Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 2020 (Trang 62 - 66)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

a.Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

Luật đất đai năm 2013 ra đời đã góp phần đáng kể vào việc ổn định thị trường bất động sản hơn và tạo khung pháp lý cao hơn, cụ thể hóa hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tạo môi trường thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài...

Thọ Xuân là một trong những địa phương đã triển khai thực hiện khá tốt Luật Đất Đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.

Để tổ chức quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi hành luật đất đai, UBND huyện đã tổ chức tập

huấn cho cán bộ chủ trì cơ sở, công chức địa chính cấp xã và các đối tượng có sử dụng đất 6 đợt, trên 800 lượt người về: Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

b.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo chỉ thị 364/ CT ngày 06/11/1991 của Thủ Tướng Chính phủ. Hoàn chỉnh việc xây dựng ranh giới hành chính với các xã có cùng chung ranh giới, ít xảy ra việc tranh chấp đất đai.

c. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

a. Về khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất:

* Điều tra, ra soát diện tích đất nông nghiệp làm cơ sở cho công tác chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn II lập bản đồ thổ nhưỡng, xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng năm và tính toán chi phí lợi phí.

b. Công tác lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

Huyện đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy với tỷ lệ đo vẽ 1/1000 từ năm 2008 và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu đưa vào sử dụng từ năm 2009; các biến động về đất đai thường xuyên được cập nhật kịp thời phục vụ có hiệu quả cho công tác sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn các xã.

d. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ

đúng trình tự, thủ tục. Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng của nhà nước nhằm khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh. Bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các ngành.

* Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc thu hồi đất được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, đối với đất thu hồi để giao, cho thuê hoặc thực hiện một số dự án GPMB. UBND huyện Đã thu hồi 85,3 ha diện tích đất ở, đất vườn và đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng và đất 5% của UBND xã Quản lý để thực hiện 26 công trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn.

Những năm gần đây do dân số ngày càng tăng, kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển vì vậy việc chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện ngày một tăng, đặc biệt là từ đất vườn sang đất ở. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm Luật đất đai vẫn còn xảy ra, một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch đã được cấp duyệt, chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở mà không xin phép. Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo phòng TN&MT phối hợp với thanh tra tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm do chuyển sai mục đích sử dụng đất.

e. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Các thủ tục hành chính về cấp GCN được công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, UBND các xã và nhà văn hoá các xóm để các hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện.

Tổng số hồ sơ kê khai đăng ký trên địa bàn huyện là 21.017 hồ sơ. Tính đến thời điểm hiện tại huyện đã cấp được 19.148 GCN (đạt 92,1%). Số hồ sơ

còn lại hiện tại chủ yếu là các hồ sơ vướng mắc về cơ chế chính sách hoặc chủ sử dụng đất không phối hợp để kê khai, bổ sung các loại giấy tờ để cấp GCN.

f. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê, kiểm kê đất đai là công việc hết sức quan trọng giúp Nhà nước nắm chắc số lượng cũng như các biến động đất đai, cung cấp thông tin cần thiết về công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ đó có sự chỉnh lý kịp thời, phục vụ yêu cầu kế hoạch hóa phát triển nền kinh tế. Việc thống kê được tiến hành vào ngày 01/01 hàng năm và kiểm kê được thực hiện 5 năm 1 lần. Thực hiện Luật đất đai 2013, hàng năm UBND huyện đã có kế hoạch hướng dẫn triển khai thống kê và kiểm kê tới tất cả các xã trong huyện.

UBND huyện đôn đốc, chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 trên địa bàn huyện. Kiểm tra, đôn đốc các xã phối hợp với đơn vị tư vấn kiểm tra, rà soát biến động, điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa về loại đất, đối tượng quản lý, sử dụng và thực hiện công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện kiểm tra, nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai năm 2020 của các xã. Tổng hợp kết quả thực hiện việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 cấp huyện đảm bảo đúng tiến độ.

* Công tác thống kê đất đai

Được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ TN&MT và Sở TN&MT, vào ngày 01/01 hàng năm, UBND các xã đều tiến hành thống kê đất đai (trừ năm kiểm kê ). Các xã tiến hành thu thập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, số liệu về đối tượng SDĐ trên địa bàn từng đơn vị hành chính; xử lý, tổng hợp phân tích các số liệu thu thập được để rút ra kết luận và đánh giá hiện trạng SDĐ, cơ cấu theo mục đích SDĐ, tình hình biến động giữa các kỳ thống kê... lập báo cáo thống kê và nộp báo cáo kết quả thống kê lên huyện trước ngày 15 tháng 01. Sau khi nhận được

báo cáo kết quả thống kê đất đai của các xã, phòng TN&MT huyện tiến hành kiểm tra, nghiệm thu số liệu biến động của các xã rồi tổng hợp số liệu và báo cáo lên Sở TN&MT.

g. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Với tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Chính phủ trong thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo về công tác xây dựng CSDL đất đai: “Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai.”

Huyện đã từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác tiềm năng quỹ đất, cung cấp các thông tin về đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Nhằm hỗ trợ thiết lập mạng lưới thông tin giao diện, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, phục vụ cho việc quản lý và khai thác thông tin đất đai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 2020 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w