đạo sẽ quyết định đến việc hình thành văn hóa của tổ chức, vì thế họ cần phải luôn hƣớng tới cái mới, cái tích cực, duy trì chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, không tham nhũng, phát huy dân chủ, sẵn sàng tạo cơ hội cho CBGV phát huy năng lực, quan tâm nhiều hơn tới cuộc sống của CBGV. Thực hiện TNXH phải dựa trên cơ sở tự nguyện chứ không phải là bắt buộc hay làm lấy lệ, có nhƣ vậy mới có thể bảo đảm thực hiện lâu bền và hiệu quả.

Để đổi mới văn hóa trƣờng học theo hƣớng bảo đảm TNXH, Nhà trƣờng cần xây dựng triết lý – giá trị cốt lõi cho mình. Giá trị cốt lõi đó phải xoay quanh vấn đề tri thức và lòng nhân ái. Khát vọng tìm kiếm tri thức mới, tôn trọng cái mới và cùng nhau làm việc trong môi trƣờng thân thiện, sẻ chia. Hiện thực hóa vấn đề ấy trƣớc tiên bằng cách thực hiện triệt để quy chế dân chủ trong trƣờng học, đối với cả sinh viên và giáo viên. Dân chủ không chỉ đƣợc thực hiện bằng quy chế, văn bản nhƣ một khẩu hiệu mà phải đƣợc thực hiện đúng nghĩa của nó. Tất cả mọi ngƣời đều phải đƣợc tôn trọng ý kiến khi tham gia góp ý đối với tổ chức, cần tôn trọng sự khác biệt của cá nhân. Thực hiện dân chủ trong các mối quan hệ: ngƣời lao động – tổ chức, sinh viên – tổ chức, tổ chức – cộng đồng bên ngoài. Tất cả đều phải đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, và hài hòa lợi ích…

3.2.2. Tăng học phí để đầu tư cho dịch vụ giáo dục

Học phí là một vấn đề nhạy cảm, việc tăng hay giảm cũng cần theo quy định của nhà nƣớc. Tuy nhiên chúng ta thƣờng hay phàn nàn về chất lƣợng đào tạo của Việt Nam so với các nƣớc khác, nhƣng chúng ta lại mặc nhiên đó là trách nhiệm

của nhà nƣớc, trách nhiệm của giảng viên, của nhà trƣờng. Một sự thật cho thấy, muốn có chất lƣợng tốt thì phải đầu tƣ, muốn có môi trƣờng học tập quốc tế thì cần phải có chi phí quốc tế. Trong khi nguồn kinh phí đầu tƣ của Chính phủ hiện nay là hạn hẹp, mức học phí đối với hệ đại học hiện nay là rất thấp. Hiện nay, chi phí cho một sinh viên còn không tốn kém bằng chi phí cho 1 học sinh tiểu học ở các trƣờng công có danh tiếng. Học phí hiện tại đối với sinh viên hệ 4 năm của Nhà trƣờng là 190.000 VNĐ/tín chỉ và 240.000VNĐ/tín chỉ đối với hệ 5 năm. Do vậy, muốn có chất lƣợng tốt thì không thể không cần chi phí tƣơng xứng. Chi phí sẽ phục vụ đầu tƣ cho CSVC và nâng cao chất lƣợng của dịch vụ. Chi phí để trả công thỏa đáng cho giảng viên để họ bảo đảm đƣợc cuộc sống mà yên tâm giảng dạy.

Tuy nhiên, trƣớc khi tăng học phí cần phải có các buổi tọa đàm giải đáp cho sinh viên hiểu đƣợc chủ trƣơng của Nhà trƣờng trong mục đích tăng học phí. Mức tăng học phí theo lộ trình mà nhà nƣớc quy định. Bên cạnh việc tăng học phí để nâng cao chất lƣợng đào tạo, Nhà trƣờng cần duy trì việc bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học. Cần có các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tìm kiếm nhiều nguồn học bổng, tài trợ, tạo cơ hội cho sinh viên nghèo vƣợt khó… Nhà nƣớc cần hỗ trợ các sinh viên nghèo thông qua các hình thức vay nợ ngân hàng trong suốt quá trình học tập với lãi suất thấp hoặc không lãi suất, chỉ tính lãi suất sau khi sinh viên hoàn thành chƣơng trình học tập.

3.2.3. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng gọn nhẹ, thúc đẩy tinh thần tự học của sinh viên

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, chƣơng tình đào tạo của Nhà trƣờng hiện nay còn quá nặng về thời lƣợng cho mỗi đơn vị học trình. Một tín chỉ hiện nay gồm 19 tiết trên giảng đƣờng và 30 giờ tự học. Cùng với việc sắp xếp lịch học dày đặc, học cả thứ bảy, chủ nhật đã gây áp lực lớn về học tập cho sinh viên. Việc tổ chức giảng dạy nhƣ vậy khiến cho sinh viên và giảng viên mệt mỏi, áp lực, đồng thời không khuyến khích đƣợc tinh thần tự học và nghiên cứu của ngƣời học. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đào tạo, Nhà trƣờng cần thiết phải xây dựng lại đề cƣơng môn học sao cho giảm thiểu thời lƣợng giảng dạy, tăng thời lƣợng tự học, bổ sung các hình thức

học khác nhƣ tổ chức các hoạt động tham quan thực tế và viết bài thu hoạch. Nhƣ thế vừa tạo cơ hội cho sinh viên có điều kiện trải nghiệm thực tế, liên hệ kiến thức đã học với thực tế nghề nghiệp.

Đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo theo hƣớng ứng dụng cao, phát huy tính năng động, sáng tạo của sinh viên. Khuyến nghị Nhà trƣờng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy POHE. Chƣơng trình đào tạo POHE thực hiện ở Việt Nam từ năm 2005, là kết quả của dự án Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan PROFED. Đây là chƣơng trình đào tạo mở dựa vào năng lực và có sự tham gia của thị trƣờng lao động vào quá trình đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau. Nghiên cứu đánh giá về chƣơng trình đào tạo này, tác giả kiến nghị Trƣờng ĐH CNTT&TT nên ứng dụng phƣơng pháp này trong hoạt động đào tạo của Nhà trƣờng để đổi mới và nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Bên cạnh đó, cần phải sắp xếp lịch trình đào tạo khoa học, phân bổ lịch học cho sinh viên sao cho đảm bảo thời gian vừa có thời gian học tập trên lớp, vừa có thời gian tự học, vừa có thời gian tham gia các hoạt động rèn luyện khác.

3.2.4. Tinh giản đội ngũ nhân sự trong Nhà trường

Nhƣ kết quả đã phân tích tại Chƣơng 2 của đề tài cho thấy cơ cấu nhân lực của Nhà trƣờng là không hợp lý, đội ngũ nhân sự phòng ban quá dƣ thừa gây nhiều lãng phí cho tổ chức. Số liệu đánh giá trong năm học 2015 – 2016 cho thấy, số lƣợng giảng viên cơ hữu 498 CBGV, trong đó có 337 giảng viên (270 ngƣời thực giảng, 67 ngƣời làm quản lý) và 161 cán bộ phục vụ, có nghĩa là cứ 3 giảng viên thì có 2 ngƣời làm phục vụ. Do vậy, để tiết kiệm nguồn tài chính hạn hẹp hiện nay, Nhà trƣờng cần tinh giảm 38% tổng số đội ngũ nhân sự phòng ban hiện tại. Tỷ lệ tinh giảm này đƣợc đƣa ra từ việc so sánh số lƣợng nhân sự thực tế với đề án phát triển giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020 của Nhà trƣờng. Tinh giảm nhân lực dƣ thừa vừa giúp cho bộ máy hoạt động hiệu quả hơn vừa giúp Nhà trƣờng tiết kiệm một nguồn kinh phí lớn để đầu tƣ vào các hoạt động khác. Đồng thời có điều kiện để quan tâm nhiều hơn tới các chế độ phúc lợi cho CBGV, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự, đảm bảo TNXH đối với ngƣời lao động.

3.2.5. Bảo đảm các chế độ phúc lợi đối với cán bộ, giảng viên

Nhiệm vụ trƣớc mắt đó là phân bổ lại đầu tƣ tài chính cho các hoạt động, chú trọng tới việc giải quyết chế độ cho CBGV, thanh toán kịp thời các khoản lƣơng, thƣởng, phụ cấp và các khoản thanh toán khác. Không để tồn đọng các khoản thanh toán qua các tháng, năm trƣớc sang năm sau.

Từng bƣớc thay đổi chính sách hỗ trợ học tập, nâng cao các định mức thanh toán trong coi, chấm thi, NCKH và định mức giảng dạy.

Đãi ngộ về tiền lƣơng, về các quyền lợi vật chất là điều rất quan trọng, nhƣng chƣa đủ để giảng viên phát triển hết khả năng đóng góp của họ. Tạo điều kiện để ghi nhận thành tựu của họ; sử dụng những ý kiến đóng góp của họ, xây dựng một môi trƣờng làm việc đầy cảm hứng, khích lệ sự ƣu tú và khuyến khích tham gia vào công việc phục vụ nhà trƣờng, phục vụ cộng đồng, là điều sẽ nâng cao sự hài lòng về công việc của giảng viên, củng cố mối quan tâm và sự gắn kết của họ với thành bại của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)