Điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 34)

1.1 .Giáo dục đại học

1.4. Điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học

Để các trƣờng đại học thực hiện TNXH đạt hiệu quả cao và bảo đảm lâu dài, cần có các điều kiện sau:

- Thực hiện trách nhiệm cần xuất phát từ sự tự nguyện của mỗi trường đại học: Thực tế cho thấy, chúng ta chỉ có thể thực hiện tốt một công việc nào đó nếu xuất phát từ nhu cầu và sự tự nguyện hơn là thực hiện bởi quy định ràng buộc. Do vậy, để thực hiện tốt TNXH bản thân mỗi trƣờng đại học cần phải xác định đƣợc đó là yếu tố sống còn của mình và xuất phát từ sự tự nguyện. Có nhƣ vậy, mới đạt đƣợc hiệu quả tốt và bảo đảm thực hiện lâu dài.

- Được sự ủng hộ, phối hợp của các bên hữu quan:

+ Cần có cơ sở pháp lý đủ mạnh để ràng buộc các trƣờng đại học phải thực hiện trách nhiệm của mình. Việc nhà nƣớc ban hành một khung trách nhiệm mang tính pháp lý sẽ thúc đẩy bản thân mỗi trƣờng đại học thực hiện TNXH tốt hơn nếu không muốn bị lên án và tự đào thải trong điều kiện cạnh tranh thị trƣờng. Bên cạnh đó cũng cần có quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể và chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học cũng nhƣ trong hoạt động của trƣờng đại học.

+ Giảng viên và sinh viên có trách nhiệm cao trong hoạt động đào tạo: Yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một trƣờng đại học đó chính là chất lƣợng đào tạo. Không thể nói rằng một trƣờng đại học là uy tín nếu nhƣ sản phẩm đầu ra không đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Mặt khác, cho dù nhà trƣờng cung cấp một dịch vụ giáo dục đầy đủ và hiện đại mà sinh viên không có tinh thần tự giác trong học tập thì cũng không mang lại kết quả cao. Do đó, để đảm bảo thực hiện TNXH của trƣờng đại học, trƣớc tiên giảng viên và sinh viên phải xác định đƣợc vai trò của mình, quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trƣờng.

+ Cần có sự hợp tác tích cực của các doanh nghiệp, phía ngƣời sử dụng lao động để cung cấp nhu cầu thự tế của xã hội về nguồn nhân lực. Đó là cơ sở để trƣờng đại học nghiên cứu, điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp.

+ Cần có sự ủng hộ, phối hợp của cộng đồng địa phƣơng trong việc giám sát hoạt động và đánh giá chất lƣợng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Để làm đƣợc điều này, cũng cần có những quy chế phối hợp, nêu ra vai rò và quyền đƣợc giám sát của các lực lƣợng trong xã hội, tạo cơ sở buộc các trƣờng đại học chấp nhận công khai và chịu sự giám sát đó.

Vấn đề TNXH và vai trò của TNXH đã đƣợc đề cập từ những năm 70 của thế kỷ XX, cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về TNXH nhƣng theo cách tiếp cận của ISO 26000:2010 là khái niệm tổng quan và chung nhất cho mọi loại hình tổ chức. Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm TNXH theo tiếp cận của

ISO26000:2010. Một tổ chức có TNXH là luôn mong muốn đem lại những giá trị lợi ích tốt đẹp cho xã hội và các bên liên quan, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. TNXH của mỗi tổ chức khác nhau là khác nhau, tùy theo đặc thù ngành nghề và bản thân tổ chức. Các tổ chức khi thực hiện tốt TNXH của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và cho chính mình. Giáo dục đại học có vai trò to lớn trong kiến tạo xã hội, tri nhân loại có đƣợc phong phú hay hạn chế là nhờ vào khả năng đóng góp của giáo dục đại học. TNXH của trƣờng đại học là quan tâm đến quyền và lợi ích của các bên hữu quan, đáp ứng những yêu cầu và lợi ích đó. Thực hiện tốt TNXH sẽ giúp cho các trƣờng đại học hoạt động hiệu quả, chất lƣợng giáo dục đại học đƣợc nâng cao, duy trì những giá trị cốt lõi của đại học. Những nội dung trên là cơ sở lý luận để tác giả đánh giá thực trạng và vận dụng lý luận liên hệ vào thực tiễn, kiến nghị giải pháp để thực hiện tốt hơn vấn đề TNXH của trƣờng đại học mà tác giả nghiên cứu thực tế.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 2.1. Khái quát về Trƣờng đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà trường

Trƣờng ĐH CNTT&TT là đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên có tiền thân là Khoa Công nghệ thông tin (2001) đƣợc thành lập ngày 30/3/2011 theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngay từ khi thành lập Nhà trƣờng đã tuyên bố sứ mạng “Trƣờng đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học; NCKH&CGCN thuộc lĩnh vực CNTT&TT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Trên cơ sở chƣơng trình khung của Bộ GD&ĐT, trƣờng đã xây dựng khung chƣơng trình đào tạo phù hợp với thực tế, bao gồm các loại hình chính quy, vừa học vừa làm và liên thông. Từ năm học 2008 – 2009, trƣờng đã chuyển đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Hiện nay, trƣờng có 17 ngành đào tạo đại học, 2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 01chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

Về cơ cấu tổ chức Trƣờng hiện có: Ban giám hiệu; 10 Phòng chức năng; 06 Khoa chuyên môn; 02 Bộ môn trực thuộc trƣờng; 08 Trung tâm/ Học viện, ngoài ra còn có các tổ chức Đảng uỷ, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh.

Với truyền thống 15 năm xây dựng và phát triển, Nhà trƣờng đã khẳng định đƣợc vị thế trong ĐHTN cũng nhƣ khu vực trung du miền núi phía Bắc. Với nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất (phòng học, giảng đƣờng, phòng thực hành thí nghiệm...) và năng lực đội ngũ hiện có của Nhà trƣờng đảm bảo yêu cầu để thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT. Định hƣớng phát triển là trở thành trƣờng đại học điện tử trong tƣơng lai, Nhà trƣờng đã chú trọng ký kết phối hợp về đào tạo, NCKH với các viện nhƣ: Viện công nghệ thông tin thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa thuộc Bộ Công thƣơng; Viện công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hà

Nội. Từ đó, nhà trƣờng đã huy động đƣợc tối đa lực lƣợng nhà khoa học có trình độ cao của các Viện tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Trƣờng.

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐH CNTT&TT

2.1.2. Sứ mạng và chiến lược của Nhà trường

Sứ mạng của Trƣờng ĐH CNTT&TT đó là “Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Chiến lƣợc của Trƣờng ĐH CNTT&TT đó là “Phát huy sức mạnh tổng hợp với tinh thần NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, HIỆU QUẢ, tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp trong và ngoài

nước; gắn đào tạo với thực tiễn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền

thông, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực Trung du miền núi phía Bắc

Việt Nam”. Mục tiêu phát triển của nhà trƣờng đã đƣợc xác định trong Văn kiện Đại

hội Đảng bộ trƣờng lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 – 2020: “xây dựng Trƣờng ĐH CNTT&TT theo mô hình trƣờng đại học điện tử, trung tâm đào tạo, nghiên cứu chất lƣợng cao trong lĩnh vực CNTT&TT, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”.

Có thể khẳng định sứ mạng của nhà trƣờng đã công bố đã phù hợp và gắn kết với chiến lƣợc phát triển của ĐHTN, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và của cả nƣớc. Cụ thể, Hội đồng nhân dân Tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiệm vụ và các giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực xã hội tại Nghị quyết số 21/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 nhƣ sau: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KHCN, ứng dụng công nghệ thông tin...phục vụ mục tiêu phát triển”; Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 và Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về CNTT&TT” đã định hƣớng về nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT đến năm 2020; Văn kiện Đại hội XI của Đảng nêu rõ quan điểm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 là “chú trọng phát triển CNTT, Công nghệ sinh học...”.

Sứ mạng và mục tiêu của Nhà trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở chủ trƣơng của Bộ GD&ĐT, ĐHTN, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; nhu cầu xã hội và nguồn lực của Nhà trƣờng. Cho đến nay, có thể thấy sứ mạng và chiến lƣợc hoạt động của Nhà trƣờng là phù hợp với nhiệm vụ và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của cả nƣớc.

2.1.3. Những cam kết trong hoạt động của Nhà trường

Bắt đầu từ 2011, Nhà trƣờng đã thực hiện các hoạt động 3 công khai, các hoạt động đánh giá và tự đánh giá kiểm định chất lƣợng cơ sở đào tạo, công khai cam kết

chất lƣợng giáo dục của Nhà trƣờng ở các trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Các nội dung trong cam kết chất lƣợng giáo dục của Nhà trƣờng nhƣ:

- Điều kiện cơ sở vật chất; - Đội ngũ giảng viên;

- Các hoạt động hỗ trợ học tập cho ngƣời học;

- Chuẩn đầu ra theo các ngành đào tạo và trình độ đào tạo; - Vị trí việc làm sau tốt nghiệp ở các trình độ.

Qua các nội dung cam kết này tạo cơ sở để các doanh nghiệp quyết định lựa chọn đầu tƣ, hợp tác; những ngƣời có nhu cầu học tập và nghiên cứu cũng nhƣ xã hội đánh giá lựa chọn. Tổng kết năm học 2015 – 2016, đồng chí Nguyễn Văn Tảo – Bí thƣ Đảng ủy, Hiệu trƣởng Nhà trƣờng đã trình bày các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2016 – 2017 và các năm tiếp theo. Các nội dung tập trung vào việc: tăng cƣờng nhận thức về yêu cầu tự chủ của đơn vị; hình thành văn hóa chất lƣợng, chuẩn hóa mọi hoạt động của nhà trƣờng; nâng cao năng lực đội ngũ theo hƣớng đáp ứng chuẩn; điều chỉnh chƣơng trình đào tạo để đạt đƣợc chuẩn đầu ra; lấy nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ làm trọng tâm; quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc ngƣời học và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác đào tạo, quản lý của nhà trƣờng. Đây cũng là những định hƣớng hoạt động để Nhà trƣờng tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm chất lƣợng giáo dục theo sứ mạng và cam kết của Nhà trƣờng trong tƣơng lai để xứng đáng là một trƣờng đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng quốc gia.

2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông nghệ thông tin và Truyền thông

Nhằm bảo đảm thực hiện TNXH, tháng 10/2016 Trƣờng ĐH CNTT&TT đã thành lập Hội đồng trƣờng theo quy định của nhà nƣớc và quyết định của Đại học Thái Nguyên. Hội đồng trƣờng gồm 15 thành viên, bao gồm lãnh đạo nhà trƣờng, nhà khoa học, giảng viên, cán bộ quản lý do đồng chí Trƣơng Hà Hải – Trƣởng Khoa Khoa học cơ bản làm Chủ tịch. Nhiệm vụ của Hội đồng trƣờng là quyết nghị những vấn đề lớn của Nhà trƣờng, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, báo

định kỳ với cơ quan quản lý nhà nƣớc và cấp trên. Đây là một dấu hiệu đổi mới tích cực trong cơ chế quản lý của Nhà trƣờng.

2.2.1. Thực trạng thực hiện TNXH của Nhà trường đối với cơ quan quản lý nhà nước

Trong những năm qua, Trƣờng ĐH CNTT&TT đã thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán định kỳ theo quy định của ĐHTN và của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Kết quả khảo sát các Ban quản lý tại Đại học Thái Nguyên – cơ quan chủ quản của Trƣờng ĐH CNTT&TT về việc thực hiện chế độ báo cáo, giải trình của Nhà trƣờng cho thấy Trƣờng ĐH CNTT&TT thực hiện nghiêm túc và đẩy chế độ báo cáo, giải trình về các hoạt động của mình.

Mức độ thực hiện

Thực hiện chế độ báo cáo, giải trình

Hoạt động đào tạo Công tác HS – SV Hoạt động tài chính Tổ chức cán bộ Hoạt động KHCN Hoạt động hợp tác quốc tế Hoạt động KT & ĐBCL Cơ sở vật chất Thực hiện không đầy đủ Thực hiện đầy đủ x x x x x x x x Thực hiện đúng quy định của cấp trên x x x x x x x x

Bảng 2.1. Mức độ thực hiện báo cáo, giải trình của Nhà trƣờng với cơ quan quản lý cấp trên

Bên cạnh các hoạt động báo cáo, giải trình theo quy định, Nhà trƣờng còn thực hiện đầy đủ quy chế “3 công khai”, qua đó cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đối tƣợng khác có thể nắm đƣợc thông tin đầy đủ hơn về hoạt động của Nhà trƣờng.

Qua hoạt động „„3 công khai‟‟ của Nhà trƣờng, có thể giám sát các thông tin nhƣ: các hoạt động thu – chi tài chính; các hoạt động KHCN, chế độ liên quan tới ngƣời lao động; các hoạt động đào tạo và bảo đảm chắt lƣợng đào tạo...

Bảng 2.2. Nội dung công khai tài chính của Nhà trƣờng từ 2007 – 2016

Nhà trƣờng đã thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động: tài chính, thi đua khen thƣởng, CSVC, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, ba công khai... Nhà trƣờng thực hiện công tác báo cáo nhƣ sau: Sau khi có văn bản yêu cầu của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý về nộp báo cáo, Ban giám hiệu chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp với các đơn vị có liên quan trong trƣờng thực hiện công tác lập báo cáo; đơn vị chủ trì lập báo cáo, thực hiện công tác tổng hợp các thông tin, dữ liệu và hoàn thiện báo cáo, trình Ban giám hiệu duyệt; nộp báo cáo lên cấp trên, đảm bảo đúng quy định. Các báo cáo định kỳ đều đảm bảo đầy đủ, kịp thời, không có báo cáo nộp quá hạn.

2.2.2. Thực trạng thực hiện TNXH của Nhà trường đối với người học

Đối với ngƣời học, Nhà trƣờng luôn cố gắng một cách cao nhất trong việc bảo đảm các chế độ, quyền lợi, xây dựng môi trƣờng học tập lành mạnh giúp ngƣời học có cơ hội sử dụng dịch vụ tốt hơn.

- Người học được đào tạo đầy đủ các môn học theo chương trình đào tạo đã

công bố: Chƣơng trình đào tạo đƣợc đổi mới theo định hƣớng thực hành, gắn liền

với thực tiễn nhu cầu của xã hội. Xây dựng chƣơng trình đào tạo và bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chƣơng trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, ngƣời tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ

chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng hoặc cả nƣớc.

- Người học được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách – xã hội theo quy định

của nhà nước: Trƣờng đã đảm bảo đúng, đầy đủ các chế độ chính sách cho ngƣời

học theo các quy định của nhà nƣớc có kế hoạch cụ thể, có phân công nhân sự triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)