Nhấn mạnh (hay tiêu điểm thông báo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ từ nhấn mạnh trong tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 28 - 31)

1.2.3 .Cấu trúc thông tin

1.2.4. Nhấn mạnh (hay tiêu điểm thông báo)

1.2.4.1. Các loại nhấn mạnh

Nhấn mạnh được định nghĩa là “việc sử dụng ngôn ngữ để đánh dấu tầm quan trọng thông qua cường độ của cách diễn tả hay những nét đặc trưng của ngôn ngữ như dấu nhấn và ngữ điệu” (The Oxford Companion to the English Language)

Nhiều tác giả Biber [40]; Eastwood [54]; Swan [101] phân chia nhấn mạnh thành ba loại:

a. Nhấn mạnh thông tin:

Nhấn mạnh thông tin là nhấn mạnh phần thông tin mà người nghe chưa biết hay biết một thơng tin khác thay vào đó (xem nhấn mạnh tương phản).

Nhấn mạnh thơng tin cũng có nghĩa là người nói muốn lưu ý người nghe đến một phần thơng tin nào đó mà người nói cho là quan trọng đáng được để tâm.

Nói đến nhấn mạnh thơng tin là nói đến việc nhấn mạnh các thành phần của cấu trúc thông tin mà ở đây cụ thể là phần chủ đề (cái mà người nói muốn nói đến) và phần tiêu điểm thông báo.

Nhấn mạnh tương phản là nhấn mạnh điều đã được mong đợi nay đã thành hiện thực hay điều không được mong đợi vẫn cứ diễn ra.

(28) “Why, Mary Austin! You bad girl, why didn‟t you come to Sunday school ?” “ I did come – didn‟t you see me ? ”

(Mary Austin, sao cậu lại hư thế? Sao cậu khơng đến trường học chủ nhật ? _ Tớ có đến đấy chứ. Cậu không thấy tớ à ?)

Trong đoạn đối thoại trên, người hỏi (Becky Thatcher) cho rằng Mary Austin không đến trường học chủ nhật. Phát ngôn của Mary nhấn mạnh vào thông tin tương phản: Cơ bé thực sự có đi học, khác với suy nghĩ của Becky.

Nhấn mạnh tương phản cũng có nghĩa là nhấn mạnh hai ý kiến, hai chủ đề hay hai sự kiện tương phản hay trái ngược nhau như trong các ví dụ dưới đây:

(29) Talent Mr Micawber has, capital Mr Micawber has not. (Thiên tài thì ơng Micawber có, cịn vốn liếng thì khơng .)

(30) Con thì hơi một tý đã nhè mồm ra khóc. Vợ thì động thấy con khóc

đã qt tháo, rủa con và rủa ln kiếp mình.

Tuy rằng nhấn mạnh thông tin và nhấn mạnh tương phản là hai khái niệm độc lập, chúng tôi nhận thấy rằng nhấn mạnh thông tin cũng có thể mang tính tương phản vì phần thơng tin trái ngược với phần thơng tin người nghe mong đợi cũng có thể là phần thông tin đang không hiện diện trong đầu người nghe. Trong luận văn này, khi dùng từ “nhấn mạnh” chúng tôi muốn ám chỉ đến nhấn mạnh thông tin bao gồm cả một phần nhấn mạnh tương phản.

c. Nhấn mạnh biểu cảm:

Nhấn mạnh có thể được dùng để làm nổi bật lên, để gây sự chú ý đến, sắc thái biểu cảm. Những phát ngôn cảm thán thường được dùng với mục đích nhấn mạnh tính biểu cảm:

Nó trốn đằng mẹ nào mất rồi, cịn gì? (Nguyễn Cơng Hoan)

Những cơng cụ từ vựng trong tiếng Việt với tính chất phóng đại cũng thường được dùng để phục vụ mục đích này như Đinh Trọng Lạc [18] liệt kê trong các biện pháp tu từ của ông: cực điểm, cực độ, cùng cực, tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần,v.v... Theo Biber và cộng sự [40, tr.897] “trong bất kỳ một câu nào thường có ít nhất một tiêu điểm. Trong ngôn bản, dấu nhấn trọng tâm sẽ rơi vào điểm này, theo đó bất kỳ thành phần nào của câu bao gồm điểm này đều được nhấn mạnh.” Trong khi Biber đồng nhất tiêu điểm với phần được nhấn mạnh thì Chafe (xem Givón: [58] cho rằng thuật ngữ nhấn mạnh (emphasis) có thể được dùng để chỉ tiêu điểm, nhưng có thể phần đề, không phải là tiêu điểm cũng được nhấn mạnh.

Halliday [64] thì cho rằng tiêu điểm là một loại nhấn mạnh nhưng khơng hồn tồn là nhấn mạnh. Khi nói về tiêu điểm ta nói về phần thơng tin quan trọng cần được lưu ý, cịn khi nói về nhấn mạnh, phần được nhấn mạnh có thể là mẩu thơng tin nhưng cũng có thể là một cảm xúc của người nói, người viết muốn diễn đạt. Tiêu điểm chỉ tập trung vào phần thơng tin mới, do đó, theo Halliday, chỉ có thể đặt tiêu điểm vào phần thuyết, nhưng nhấn mạnh có thể tập trung vào phần thuyết cũng như phần đề, vào phần thông tin mới cũng như là phần thông tin tương phản.

1.2.4.2. Quan hệ giữa cấu trúc thông tin v nhấn mạnh

Nhấn mạnh là một khái niệm khá trừu tượng và có nội hàm quá rộng. Khái niệm về nhấn mạnh mà chúng tôi muốn bàn đến trong luận văn này chỉ giới hạn ở phần nhấn mạnh về mặt thông tin. Theo chúng tôi phần thông tin được nhấn mạnh trùng với tiêu điểm thông báo của câu/ phát ngôn với quan điểm về tiêu điểm thông báo của Halliday [63]. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tiêu điểm thông báo khơng nhất thiết là phần ln có vị trí đứng ở cuối câu, hay ln ở vị trí của phần thuyết như Halliday đã nói ở trên. Vị trí của tiêu điểm thơng báo chính là nơi thể hiện phương tiện nhấn mạnh trong cấu trúc câu và sẽ là phần được bàn đến dưới đây về phương tiện nhấn mạnh. Theo Quirk, R. [97, tr.938], một cú là truyền đạt thông qua cấu trúc cú pháp của câu, Quirk cho rằng cách tốt nhất để khảo sát vị trí của tiêu

điểm thơng tin là liên hệ nó với cấu trúc câu. Nói cách khác, cấu trúc câu là sự hiện thực hóa cấu trúc thơng tin và là đơn vị cú pháp cụ thể để khảo sát các phương tiện nhấn mạnh. Cụ thể hơn nữa, với cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, chúng tơi thấy vai trị của trợ từ trong câu là đối tượng cho chúng tôi nghiên cứu trong những phần sau khi bàn về phương tiện nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ từ nhấn mạnh trong tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)