Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tình Húc vượt Sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 59 - 68)

Mức bồi thường Nguyên nhân, ý kiến Số phiếu đã điều tra Tỷ lệ (%) 1 Đất đai Thoả đáng 35 67,3

Chưa thoả đáng 17 32,7 Giá đền bù thấp 2 Tài sản hoa

màu trên đất

Thoả đáng 40 76,9

Chưa thoả đáng 12 23,1 Giá đền bù thấp 3 Chính sách

hỗ trợ

Thoả đáng 42 80,7

Chưa thoả đáng 10 19,7 Mức hỗ trợ thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2019) * Về đất đai:

+ Có 35 ý kiến đồng ý với giá bồi thường chiếm 67,3 %

+ 17 ý kiến còn lại (chiếm 32,7 %) rằng giá đền bù thấp, giá đền bù tại thời điểm áp dụng chưa sát với thị trường, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân khi bị thu hồi. Một số hộ dân có ý kiến đề nghị thu hồi trọn thửa đất vì diện tích còn lại ít nên việc canh tác gặp khó khăn.

* Về Tài sản hoa màu trên đất:

+ 40 ý kiến đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất trong phương án (chiếm 76,9 %);

+ 12 ý kiến không đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất (chiếm 23,1 %), nguyên nhân chủ yếu là mức bồi thường hoa màu thấp hơn so với giá thị trường, trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp đều thay đổi qua các năm các mùa theo yếu tố thị trường, và mức đầu tư trên đất nông nghiệp cũng thay đổi như giá vật tư nông lâm thay đổi từng tháng, từng thời kỳ thậm chí từng ngày vì vậy theo ý kiến của các hộ dân được điều tra là mức giá bồi thường hoa màu trên đất cần phải thay đổi theo yếu tố thị trường tại thời điểm thu hồi

đất và bồi thường. Ngoài ra khung giá về tài sản, công trình kiến trúc trên đất như nhà cửa, công trình phụ…còn thấp hơn, với giá bồi thường đó không thể xây dựng lại được những công trình đã bị thu hồi.

* Về chính sánh hỗ trợ:

+ 42 ý kiến đồng ý với chính sách hỗ trợ của dự án (chiếm 80,7 %); + 10 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp (chiếm 19,7 %). Các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ để ổn định sời sống và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất còn thấp. Mức hỗ bằng 5 lần tiền. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách cần điều chỉnh lại mức giá bồi thường hỗ trợ cho các hộ vì hiện nay quỹ đất của các địa phương càng ngày càng bị thu hẹp để phục vụ cho các ngành công nghiệp và các công trình công cộng, mà đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến đời sống của người dân

3.2.5.1. Ảnh hưởng của dự án đến sản xuất nông nghiệp của người dân

Kết quả phỏng vấn, điều tra tại tổ 9, phường Nông Tiến cho thấy bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 2.150,0 m2, bình quân đất nông nghiệp mỗi hộ bị thu hồi là 509.3 m2. Có 0 hộ dân bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp, có 1/28 hộ dân bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp; 10/28 hộ dân bị thu hồi từ 30 - 70% diện tích đất nông nghiệp và có 17/28hộ dân bị thu hồi đất dưới 30% đất nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ được bồi thường, hỗ trợ 716,9 triệu đồng.

Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn chi tiết về thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường hỗ trợ của các hộ dân tại dự án

TT Chỉtiêu Đơn vị Số lượng

1

Số hộ có đất bị thu hồi được hỏi, trong đó Hộ 28 + Số hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp Hộ 0 + Số hộ bị thu hồi trên 70% đất nông nghiệp Hộ 1 + Số hộ bị thu hồi trên 30% - 70% đất NN Hộ 10 + Số hộ bị thu hồi dưới 30% đất NN Hộ 17 2 Số hộ bị ảnh hưởng (mở rộng điều tra) Hộ 24 3 Tổng số nhân khẩu bị ảnh hưởng do thu hồi

đất

Người 97

4 Tổng diện tích đất NN củacáchộ trướckhi TH m2 2.150,0 5 Bình quân diện tích đất NN/hộ trước khi TH m2 509.3 6 Tổng diện tích đất NN của các hộ bị TH m2 12369,9 7 Bình quân diện tích đất NN bị thu hồi/hộ m2 441,8 8 Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ Tr. đồng 30.110,31 9 Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ Tr. đồng 716,9

(Nguồn: Tổng hợp từ dự toán phương án bồi thường và kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ bị thu hồi đất của dự án)

3.2.5.2. Ảnh hưởng của dự án đến thu nhập và việc làm của người dân

Qua điều tra kết quả tại bảng 3.11 sau:

Trình độ học vấn: Tiểu học là 23 người (chiếm 6,3%); Nhiều nhất là bậc Trung học cơ sở 38 người (chiếm 10,5 %); Phổ thông trung học cơ sở 16 người (chiếm 4,4 %),.. Độ tuổi lao động: Từ 15-35 tuổi là 104 người (chiếm 28,6 %), trên 35 tuổi là 177 người (chiếm 48,6%). Lao động chưa qua đào tạo là 156 người (chiếm 42,8%).

Bảng 3.11: Trình độ văn hoá, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động tại dự án nghiên cứu

Chỉ tiêu Phường Nông Tiến

Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Số người 364 100 1. Trình độ học vấn 83 22,8 + Tiểu học 23 6,3 + Trung học cơ sở 38 10,5 + Phổ thông trung học 16 4,4 + Trên trung học 6 1,6

2. Phân theo độ tuổi 281 77,2

+ Từ 15-35 tuổi 104 28,6

+ Trên 35 tuổi 177 48,6

3. Số lao động chưa qua đào tạo

156 42,8

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) * Lao động, việc làm:

Bảng 3.12: Tình hình lao động, việc làm của các hộ thuộc khu vực bồi thường GPMB dự án

Chỉ tiêu điều tra

Phường Nông Tiến

Trước khi thu hồi đất Sau thu hồi đất

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Số nhân khẩu 364 100 364 100

2. Số người trong độ

tuổi lao động 202 55,4 202 55,4

+ Nông nghiệp 78 21,4 60 16,4

+ Phi nông nghiệp 108 29,6 134 36,8

+ Không có việc làm 16 4,4 8 2,2

3. Số người ngoài độ tuổi lao động

162 44,5 162 44,5

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Bảng trên ta thấy: Trong độ tuổi lao động, số người lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất giảm đi ít so với trước khi thu hồi mặc dù diện tích thu hồi

đất nông nghiệp cao nhưng các hộ đã đầu tư mua đất nông nghiệp mới để sản xuất nông nghiệp, còn lại một số hộ chuyển sang kinh doanh. Một số người dân đã đi học nghề và được các công ty tuyển dụng làm công nhân nên tỷ lệ thất nghiệp giảm do đã tìm được việc làm tại nhà máy và ở địa phương.

* Tác động đến thu nhập:

Thu nhập đối với người những người sản xuất nông nghiệp rất quan trọng. Nó là chỉ số để đo mức sống của người dân. Ở đây chúng tôi chỉ tính thu nhập bình quân theo các chỉ số khác nhau như theo hộ/năm, theo đầu người/năm; và đầu người/ tháng.

Theo số liệu điều tra cho thấy nhìn chung thu nhập bình quân của người dân ở đây sau thu hồi cao hơn trước thu hồi, nhưng mức tăng sau khi thu hồi đất là không đáng kể.

Việc thu nhập của người dân tăng lên là do một phần từ tiền bồi thường các hộ nhận được nên cảm thấy phù hợp và đáp ứng nhu cầu trước mắt có những thay đổi tốt hơn, một số hộ gửi tiết kiệm, hoặc cho vay tiền lãi hàng tháng cũng làm tăng thu nhập, một số mua đất ở vị trí khác để sản xuất, một số hộ đầu tư tiền vào sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ bước đầu cho thu nhập cao hơn làm nông nghiệp. Tuy nhiên đây là sự tăng trưởng kinh tế chưa thật sự bền vững đáp ứng nhu cầu cần có những biện pháp của nhà quản lý để người dân sử dụng tiền bồi thường sử dụng hợp lý hơn, có biện pháp hỗ trợ những hộ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh nhỏ lẻ, vì họ chưa có kinh nghiệm, không có nhiều vốn đầu tư, đây là những đối tượng rất cần được quan tâm.

Bảng 3.13: Thu nhập bình quân của người dân trước và sau thu hồi đất tại dự án nghiên cứu

Đơn vị: Nghìn đồng

Thu nhập Phường Nông Tiến

Trước Sau

Thu nhập bình quân của hộ/năm 17.765 20.500 Thu nhập bình quân đầu người /năm 3.653 5.286 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 350 460

Còn những hộ mất một phần đất nông nghiệp cần giúp họ để trên một diện tích đất nông nghiệp ít hơn sau khi đã bị thu hồi ít nhất vẫn mang lại thu nhập như trước khi chưa bị mất đất. Đây là bài toán hết sức nan giải, nhưng không có nghĩa là không làm được, chúng ta đã biết được những vấn đề khó khăn, nguyên nhân của nó và chúng ta biết người dân cần điều gì. Để giải quyết vấn đề này không phải ngày một ngày hai mà làm được, không thể một cấp hay một ngành làm được, mà cần có sự quan tâm, giúp đỡ của tất cả các cấp, các ngành và cần có thời gian để những quyền lợi ích chính đáng của người dân được giải quyết thì chắc chắn rằng sự phát triển về kinh tế sẽ bền vững.

Phường Nông Tiến: Điều tra 52 hộ bị ảnh hưởng của dự án thì có 25 hộ (chiếm 48,07 %) khẳng định họ có thu nhập cao hơn sau khi bị thu hồi. Có 21 hộ (chiếm 66,67%) trả lời nguồn thu nhập của họ không thay đổi. Số còn lại 16 hộ (10,26 %) thì cho rằng họ có thu nhập kém đi so với trước khi thu hồi đất.

Bảng 3.14: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất tại dự án nghiên cứu

STT Chỉtiêu

Phường Nông Tiến

Tổngsố Tỷ lệ%

Tổngsốhộ điềutra 52 100

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 11 21,16

2 Số hộ có thu nhập không đổi 35 67,30

3 Số hộ có thu nhập kém đi 6 11,54

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Phường Nông Tiến: Điều tra 52 hộ bị ảnh hưởng của dự án thì có 1 1 hộ (chiếm 21,16 %) khẳng định họ có thu nhập cao hơn sau khi bị thu hồi. Có 35 hộ (58,33 %) trả lời nguồn thu nhập của họ không thay đổi. Số còn lại 06 hộ (11,54 %) thì cho rằng họ có thu nhập kém đi so với trước khi thu hồi

đất.

Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp bị giảm đi rõ rệt còn nguồn thu từ sản xuất phi nông nghiệp và làm công ăn lương tăng lên và có thểm việc làm. Nguồn thu từ dịch vụ cũng có tăng nhưng không tăng cao như 2 nguồn thu trên. Điều này là hoàn toàn phù hợp với số liệu điều tra về lao động, việc làm cũng như điều tra về trình độ học vấn của người dân có đất sau khi thu hồi. Nguyên nhân là do nhiều hộ dân không biết sử dụng tiền bồi thường một cách hợp lý. Họ chỉ đầu tư vào mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng, sửa chữa nhà cửa là chủ yếu. Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ hoặc làm công nhân. Những hộ nào còn đất sản xuất thì đúng vụ công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như tham gia vào các nghề đi phụ hồ, chuyên chở vật liệu xây dựng, dọn dẹp, buôn bán chợ búa, xe ôm.... Do tính chất công việc phổ thông, mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định nên chưa đáp ứng được nhu cầu. Mặt khác thu nhập có tăng lên trong khi thị trường giá cả ngày một leo thang như hiện nay thì hoàn cảnh của họ càng khó khăn hơn. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm với lực lượng lao động nông dân tại thành phố Tuyên Quang nói riêng và lao động nông thôn của tỉnh Tuyên Quang nói chung. Nông dân không có việc làm hoặc thiếu việc làm ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng cũng chưa được cải thiện cao.

Mở rộng điều tra 23 hộ xung quanh dự án cho thấy: 06 hộ cho rằng có thu nhập cao hơn; 15 hộ có thu nhập không đổi nhưng các hộ dân yên tâm cho công tác trồng rừng vì có nhà máy tiêu thụ sản phẩm; 03 hộ cho rằng kém đi do ảnh hưởng đến vị trí kinh doanh của gia đình.

* Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm

Bảng 3.15: Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm phân theo nguồn thu tại dự án nghiên cứu

TT

Các nguồn thu nhập

Trước khi thu hồi đất Sau thu hồi đất

Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%)

1 Thu từ nông nghiệp 2.822 74,99 3.797 69,21

Lúa 720 25,51 430 11,32

Cây lâu năm 920 32,60 620 16,33

rau 550 19,49 525 13,83

Thuỷ sản 320 11,34 520 13,70

Chăn nuôi 312 11,06 1702 44,82

2 Thu từ phi nông nghiệp 941 25,01 1689 30,76

Làm công ăn lương 250 26,57 360 21,31

Dịch vụ 200 21,25 460 27,24 Buôn bán nhỏ, lẻ 180 19,13 430 25,46 Trợ cấp 75 7,97 100 5,92 Lao động thời vụ 150 15,94 160 9,47 Thu từ nguồn khác 86 9,14 179 10,60 3 Tổng Thu nhập 3.763 100 5.486 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Tỷ trọng từ nguồn thu nông nghiệp trong tổng thu nhập của người nông dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án giảm từ 74,99% trước thu hồi xuống còn 69,21 % sau khi thu hồi.

Thay thế các nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp là các nguồn thu từ phi nông nghiệp. Nguồn thu từ phi nông nghiệp đã tăng từ 25,01 % trước khi thu hồi lên 30,76 % sau khi thu hồi đất. Thu từ buôn bán nhỏ, lẻ chiếm vị chí cao nhất trong thu từ phi nông nghiệp.

Thu nhập từ lao động thời vụ không ổn định như đi làm thuê, phu hồ, xe ôm... chiếm một tỷ lệ nhỏ nhất 1,37% trong tổng thu nhập. Số liệu bảng 3.15 cho thấy thu thập bình quân của người dân ở các xã sau thu hồi cũng cao hơn

trước khi thu hồi. Thu nhập bình quân đầu người /tháng ở đây sau thu hồi 1 năm trung bình từ 3,6 triệu đồng đến 4,6 triệu đồng.

Những hộ có thu nhập kém hơn trước là do một số hộ bị thu hồi từ 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên. Đất sản xuất bị thu hồi nhiều nhưng những hộ này vẫn tiếp tục sản xuất chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tang thêm thu nhập.

Trong nông nghiệp thu từ việc trồng lúa giảm từ 25,51% xuống 11,32%, kéo theo các cây trồng khác cũng giảm theo (trồng rau, chè). Do đất đai đã dành cho việc xây dựng dự án, phần diện tích còn lại để canh tác không tốt nên cho năng suất không cao, do sâu bệnh, chuột phá.

Mặt khác đầu ra của sản phẩm nông nghiệp lại khó tiêu thụ và giá thấp, trong khi đó giá cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu tăng cao nên sản xuất không có lãi hoặc lãi thấp làm cho người dân không còn hào hứng với việc trồng màu, cấy lúa. Thu từ chăn nuôi tăng mạnh do các hộ dân đã chuyển đổi hình thức sản xuất, tập trung đầu tư lớn vào chăn nuôi, mở rộng quy mô đàn gia súc, gia cầm cũng như áp dụng các loại giống mới năng suất cao hơn.

Vì thế thu từ phi nông nghiệp lại tăng cao chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập đầu người/năm, thu nhập đầu người/tháng. Trước khi thu hồi là 25,01%, sau thu hồi lên đến 30,76%. Trong đó thu từ làm công ăn lương, buôn bán và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thu từ lao động thời vụ và hưởng trợ cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.

* Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Qua bảng cho thấy phần lớn hộ dân có ý kiến cho rằng cơ sở hạ tầng không đối Có 45 hộ dân tại phường cho rằng cơ sở hạ tầng tốt hơn sau khi thu hồi đất, có 6 hộ dân tại phường cho rằng cơ sở hạ tầng không đổi còn1hộ cho rằng cơ sở hạ tầng kém đi do số tiền bồi thường của dự án cần tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh và học nghề lên chưa có điều kiện nâng cấp, xây dựng nhà mới. Kết quả điều tra 15 hộ xung quang khu vực có đất bị thu hồi cho thấy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tình Húc vượt Sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 59 - 68)