Nhấn mạnh bằng trọng âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ từ nhấn mạnh trong tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 31 - 33)

1.2.3 .Cấu trúc thông tin

1.3. Các phƣơng thức biểu đạt nhấn mạnh

1.3.1. Nhấn mạnh bằng trọng âm

* Các phương tiện trọng âm trong tiếng Anh

Có thể nói rằng đây là phương tiện rất phổ biến trong tiếng Anh được sử dụng để biểu hiện các ý nghĩa tình thái tinh tế. Có thể ghi nhận hai chức năng biểu hiện tình thái của ngữ điệu tiếng Anh.

i) Ngữ điệu được sử dụng để phân biệt các kiểu câu khác nhau theo mục đích giao tiếp, chẳng hạn, cùng một chuỗi từ có thể với ngữ điệu xuống, được thuyết giải như một câu trần thuật hay với ngữ điệu lên, như một câu hỏi.

(32) You‟re a new cleaner. (Phát ngôn trần thuật, xác nhận)

(33) You‟re a cleaner. (Phát ngơn hỏi, đốn định)

ii) Người nghe có thể suy ra từ thơng tin ngữ điệu người nói sự liên hệ với các thái độ (đối với người nghe hay đối với chủ đề của cuộc đối thoại).

Halliday đã nhận định khái quát: Về cơ bản, ngữ điệu đi xuống có nghĩa là chắc chắn và ngữ điệu đi lên có nghĩa là khơng chắc chắn [92, 23].

Theo nguyên tắc này, ngữ điệu đi xuống có nghĩa là đối cực của điều đoan chắc và ngữ điệu đi lên có nghĩa là đối cực của điều khơng đoan chắc. Ngữ điệu xuống rồi lên chỉ một điều dường như đã rõ rồi, nhưng kỳ thực cần phải xét lại. Ngữ điệu này dùng để tạo ra những phát ngơn tường thuật có ý nghĩa dè dặt, hàm ẩn ý đối lập, và cũng để diễn tả những điều không thực.

Bản thân Holmes [98] cũng cho rằng ngữ điệu tiếng Anh, công cụ diễn đạt các mức độ chắc chắn là rất khó tiếp nhận đối với người nước ngồi học tiếng Anh. Ví dụ phát ngơn với kiểu ngữ điệu dưới đây

(34) I believe they are very much involved.

sẽ truyền đạt thái độ chắc chắn của người nói đối với thành phần ngôn liệu.

Cịn phát ngơn với ngữ điệu như dưới đây sẽ thể hiện thái độ dè dặt của người nói, và được hiểu đây chỉ là điều đồn đại.

(35) I believe they are very much involved.

Bản thân người Việt học tiếng Anh cần phải thận trọng trong giao tiếp với người bản ngữ khi phải thuyết giải những hồi đáp đầy tính chiến thuật như:

(36) Would you like to come to dinner tonight?

I‟d love to… (Em thích lắm nhưng… (em rất tiếc phải từ ch i)) *Các phương tiện ngữ điệu trong tiếng Việt

Rất hiếm cơng trình nghiên cứu phương tiện ngữ điệu trong tiếng Việt. Hồng Trọng Phiến [44] có trình bày những đặc điểm của ngơn ngữ nói tiếng Việt với các kiểu ngữ điệu như ngữ điệu ngữ pháp, ngữ điệu logic và ngữ điệu cảm xúc, nhưng không đi vào miêu tả cặn kẽ các phương tiện. Gần đây có cơng trình về ngữ điệu của Đỗ Tiến Thắng (2009) nhưng cũng chủ yếu tập trung vào quan hệ giữa ngữ điệu và kiểu câu, ngữ điệu và hàm ý v.v.Tình hình này có lẽ là do đặc điểm khó nắm bắt của ngữ điệu tiếng Việt, vốn không tổ chức thành các kiểu loại với những biến điệu lên giọng xuống giọng như ở tiếng Anh. Vì các biến điệu ở một âm vực rộng có thể dẫn đến việc phá vỡ sự đối lập cao độ của các thanh điệu gắn chặt vào từ tiếng Việt trong câu nói. Thay vào đó, người Việt thường nhấn giọng hay dài giọng để bày tỏ thái độ trong giao tiếp. Ví dụ phát ngơn “Giỏi nhỉ” với sự kéo dài giọng ở âm tiết giỏi hoặc ở âm tiết nhỉ có thể được hiểu là “khơng giỏi” với sắc thái chế nhạo.

Phạm Hùng Việt nhận định rằng phương tiện ngữ âm biểu hiện ý nghĩa tình thái là “cách dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc để nhấn mạnh vào điểm mà người nói cho là cần chú ý” [63, 21].

Theo cách hiểu này, điểm nhấn thường rơi vào các trợ từ nhấn mạnh như

cũng, chính, cả, ngay hoặc các tiểu từ, trợ từ cuối câu nói, nơi mà giọng điệu

thường tự động thể hiện. Ví dụ:

(37) Ở đây sao đông người thế! (ngạc nhiên) (38) Chẳng lẽ lại phức tạp đến thế ư? (nghi ngờ)

Các vị trí đặc ứng của các tiểu từ, trợ từ trong câu nói cùng các đặc thù thanh điệu của chúng đã tạo nên một kiểu ngữ điệu đặc trưng của tiếng Việt giúp người bản ngữ hay người nói sõi tiếng Việt tự động nắm bắt và giải mã các thơng tin tình thái. Quá trình tiếp nhận và sử dụng các kiểu câu X nhé, X nhỉ, X ư … thường gắn chúng với một kiểu ngữ điệu nhất định phù hợp với cao độ vốn có của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ từ nhấn mạnh trong tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)