STT Thái độ của trẻ khi gặp bạo lực gia đình Tỷ lệ phần trăm 1 Buồn, lo lắng 85.4
2 Sợ hãi 20
3 Muốn bỏ nhà đi 5.5 4 Xa lánh cha mẹ 8.5 5 Không còn tôn trọng cha mẹ 4.2
(Nguồn: Điều tra gia đình Việt Nam 2006)
Bất cứ lĩnh vực nào của đời sống gia đình như chăm sóc, dạy dỗ con cái, công việc làm ăn hay quan hệ ứng xử với nội ngoại hai bên, cách thức ứng xử giữa vợ và chồng đều có thể nảy sinh bất đồng ý kiến và dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Cũng theo số liệu điều tra Gia đình Việt Nam 2006, có khoảng 21,1% cặp vợ chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như: đánh, mắng chửi…. Nhìn chung tỷ lệ có hành vi bạo lực gia đình ở các thành phố nghiên cứu cao hơn ở các điểm dân cư khác. Tình trạng bạo lực xảy ra với cả người vợ và chồng. Tuy nhiên, người chồng vẫn là người gây bạo lực chính, chồng đánh vợ chiếm 3,4% trong khi tỷ lệ vợ đánh chồng là 0,6%. Bạo lực của cha mẹ đối với con cái thường là quát mắng và đánh đòn. Có 41,8% cha mẹ sử dụng hình thức “quát mắng” và 14% sử dụng hình thức “đánh đòn”. Bạo lực thường xảy ra đối với vị thành niên nam nhiều hơn vị thành niên nữ.
Biểu 2.8: Những khó khăn gia đình gặp phải trong quá trình giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái
STT Những khó khăn cha mẹ gặp phải Tỷ lệ % 1 Không đủ thời gian 57.3 2 Không đủ kiến thức 14.5 3 Kinh tế khó khan 16.1 4 Lúng túng về nội dung dạy và cách dạy 29 5 Mâu thuẫn trong giáo dục con 13.7 6 Môi trường xung quanh khó khăn phức tạp 54 (Nguồn Điều tra của tác giả)