Một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của Trƣờng ĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 65)

1.1 .Giáo dục đại học

3.3. Một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của Trƣờng ĐH

Trƣờng ĐH CNTT&TT

Bảo đảm TNXH để tạo cung cấp dịch vụ giáo dục đại học chất lƣợng cao không chỉ là nhiệm vụ của riêng mỗi trƣờng đại học, bản thân nó cần phải có sự chia sẻ, chung sức của toàn thể xã hội. Mỗi bên hữu quan đều có những nhiệm vụ nhất định trong việc giúp nhà trƣờng thực hiện trách nhiệm này.

3.3.1. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước

 Nhiệm vụ cần thực hiện:

Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội. Khi khả năng cung cấp dịch vụ GDĐH còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu quá lớn của xã hội nhƣ hiện nay thì việc thiết lập một cơ chế bảo đảm trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học đƣợc thực thi mang tính pháp lý là một yêu cầu khách quan. Một khung trách nhiệm mang tính pháp lý sẽ thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội đƣợc tốt hơn, đảm bảo rằng chính sách đầu tƣ và hỗ trợ của Nhà nƣớc, các khoản học phí hay các khoản tài trợ từ doanh nghiệp cho trƣờng đại học, đạt yêu cầu chất lƣợng đào tạo.

Quy định cụ thể trách nhiệm cá nhân có liên quan đến thành lập, giám sát hoạt động trƣờng đại học.

Tăng cƣờng kiểm định chất lƣợng chƣơng trình và trƣờng đại học; công khai thông tin hoạt động và chất lƣợng đào tạo của trƣờng đại học trên webside. Khuyến khích và tạo điều kiện để các lực lƣợng xã hội tham gia vào việc giám sát hoạt động của trƣờng đại học…

 Điều kiện để thực hiện:

Cần nhận định rằng, nhà nƣớc không phải là ngƣời tốt nhất nắm toàn quyền việc vận hành của từng trƣờng đại học. Việc quản lý một cộng đồng học thuật không thể đƣợc thực hiện một cách hiệu quả bởi những công chức nhà nƣớc quản lý gián tiếp, nhiệm vụ này nên để cho nhiều bên cùng tham gia, và bản thân mỗi trƣờng tự lo liệu. Nhà nƣớc cần chuyển đổi triệt để hơn nữa mô hình kiểm soát truyền thống sang mô hình giám sát trong mọi mặt quan hệ với các cơ sở giáo dục đại học. Việc đổi mới mô hình quản lý cần phải song hành với việc có thiết chế đủ mạnh để bảo đảm rằng các cơ sở giáo dục đại học không chỉ có trách nhiệm với nhà nƣớc, đối với ngân sách nhà nƣớc, mà còn phải có TNXH với ngƣời học, với các bên liên quan.

Về khía cạnh đảm bảo TNXH của trƣờng đại học, nhà nƣớc cần có các tiêu chuẩn ràng buộc cũng nhƣ các chế tài xử phạt cụ thể, cùng phối hợp với các lực lƣợng xã hội khác nhau trong việc kiểm tra giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đó. Cần có sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan quản lý ở địa phƣơng, các doanh nghiệp và nhân dân trong việc giám sát hoạt động và đánh giá chất lƣợng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Để làm đƣợc điều này, cũng cần có những quy chế phối hợp, nêu ra vai rò và quyền đƣợc giám sát của các lực lƣợng trong xã hội, tạo cơ sở buộc các trƣờng đại học chấp nhận công khai và chịu sự giám sát đó.

3.3.2. Nhiệm vụ của lãnh đạo Nhà trường

 Nhiệm vụ của Hiệu trưởng:

Hiệu trƣởng Nhà trƣờng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và xã hội trong công tác quản lý nhƣ: Tổ chức và sử dụng lao động; bảo đảm quy chế dân chủ và

quy chế sử dụng chi tiêu nội bộ; công khai minh bạch các hoạt động của Nhà trƣờng cho các bên hữu quan đƣợc biết rõ; định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản về kết quả hoạt động của Nhà trƣờng. Lãnh đạo nhà trƣờng cùng với quản lý các bộ phận nhận diện cho đúng những yếu tố cơ bản tác động tới việc thực hiện TNXH của Nhà trƣờng trong cơ chế thị trƣờng có định hƣớng xã hội chủ nghĩa để xây dựng đơn vị thành một tổ chức có văn hóa học hỏi, tổ chức biết học hỏi, thân thiện trong đời sống, kỷ luật trong công việc.

 Nhiệm vụ của Hội đồng trường:

Hiện nay để chuẩn bị cho kế hoạch đổi mới giáo dục đại học theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhiều trƣờng đại học đã thành lập Hội đồng trƣờng. Tuy nhiên, hoạt động Hội đồng trƣờng còn mờ nhạt, thiếu quyền lực, vai trò lãnh đạo thực sự. Để có thể thay đổi phƣơng thức quản lý hiệu quả hơn, bản thân Hội đồng trƣờng cũng cần xác định vai trò và sứ mệnh to lớn của mình. Không để sự lệ thuộc bởi mối quan hệ lợi ích nào đó mà không làm tròn trách nhiệm của mình.

 Điều kiện để thực hiện:

Việc Hội đồng trƣờng đƣợc thành lập hiện nay dƣờng nhƣ chỉ có danh mà không có thực quyền. Chủ tịch Hội đồng trƣờng lại là thuộc cấp của Hiệu trƣởng, và đa số thành viên của Hội đồng vẫn là cán bộ quản lý trong Trƣờng. Nhƣ vậy, Hội đồng thực tế không có quyền cao nhất, không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của Ban giám hiệu. Chỉ làm cho bộ máy thêm cồng kềnh phức tạp mà không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ lý tƣởng đề ra.

Làm thế nào để khắc phục đƣợc điều đó? Quan điểm của tác giả đề tài cho rằng không thể thay đổi ngay đƣợc. Nó chỉ có thể khắc phục khi mà ý thức con ngƣời thay đổi – ý thức tự giác, ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng. Do vậy, để những nhiệm vụ của lãnh đạo Nhà trƣờng nêu trên thực hiện đƣợc, thì cần có một số điều kiện sau:

- Thứ nhất, muốn thay đổi một hệ thống nhƣ vậy, trƣớc tiên cần thay đổi về nhận thức. Cần thay đổi đƣợc lối mòn tƣ duy, rào cản về nhận thức. Lãnh đạo phải

có tầm nhìn sâu rộng, có lƣơng tâm và trách nhiệm với kết quả hoạt động của nhà trƣờng và tác động của nó tới xã hội.

- Thứ hai, trong Hội đồng trƣờng cần có thêm các thành viên không chịu sự ràng buộc của Nhà trƣờng nhƣ nhà tuyển dụng, cha mẹ sinh viên, chính quyền địa phƣơng có nghĩa là khi biểu quyết tập thể, thành viên trong trƣờng không chiếm đa số. Nhiệm vụ của Hội đồng trƣờng là đƣa ra các chiến lƣợc, các chính sách, chủ trƣơng hoạt động và phát triển trƣờng đại học. Do vậy, bản thân mỗi thành viên trong Hội đồng trƣờng cũng phải là ngƣời có năng lực thật sự, ngoài các thành viên là sinh viên ra thì các thành viên còn lại phải là những ngƣời có tiềm lực nhất định về kinh tế và không chịu sự ảnh hƣởng bởi quyền lực của Hiệu trƣởng. Có nhƣ vậy thì những quyết định của Hội đồng trƣờng mới thật sự có giá trị. Nhà nƣớc cần ban hành các quy định cụ thể, trao quyền nhiều hơn và có thiết chế đủ mạnh để Hội đồng trƣờng có đủ khả năng làm việc độc lập và có quyền lực cao nhất trong một trƣờng đại học. Có thể nhận định rằng Hội đồng trƣờng hiện nay không khác gì đội ngũ Công đoàn trong một tổ chức, về lý tƣởng là tốt đẹp, nhƣng trong thực tế lại không làm đƣợc điều đó bởi lẽ lệ thuộc vào nhiều mối quan hệ lợi ích trong tổ chức. Cho dù có thành lập Hội đồng trƣờng đi nữa, nhƣng với thiết chế nhƣ hiện nay, thì Hội đồng trƣờng cũng không có vai trò nhƣ lý tƣởng của nó. Chỉ khi có đủ khả năng làm việc độc lập, không phụ thuộc vào lãnh đạo nhà trƣờng, thì khi đó phƣơng thức quản lý mới đƣợc thay đổi hiệu quả nhƣ mong đợi.

3.3.3. Nhiệm vụ của giảng viên

 Nhiệm vụ cần thực hiện:

Về mặt trách nhiệm, giảng viên giữ vai trò là ngƣời định hƣớng ngƣời học đến với tri thức. Giảng viên và ngƣời học đều bình đẳng trƣớc các quy chế, nội quy, trƣớc các văn bản pháp quy về giáo dục. Giảng viên cần tôn trọng nhu cầu chính đáng của ngƣời học, cần tạo cơ hội cho ngƣời học có đủ điều kiện để tự tƣ duy, tìm tòi và có khả năng tự quyết định. Trong hoạt động đào tạo, cần coi ngƣời học là trung tâm của các hoạt động nhà trƣờng, tất cả hƣớng tới cung cấp cho ngƣời học dịch vụ giáo dục đại học tốt nhất.

Về mặt đạo đức, giảng viên luôn phải có trách nhiệm là lƣơng tâm nghề nghiệp; luôn là tấm gƣơng không chỉ tỏng học tập mà còn cả về đạo đức, phẩm chất và thanh liêm.

Về chuyên môn, cần tích cực học hỏi, bổ sung kiến thức mới, nghiên cứu thực tiễn, qua đó cung cấp cho sinh viên những bài học nhiều giá trị. Các giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập cần đồng hành nhiều hơn với sinh viên, cùng chia sẻ về học tập, cuộc sống, cố gắng sao cho sinh viên có điều kiện học tập cần thiết…

 Điều kiện để thực hiện:

Giảng viên là lực lƣợng lao động đặc biệt, có trình độ học vấn cao, do vậy họ cũng có nhiều nhu cầu hơn. Môi trƣờng làm việc là yếu tố chính quyết định tới thái độ làm việc của họ chứ không phải là lƣơng thƣởng. Vì vậy, để có thể yên tâm công tác, nhiệt huyết với nghề, cần phải tạo cho CBGV một môi trƣờng làm việc tự do dân chủ, văn hóa tổ chức chuẩn mực pháp lý và đạo đức; chế độ phúc lợi đảm bảo tối thiểu ở mức cơ bản, có nghĩa là phải thỏa mãn đƣợc các nhu cầu: nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trong, nhu cầu phát triển bản thân.

3.3.4. Nhiệm vụ của sinh viên

 Nhiệm vụ cần thực hiện:

Sinh viên ngoài việc hƣởng các dịch vụ giáo dục cũng cần thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc chung sức với Nhà trƣờng xây dựng một môi trƣờng học tập văn minh, lành mạnh. Sinh viên phải ý thức đƣợc trách nhiệm của mình với xã hội, quyền và nghĩa vụ trong học tập đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Không thể tạo ra một sản phẩm nhân lực chất lƣợng cao nếu chỉ có dịch vụ giáo dục tốt, đều quan trọng là ngƣời học phải có tinh thần học tập cao, có khả năng tự giác trong học tập và nghiên cứu. Cần rèn luyện nhân cách, đạo đức, ứng xử văn minh và tác phong công nghiệp ngay từ khi còn trên ghế nhà trƣờng để có thể phát triển toàn diện các mặt văn – thể - mỹ, là những nhân tố quan trọng xây dựng tƣơng lai đất nƣớc.

 Điều kiện để thực hiện:

Để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ trên, sinh viên cần có môi trƣờng học tập lành mạnh, văn hóa, xuất phát từ việc noi gƣơng thầy cô. Do vậy, mỗi thầy cô cần phải là một tấm gƣơng về đạo đức, lối sống, năng lực để sinh viên noi theo. Cần có quy chế học sinh – sinh viên cụ thể, các biện pháp quản lý và xử lý vi phạm nghiêm khắc, đƣa sinh viên vào khuôn khổ. Bên cạnh đó, sinh cần đƣợc tạo điều kiện một cách tốt nhất trong việc hỗ trợ học tập, sinh hoạt và thể hiện bản thân.

3.3.5. Nhiệm vụ của các nhà tuyển dụng

 Nhiệm vụ cần thực hiện:

Muốn có nguồn nhân lực tốt thì chất lƣợng đào tạo của các trƣờng học phải tốt. Vì vậy, chăm sóc nguồn nhân lực từ khi còn đang trong quá trình đào tạo là một giải pháp tốt và lâu dài. Hợp tác tích cực trong hoạt động đào tạo với các trƣờng đại học, giám sát hoạt động đào đạo của họ vừa là trách nhiệm chung với cộng đồng vừa là trách nhiệm với chính bản thân mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Tích cực tham gia vào các hoạt động lấy ý kiến góp ý của Nhà trƣờng về hoạt động đào tạo và đánh giá chất lƣợng sinh viên khi đi thực tập tại đơn vị. Cung cấp cho Nhà trƣờng những biến đổi mới, nhu cầu mới của thị trƣờng có liên quan tới các lĩnh vực Trƣờng đào tạo để Nhà trƣờng kịp thời tiếp thu, đổi mới cho phù hợp.

 Điều kiện để thực hiện:

Để các doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình đào tạo, phía trƣờng đại học phải thật sự nghiêm túc, có thái độ cầu thị trong việc lấy ý kiến đóng góp. Các ý kiến đóng góp phải đƣợc tiếp thu và xem xét thực hiện. Không phải lấy ý kiến để cho có hay là mục đích lấy số liệu. Phía Nhà trƣờng cần tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc giám sát hoạt động của mình. Cần đăng tải thông tin chính xác lên webside các nội dung “3 công khai” để mọi ngƣời theo dõi đƣợc.

3.3.6. Nhiệm vụ của cộng đồng địa phương

 Nhiệm vụ cần thực hiện:

Nhiệm vụ của cộng đồng địa phƣơng cần tích cực giám sát hoạt động đào tạo của Nhà trƣờng để kịp thời phát hiện, phản ánh nếu có các tiêu cực, sai phạm quy

chế sảy ra trong hoạt động của Nhà trƣờng. Gia đình và xã hội cần phối hợp với Nhà trƣờng trong việc quản lý sinh viên, giáo dục con em mình, tham gia giữ gìn an ninh trƣờng học, phòng chống các tệ nạn xã hội..

 Điều kiện để thực hiện:

Nhà trƣờng phải tạo điều kiện tối đa để cộng đồng địa phƣơng đƣợc tham gia vào hoạt động đào tạo, giám sát hoạt động của Nhà trƣờng. Nhà trƣờng cần cởi mở trong việc chia sẻ thông tin, những thuận lợi, khó khăn của mình và cầu thị sự đóng góp của cộng đồng. Cần đƣa đại diện của cộng đồng địa phƣơng vào thành viên của Hội đồng trƣờng nhƣ là các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà quản lý, đại diện cha mẹ học sinh. Đây là cách đổi mới trong cơ chế quản lý của Nhà trƣờng để các hoạt động đƣợc hiệu quả hơn.

Nhƣ vậy, tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng việc thực hiện TNXH của Trƣờng ĐH CNTT&TT, kết quả cho thấy Nhà trƣờng đã không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện TNXH của mình, đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần khắc phục nhƣ việc cung cấp các chế độ phúc lợi cho CBGV, xây dựng chƣơng trình đào tạo, cải cách hành chính. Đây là những nội dung mà Nhà trƣờng cần xem xét và nghiêm túc thực hiện trong giai đoạn tới.

PHẦN KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu về TNXH và các vấn đề liên quan đến TNXH. Đó là một vấn đề đang rất đƣợc xã hội quan tâm và là một yêu cầu, đòi hỏi bức thiết hiện nay để đảm bảo cho xã hội phát triển nhanh và bền vững. Tất cả các loại hình tổ chức đều phải quan tâm đến vấn đề này. Các tổ chức khác nhau khi thực hiện trách nhiệm xã hội đều liên quan đến những vấn đề chính: quản trị tổ chức, nhân quyền, thực tiễn lao động, môi trƣờng, thực tiễn hoạt động công bằng, vấn đề ngƣời tiêu dùng và tham gia và phát triển cộng đồng. Trƣờng đại học là một loại hình tổ chức đặc biệt. Trƣờng đại học có 3 nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Trong công tác nghiên cứu khoa học, các trƣờng đại học cũng phải tạo điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho các nhà nghiên cứu nhƣ các tổ chức thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học khác. Trong công tác đào tạo, trƣờng đại học phải thiết lập đƣợc các chƣơng trình đào tạo phù hợp với định hƣớng giáo dục của Nhà nƣớc, của Ngành, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội. Trong quá trình đào tạo, các trƣờng đại học phải quan tâm đến nhu cầu của học viên, các đối tác sử dụng nguồn nhân lực sau khi ra trƣờng để có đƣợc sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp, đáp ứng đƣợc nhu cầu của các bên liên quan. Đó là những nét đặc trƣng trong trách nhiệm của trƣờng đại học so với các loại hình tổ chức khác đặc biệt là tổ chức doanh nghiệp.

Trƣờng ĐH CNTT&TT là trƣờng đại học trọng điểm, đi đầu trong đào nguồn nhân lực CNTT khu vực trung du miền núi phía Bắc, đóng góp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Trong những năm qua, Nhà trƣờng đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình trên đối với tất cả các bên hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay (đào tạo thí điểm) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)