Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thưtuyến giáp tại Trung tâm

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 30 - 34)

Bảng 2. 5 Chất lượng cuộc sống trên khía cạnh chức năng chung của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung Bướu- Bệnh viện E

Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Hoạt động thể lực 69,21 26,64 Vai trò xã hội 82,41 22,87 Hòa nhập xã hội 51,85 16,8 Tâm lý - cảm xúc 72,69 23,03 Khả năng nhận thức 83,79 22 Chất lượng cuộc sống nói chung 51,39 7,59

Nhận xét: Bảng 2.6 cho thấy chất lượng cuộc sống trên khía cạnh chức năng chung của người bệnh. Điểm số trung bình cao nhất là trên khía cạnh khả năng nhận thức với 83,79 điểm, tiếp đến là khía cạnh vai trò xã hội với 82,41%, thấp nhất là trên khía cạnh hòa nhập xã hội (51,85) và chất lượng cuộc sống nói chung (51,39%).

Bảng 2. 6 Chất lượng cuộc sống trên khía cạnh các triệu chứng /vấn đề do bệnh và/hoặc do quá trình điều trcủa người bệnh ung thư tuyến giáp tại Trung

tâm Ung Bướu- Bệnh viện E

Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Mệt mỏi 38,89 13,67

Cảm giác đau 3,24 6,69

Mất ngủ 25,0 30,21

Khó thở 24,07 34,38

Rối loạn tiêu hóa 8,51 6,87

Nhận xét: Qua bảng 2.6 cho thấy chất lượng cuộng sống của người bệnh trên khía cạnh các triệu chứng hoặc vấn đề gây nên do bệnh hoặc trong quá trình điều trị. Điểm số trung bình của khía cạnh tài chính là 61,11, tình trạng mệt mỏi là 38,89, mất ngủ và khó thở đều trên 20 điểm và thấp nhất là cảm giác đau với 3,24%.

Biểu đồ 2. 3 Phân bổ tỷ lệ chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giâp tại Bệnh viện E

Nhận xét: có 86% người bệnh có chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình, khá, 19,4% người bệnh ở mức độ kèm và không có người bệnh có chất lượng cuộc sống ở mức độ tốt Chất lượng cuộc sống ở mức kém 19.4% Chất lượng cuộc sống ở mức trung bình 80.6%

2.1. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E

Bảng 2. 7 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp

Đặc điểm Chất lượng cuộc sống chung p Trung bình Độ lệch chuẩn Giới Nam 53,33 4,56 0,54 Nữ 51,07 7,97 Nhóm tuổi Từ 18 đến 45 52,22 8,6 0,347 Từ 46 đến 64 52,22 6,66 ≥ 65 47,22 6,8 Trình độ Tiểu học, THCS 50 7,72 0,904 Trung học PT, 54,17 5,89 trung cấp, Cao đẳng 51,39 7,7 đại học, sau ĐH 52,08 8,63 Nghề nghiệp Hưu trí 50,69 7,5 0,37 Làm việc tại doanh

nghiệp 50 9,32 Công chức/ viên chức 55,95 4,06 Khác 50 7,71 Khu vực sinh sống Nội thành Hà Nội 50,38 7,49 0,141 Ngoại thành Hà Nội 48,33 3,73 Nơi khác 55,56 8,33 Có các bệnh lý kèm theo Không 52,6 5,87 0,398 Có 50,42 8,75

Nhận xét: Qua bảng 2.7 cho thấy điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp là nam giới cao hơn nứ, những người trên 65 tuổi có điểm số trung bình chất lượng cuộc sống thấp nhất trong các nhóm tuổi; Những người có bệnh lý kèm theo thì điểm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không có bệnh lý kèm theo.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Giới tính, độ tuổi: Trong số 36 người bệnh ung thư tuyến giáp trong khảo sát này tỷ lệ người bệnh nữ chiếm đa số với tỷ lệ là 86,1%. Độ tuổi trung bình của người bệnh là 51,42 ± 14,54, người bệnh nhỏ tuổi nhất là 24 tuổi và người bệnh lớn tuổi nhất là 83 tuổi. Hai nhóm tuổi chiếm đa số là từ 18-45 và nhóm từ 46-64 điều chiếm 41,7%. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng (44,92±12,49)[12], và nghiên cứu của Dương Thanh Hải (46 tuổi) [13].

Trình độ học vấn, nghề nghiệp: Trong khảo sát này đa số người bệnh có trình trung cấp, cao đẳng với 50%, và từ đại học trở lên với 22,2%. Người bệnh là người hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất với 33,3%, tiếp đến là những người làm trong các doanh nghiệp, người bệnh là công chức viên chức chiếm tỷ lệ 19,4% và nghề nghiệp khác chiếm 22,2%. Kết quả này khác so với nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy đa số người bệnh là công nhân viên với 58,18%[12].

Nơi sinh sống: Tỷ lệ người bệnh sinh sống ở khu vực nội thành Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,1%; ngoại thành Hà Nội chiếm 13,9% và sinh sống ở các tỉnh thành khác là 25%. Nghiên cứu của tại Bệnh viện Bình Dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ người bệnh ung thư tuyến giáp sinh sống tại các tỉnh thành khác chiếm đa số với 62%, nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, người bệnh sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh Chiếm 40%[12, 13].

3.1.2. Thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh tật và khám tuyến giáp định kỳ Tiền sử, thói quen sinh hoạt: Trong kháo sát này của chúng tôi tỷ lệ Tiền sử, thói quen sinh hoạt: Trong kháo sát này của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có hút thuốc lá và uống bia rượu rất ít với 11,1% và 8,3%. Tỷ lệ người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 19,4%, tiếp đến

là tiêu hóa và nội tiết đều 8,3%; tỷ lệ người bệnh có tiền sử bị các bệnh lý hô hấp là 5,6%.

Khám tuyến giáp định kỳ: Trong 36 người bệnh ung thư tuyến giáp trong nghiên cứu này có 27,8% người bệnh có thưc hiện khám tuyến giáp định kỳ. Đây là thực trạng chung của người dân Việt Nam khi không có thói quen khám sức khỏe định kỳ nói chung và khám tuyến giáp nói riêng. Đa số người dân Việt Nam chỉ đi khám bệnh khi tình trang bệnh đã nặng.

3.1.3. Tình trạng hiện tại của người bệnh

Ung thư tuyến giáp thường phát triển âm thầm và ít có các biểu hiện lâm sàng. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn, ít có giá trị. Giai đoạn muộn hoặc khối u lớn xâm lấn thường có biểu hiện nuốt vướng, khó thở, khàn tiếng. Hoặc ung thư thể không biệt háo phát triển nhanh, u to dính với mô xung quan xâm lấn khí quản gây nghẹt thở [4]. Trong khảo sát này có 41,7% số người bệnh có cảm giác vướng ở cổ, đây có thể do khối u tuyến giáp to gây chèn ép vào vùng cổ. Có 22,2% số người bệnh có rối loạn giọng nói, có thể ung thư tuyến giáp to chèn vào khí phế quản, hoặc thanh môn. 13,9% người bệnh có tình trạng nuốt nghẹn. Chúng tôi nhận thấy đa số người bệnh có dấu hiện như nuốt nghẹn hoặc rối loạn giọng nói thường là những người bệnh đến viện muộn khi khối u đã to.

3.2. Thực trạng chât lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)