Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tình Húc vượt Sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 68 - 87)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Phường Nông Tiến Số hộ Tỷlệ %

Tổngsố Hộ 52 100

1 An ninh trật tự xã hội tốt hơn Hộ 20 38,46 2 An ninh trật tự xã hội không đổi Hộ 25 48,07

3 An ninh trật tự xã hội kém đi Hộ 7 13,47

(Nguồn: Tổnghợptừkếtquảđiềutra,phỏngvấncáchộ)

Tại bảng 3.17 cho thấy: Có 38,46 % số hộ dân ở phường cho rằng tình hình an ninh trật tự xã hội tốt hơn sau khi có dự án, có 18,07 % số hộ dân tại phường nhận xét về tình hình an ninh trật tự sau khi thu hồi không thay đổi.,

còn lại cho rằng tình hình an ninh trật tự xã hội kém đi. 15 hộ xung quanh dự án cho biết: có 7 hộ nhận xét tình hình an ninh trật tự sau khi thu hồi không thay đổi, có 6 tình hình an ninh trật tự xã hội tốt hơn sau khi có dự án, còn 2 cho rằng tình hình an ninh trật tự xã hội kém đi.

Nguyên nhân an ninh trật tự xã hội kém đi: Vì có công trình xây dựng mới dẫn đến sự thay đổi về đời sống, việc làm của người dân tại phường thì không thể tránh khỏi những bất cập. Sau khi nhận được tiền bồi thường, những người nông dân có số tiền lớn nhưng và sử dụng tiền chưa có hướng đi đúng đắn nên còn xẩy ra tình trạng nghiện hút, cờ bạc. Tình hình tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tang hơn. Đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của nhiều gia đình cũng giảm đi đáng kể. Do phân chia về tiền bạc, do tệ nạn dẫn đến trong gia đình cơ nhiều mâu thuẫn hơn. Tuy nhiên chưa gay gắt đến mức độ ảnh hưởng đến hôn nhân nhưng đây cũng là vấn nghiêm trọng, phức tạp;

3.2.5.4. Ảnh hưởng của dự án đến môi trường

- Về môi trường: Trong quá trình xây dựng dự án trên, việc san lấp mặt bằng, vận chuyển vật liệu xây dựng và quá trình sản xuất cũng có những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như: tiếng ồn, bụi không khí, rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt... Tuy nhiên sau khi thực hiện xong việc san lấp mặt bằng thì tiếng ồn, bụi không khí, rác thải xây dựng đã giảm hẳn, rác thải sinh hoạt đã được thu gom đúng nơi quy định.

- Về cảnh quan: Dự án được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nên cảnh quan của toàn khu vực đã được nâng lên, hệ thống cây xanh cũng được cải thiện, hệ thống thoát nước nội bộ được xây dựng kết nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực nên cảnh quan môi trường tốt hơn so với trước đây.

3.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang quả về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

3.3.1. Thuận lợi

- Công tác GPMB được UBND tỉnh và UBND thành phố đặc biệt quan tâm, coi là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh và của thành phố.

- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đến HĐND, UBND thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác GPMB, nhất là các dự án trọng điểm của tỉnh. Trên cơ sở đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã bám sát sự chỉ đạo của UBND thành phố để triển khai nhiệm vụ và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các phòng ban chuyên môn của UBND thành phố, UBND các xã, phường rất tích cực, chủ động và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác GPMB.

-Trong những năm gần đây chính sách bồi thường của Trung ương đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương và theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nên đã tạo được sự đồng thuận của đa số người dân.

-Dự án, công trình không có đơn thư khiếu nại vượt cấp vì mọi ý kiến, kiến nghị của người bị thu hồi đất đều được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tiếp nhận và trả lời thỏa đáng, đúng với quy định của Nhà nước và phù hợp vời điều kiện của địa phương.

-Việc kịp thời ban hành các quyết định, quy định, quy trình về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư đã chi tiết cụ thể, có thời gian nhất định để thực hiện, thuận lợi hơn cho cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư.

-Việc triển khai hướng dẫn lập phương án bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp xã nên các ngành, các cấp đã nhận thức được vai trò,

trách nhiệm trong nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách của Nhà nước, chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, đa số nhân dân ủng hộ chủ trương giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: Giá đất cụ thể để tính đơn giá bồi thường, giá đất tính hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Các chính sách hỗ trợ khác như: Thưởng di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ phải di chuyển chỗ ở, hỗ trợ công cụ lao động và ổn định đời sống cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Đối với các hộ phải di chuyển chỗ ở có chính sách giao đất tái định cư cho các hộ để ổn định đời sống.

Do vậy, việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã đảm bảo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật. Tính công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình giải phóng mặt bằng đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đưa công trình vào hoạt động kịp thời theo tiến độ.

-Chính sách bồi thường, GPMB mới được ban hành chi tiết, sát với thực tế cuộc sống hơn, phân cấp mạnh cho địa phương quyết định nên được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.

3.3.2. Khó khăn, tồn tại

- Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành còn một số điểm bất cập, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với thực tế dẫn đến việc áp dụng các quy định gặp rất nhiều khó khăn.

- Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư còn rất chậm so với thời gian quy định nhất là công tác nghiệm thu, thẩm định bản đồ thu hồi đất và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư.

- Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm thực hiện triệt để, việc giao đất, cho thuê đất một số vị trí còn chưa đúng thẩm quyền và sai mục đích gây khó khăn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án còn bị kéo dài, không được giải quyết dứt điểm nhất là vướng mắc trong vấn đề tính giá bồi thường và giải quyết bồi thường. Bên cạnh đó, chính sách quản lý đất đai nói chung và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng có nhiều thay đổi, thiếu đồng bộ, không ổn định, cũng đã góp phần gây nên tình trạng khiếu nại căng thẳng vượt cấp, biểu tình tập trung đông người của người bị thu hồi đất.

-Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật: Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án.

-Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. -Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất một cách chính xác, đúng quy định đã được ban hành theo Quyết định của UBND tỉnh, đồng thời được đa số người dân chấp nhận và ủng hộ, tuy nhiên vẫn còn một số người dân cho rằng giá đất bồi thường theo giá quy định của Nhà nước là rất thấp, không sát với giá thị trường nên không đáp ứng được nhu cầu của người dân, đây cũng là vấn đề thường xuyên vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, cần được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp.

-Việc áp dụng đơn giá bồi thường về tài sản trên đất và cây trồng của công trình là chính xác theo đúng quy định đã ban hành của tỉnh, tuy nhiên giá

bồi thường về tài sản trên đất (vật kiến trúc) vẫn còn thấp so với giá vật liệu của thị trường. Về hoa màu, hiện nay giá bồi thường hoa màu về bản chất chỉ là hỗ trợ công di chuyển hoa màu ra khỏi khu vực bị thu hồi đất, chưa đánh giá chính xác được giá trị kinh tế của cây trồng.

-Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ, thông qua hỗ trợ một khoản tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau. Với người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sự đầu tư sinh lợi, còn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó là thất nghiệp. Do vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủ đầu tư.

-Các chính sách hỗ trợ và tái định cư: Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và tạo công ăn việc làm cho người bị thu hồi đất sau khi bị thu hồi đất.

-Ngoài ra, chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường: người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

3.3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang bằng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Một là, cần chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã

được UBND tỉnh phê duyệt. Kế hoạch được phê duyệt cần được công bố công khai minh bạch và thông báo rộng khắp, phổ biến. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia và

các dự án phát triển kinh tế, xã hội đối với từng trường hợp cụ thể tại địa phương. và tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định dựa trên tiêu chí: Phải vì lợi ích của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng… Dự án mà cơ quan Nhà nước thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng dân cư. Tiếp đến cần làm rõ mức độ quan trọng, cụ thể hơn mức độ ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án căn cứ thu hồi đất một cách minh bạch. Vấn đề này trong Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Hai là, hoàn thiện các quy định về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu

hồi đất, dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người bị thu hồi đất. Để khắc phục tình trạng này, chính quyền các cấp nên thay sử dụng sức mạnh cưỡng chế để giải quyết bằng các phương án đối thoại, tham vấn, để xem xét điều chỉnh. Đây là thái độ coi trọng quyền của người sử dụng đất, có điều này thì việc thu hồi đất bớt tùy tiện và bồi thường cho người mất đất một cách thỏa đáng hơn. Có như vậy thì sự phát triển của đất nước mới mang tính bền vững và đảm bảo sự công bằng xã hội. Sự xung đột về lợi ích giữa các bên là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể sự thiệt hại hay ảnh hưởng tiêu cực thường rơi vào phía người có đất bị thu hồi song tác động tích cực hay lợi ích lại nằm ở phía đối tượng được tiếp cận đất đai như chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư.

Ba là, dứt điểm hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, sơ đồ địa chính. Vì vậy, quyền sử dụng đất “cần được đóng gói để dễ dàng cầm nắm, trao đổi, nghĩa là chúng cần được đo đạc, lập hồ sơ vô thường, đánh số, cấp giấy chứng nhận để dễ dàng lưu chuyển. Chứng thư đó càng ổn định, càng đáng tin cậy, thì đất đai mới sống tự do có cuộc đời riêng của nó…”. Nên khi người sử dụng đất được Nhà nước cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ sẽ được pháp luật bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong sử dụng đất đai. Điều này giúp thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như minh bạch vì quyền lợi kinh tế của người đang sử dụng đất. Khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc tính toán bồi thường khi nhà nước thu hồi đất sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Để công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai được thuận lợi thì chính quyền các cấp cần hướng tới việc hoàn thành dứt điểm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi đôi với hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dự án đầu tư xây dựng Cầu Tình Húc vượt sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hoàn thành đúng kế hoạch đề ra với tổng diện tích đất thu hồi, bồi thường, hỗ trợ là 33.001,1 m2. Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 21.234.383.197 đồng. Có 02 hộ gia đình trong tổng số 101 hộ gia đình và 02 tổ chức trong khu vực dự án thuộc diện chỉ được hỗ trợ. Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB đạt tỉ lệ 98%.

Về đời sống, việc làm, thu nhập của nguời dân nơi có đất bị thu hồi có nhiều thay đổi đáng kể: Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tình Húc vượt Sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 68 - 87)