Nhấn mạnh qua phương tiện từ vựng: sử dụng trợ từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ từ nhấn mạnh trong tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 36 - 37)

1.2.3 .Cấu trúc thông tin

1.3. Các phƣơng thức biểu đạt nhấn mạnh

1.3.3. Nhấn mạnh qua phương tiện từ vựng: sử dụng trợ từ

Nhấn mạnh là một hiện tượng khá phổ biến và có một vai trị đáng kể trong thực tế giao tiếp bằng ngơn ngữ. Vì vậy khi miêu tả ngữ nghĩa - ngữ dụng nhiều hiện tượng ngôn ngữ, nhất là miêu tả các hư từ thường phải chú ý thích đáng đến các yếu tố nhấn mạnh. Hiện tượng nhấn mạnh khơng chỉ đa dạng, phức tạp về hình thức biểu hiện, mà quan trọng hơn, còn đa dạng, phức tạp xét cả ở bình diện nội dung cũng như chức năng trong hoạt động giao tiếp và tổ chức văn bản. Mặt này mới chỉ được quan tâm tới rất ít. Vì vậy, cách quan niệm về hiện tượng này nhiều khi khá mơ hồ, thiếu xác định, hoặc có phần đơn giản hóa. Việc giải quyết các hiện tượng ngôn ngữ trực tiếp liên quan thường cũng rất chung chung, chỉ gắn với một mặt, một khía cạnh riêng lẻ của vấn đề.

Xét trong giả thuyết các trợ từ nhấn mạnh, tình trạng mơ hồ, khơng rõ ràng cũng bộc lộ khá rõ. Khơng ít tác giả hoặc là khơng nhắc đến, hoặc là phủ nhận các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng riêng của từng trợ từ. Do vậy, các trợ từ nhấn mạnh khác nhau sử dụng trong thực tế giao tiếp chỉ phân biệt với nhau hết sức mờ nhạt. Điều này dẫn đến một nhận xét rất đúng là: Những lối nói như trợ từ nhấn mạnh" cấp cho lời nói tính biểu cảm và độ mạnh" là rất mơ hồ; và nếu như các trợ từ nhấn mạnh không có nghĩa riêng thì có thể coi chúng là đồng nghĩa được không? [85, 25]. Hơn nữa, các phương tiện này có tác dụng nhấn mạnh vào một cái gì khác hay nhấn mạnh chính tính biểu cảm, cảm xúc mà chúng ta đưa vào câu? Một số tác giả lại chỉ chú ý đến sắc thái ý nghĩ riêng của trợ từ. Chẳng hạn, A.P.Volodin và V.S Khracopxki, khi nghiên cứu, giả thuyết trợ từ nhấn mạnh zhe trong tiếng Nga lại chỉ chú ý đến sắc thái nghĩa riêng của từ này, dường như đó là tồn bộ đặc trưng của ngữ nghĩa - ngữ dụng của nó và những đặc trưng đó chính là đối tượng được nhấn mạnh (x.85). Mơ hình tương tự cũng bộc lộ rất rõ trong cách xử lí các trợ từ có chức năng nhấn mạnh của tiếng Việt. Hầu như chưa có ai đi sâu nghiên cứu những đặc trưng thuộc về bản chất, chức năng cũng như cơ chế tác động của các trợ từ này trong giao tiếp, trong việc tổ chức văn bản. Những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của những từ loại này ít được nói đến hoặc có nói đến thì cũng khơng rõ ràng, khơng đề cập chi tiết. Có lẽ Nguyễn Đức Dân là người đã phân tích chi tiết hơn cả

ngữ nghĩa - ngữ dụng của các trợ từ ngay, chính, cả (13, 175 - 181). Tuy nhiên, như trên đã nói, vẫn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.

Quá trình giao tiếp hàng ngày, như đã biết, rất ít khi chỉ là sự truyền đạt thông tin một cách thuần túy. Q trình truyền đạt thơng tin ln gắn liền với quá trình tác động lẫn nhau thuộc đủ loại, nhằm đạt tới những hiệu quả khác nhau. Trong đó, có những kiểu tác động của người nói nhằm cấu trúc hóa cách tri giác và xử lý thơng tin ở người nghe - một hiện tượng đặc trưng, chỉ có ở hoạt động tín hiệu mà chủ thể là chủ thể có ý thức, hơn nữa đã đạt tới một trình độ tự giác, làm chủ nhất định đối với quá trình giao tiếp và phương tiện giao tiếp. Người nói chủ động chỉ ra cho người nghe những đặc điểm nhất định về chất và lượng của thông tin, định hướng cho anh ta xử lý chúng theo đúng với ý đồ giao tiếp của mình. Bởi lẽ trong q trình giao tiếp, ln ln tồn tại những nhân tố tác động đến hướng phân bố sự chú ý của người ta đối với các yếu tố của hiện thực, địi hỏi trong lời nói phải có sự nhấn mạnh nhằm thu hút sự chú ý của người nghe vào những điểm nhất định.

Nói khác đi, cách đánh giá tầm quan trọng của thông tin, cũng như cách phân bố sự chú ý của người ta trong giao tiếp là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cụ thể, do vậy người nói phải tính đến nó để có ý thức trong chiến lược giao tiếp của mình.

Như vậy, nhấn mạnh là một hiện tượng thuộc phạm vi ngữ dụng học, một dạng cụ thể của phạm trù ngữ dụng rộng lớn hơn - phạm trù tác động lời nói. Đó là kiểu hành vi có chủ đích của người nói sử dụng các phương tiện khác nhau để nêu bật những phân đoạn thông tin quan trọng, đáng được lưu ý trong văn bản, nhờ đó hướng dẫn người nghe đánh giá đúng vai trị của những thơng tin đó, phân bổ sự chú ý của mình một cách thích hợp và xử lí chúng một cách chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ từ nhấn mạnh trong tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)