Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một trong những chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay (Trang 61 - 62)

8 .Kết cấu của luận văn

1.2 Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho thế hệ

1.2.2 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một trong những chức năng

có những chính sách nhằm củng cố, tăng cường sức mạnh cho gia đình, phát huy vai trò của gia đình trong quá trình phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình thực hiện tốt các chức năng cơ bản là việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn.

1.2.2 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một trong những chức năng của gia đình gia đình

Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Giai đoạn trẻ ở độc tuổi thanh niên từ 19 – 21 tuổi, gia đình vừa thực hiện chức năng giáo dục, vừa thực hiện chức năng định hướng, chỉ dẫn. Tất cả các giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Giáo dục đạo đức cho giới trẻ trở thành vấn đề trọng tâm của giáo dục, và gia đình giữ một vai trò nền tảng vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh ảnh hưởng rất to lớn của ông bà và cha mẹ đến sự hình thành đạo đức của con cái. Nội dung giáo dục là các giá trị đạo đức trong lĩnh vực cuộc sống và những yêu cầu về sinh hoạt, vui chơi, học tập cũng như giao tiếp hàng ngày khi trẻ còn nhỏ, giáo dục lòng yêu lao động, giáo dục giới tính và thói quen văn hoá để tạo nền tảng cho con khi trưởng thành và sau này trở thành những người cha, người mẹ trong tương lai, có khả năng giáo dục lại con cái của họ...

Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội. Nếu như trước đây, việc giáo dục trẻ em có cả ông bà và những thành viên khác trong gia đình, thậm chí trong dòng tộc, thì nay chức năng giáo dục trẻ em trong gia đình chủ yếu là cha mẹ vì gia đình hạt nhân hiện nay đang chiếm tỷ lệ cao và có xu thế phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)