Chất lượng sống (QoL) là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người, điều này bao gồm tất cả các khía cạnh về mặt tình cảm, xã hội và thể chất trong đời sống cá nhân. Khi cụm từ được sử dụng trong những tài liệu tham khảo liên quan đến y học và y tế thì được hiểu là chất lượng y tế có liên quan của cuộc sống, nó đề cập đến sự chăm sóc dành cho các cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh, khuyết tật, hoặc rối loạn khác. Chất lượng cuộc sống bị chi phối hay nói cách khác là chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ những yếu tố chủ quan của của một cá nhân hoặc yếu tố khách quan từ môi trường. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư cũng thế, nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ phía người bệnh và tác động từ môi trường xung quanh. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra chất lượng cuộc sống của người bệnh có liên quan đến kết quả điều trị và chăm sóc, trong đó những người bệnh có kết quả khả quan sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn [8]; hoặc các yếu tố cá nhân như tình trạng đau của người bệnh, giai đoạn bệnh, dân tộc, độ tuổi [6, 10]
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của Người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E
Giới tính: trong khảo sát này điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh là nam giới (53,33) cao hơn so với nữ giới (51,07) tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=054. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của tác giả Nông Văn Dương tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên là giới tính không liên quan đến điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư [6].
nhóm tuổi, trong đó 2 nhóm từ 18-45 và từ 46- 64 có điểm số chất lượng cuộc sống giống nhau là 52,22 trong khi đó nhóm người bệnh trên 65 tuổi có chất lượng cuộc sống thấp dưới 50 điểm (47,22); sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do bản thân những người bệnh lớn tuổi khi không bị ung thư đã thấp hơn so với những người trẻ tuổi. Kết quả này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nông Văn Dương và nghiên cứu của Mai Thu Trang đều chỉ ra độ tuổi có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư [6, 15]. Độ tuổi không có ý nghĩa tới
Trình độ học vấn, nghề nghiệp: nhóm người bệnh có trình độ là tiểu học và trung học cơ sở có điểm số trung bình chất lượng cuộc sống thấp nhất (50±7,72); tiếp đến là nhóm có trình độ trung cấp, cao đẳng với điểm số trung bình là 51,39 ± 7,7, nhóm có trình độ sau đại học có điểm chất lượng cuộc sống là 52,08 ± 8,63; nhóm có trình độ trung học phổ thông có điểm chất lượng cuộc sống là 54,17 ± 5,89. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung của người bệnh tuy có khác nhau giữa các nhóm, nhưng sự chênh lệch không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Tương tự là các nhóm nghề nghiệp cũng có sự khác biệt về điểm chất lượng cuộc sống tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thành thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế, khi cho thấy trình độ học vấn có liên quan đến điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư và những người bệnh có trình độ từ cấp 3 trở xuống có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm còn lại[14].
Khu vực sinh sống: Những người bệnh sinh sống ở khu vực ngoại thành Hà Nội có điểm chất lượng cuộc sống trung bình thấp nhất với 48,33; tiếp đến là những người bệnh ở khu vực nội thành Hà Nội với 50,38 và cao nhất là nhóm người bệnh sinh sống tại các tỉnh thành khác với 55,56 điểm.
Các bệnh lý kèm theo: Trong 36 người bệnh trong khảo sát có 20 người bệnh có các bệnh lý khác kèm theo hoặc tiền sử mắc các bệnh lý khác; điểm
chất lượng cuộc sống của nhóm này là 50,42 thấp hơn so với nhóm không có các bệnh lý kèm theo, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Qua phân tích, quan sát thực tế trên người bệnh thì chúng tôi nhận thấy những người bệnh có các bệnh lý kèm theo hoặc tiền sử mắc bệnh có chất lượng cuộc sống thấp hơn ở từng triệu chứng cụ thể ví dụ như đối với người bệnh có bệnh lý hô hấp kèm theo thì thường có tình trạng khó thở hoặc người bệnh có mắc bệnh lý tim mạch trong đó có người bệnh bị tâm phế mạn nên chất lượng cuộc sống ở khía cạnh hoạt động thể chất là rất thấp.
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chăm sóc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E 3.3.2.1. Khó khăn:
Nhân lực: Muốn chăm sóc người bệnh được tốt, thì trước tiên đội ngũ nhân lực y tế phải đủ về số lượng và đảm bảo về mặt chất lượng. Trong năm 2021 với tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, các bệnh viện vừa phải điều trị người bệnh vừa phải tham gia các hoạt động phòng chống dịch. Bệnh viện E cũng không ngoại lệ, ngoài việc điều trị cho các người bệnh tại viện bệnh viện còn bố trí lực lượng chi viện cho các khu vực có dịch, thực hiên công tác tiêm chủng Vaccine, đảm bảo sàng lọc người bệnh và người nhà người bệnh vào viện. Nhân lực của các khoa phòng được điều động để thực hiện các nhiệm vụ trên nên quân số thực tế phục vụ việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh cũng giảm đi. Với việc giảm đi về quân số những nhân viên y tế còn lại sẽ phải làm nhiều việc hơn, thời gian dành cho người bệnh cũng sẽ ít đi. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc chăm sóc người bệnh.
Chưa có quy trình hướng chăm sóc người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện: Việc có các quy trình chăm sóc sẽ giúp cho việc chuẩn hóa các nội dung công việc của người điều dưỡng, đồng thời thuận tiện hơn cho việc chăm sóc người bệnh. Việc chưa có quy trình chăm sóc người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên.
Quan điểm điều trị, chăm sóc: thông qua thảo luận với các nhân viên y tế trong trung tâm ung bướu chúng tôi nhận thấy hiện nay quan điểm của họ về việc điều trị cho người bệnh ung thư tuyến giáp là điều trị cho người bệnh hết khối u, giảm đau cho người bệnh mà chưa quan tâm nhiều đến các mặt khác của chất lượng cuộc sống; một số người còn cho biết việc điều trị cho người bệnh khỏi bệnh là tốt lắm rồi còn đòi hỏi gì nữa. Với quan điểm điều trị chăm sóc này thì người điều dưỡng viên chỉ chú trọng vào việc chăm sóc các triệu chứng thực thể mà chưa quan tâm đến vấn đền tinh thần, tâm lý của người bệnh.
3.3.2.2. Thuận lợi:
Chính sách, quan tâm lãnh đạo bệnh viện: Có một thuận lợi cho việc chăm sóc nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thu tuyến giáp đấy là thông tu 07 của Bộ Y tế về chăm sóc toàn diện trong đó có đề cập đến việc lấy người bệnh làm trung tâm và chăm sóc người bệnh trên nhiều khía cạnh chứ không phải chỉ là việc điều trị hết bệnh. Thêm nữa hiện nay lãnh đạo bệnh viện, trung tâm và khoa phòng rất quan tâm đến thực hiện việc chăm sóc người bệnh toàn diện đặc biệt là trong giai đoạn tình hình Covid hiện nay khi hạn chế người nhà người bệnh tới bệnh viện.
Cơ sở vật chất: Với sự quan tâm của Đảng nhà nước, Bộ Y tế Bệnh viện E trong giai đoạn vừa qua được đầu tư nhiều trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trang thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác điều trị người bệnh. Trong đó phải kể đến việc khánh thành và đưa vào sử dụng trung tâm ung bướu hiện đại có đầy đủ các trang thiết bị phụ vụ cho việc điều trị người bệnh Ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng như phòng chụp PepCT, hóa trị, xạ trị...
3.4. Đề xuất giải pháp
Qua khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E cũng như một số yếu tố liên quan. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên số lượng người bệnh tham gia khảo sát không nhiều và do thời
gian có hạn nên học viên mới chỉ đánh giá được một số yếu tố liên quan. Đây có thể chưa phải là cỡ mẫu đại diện cho toàn bộ người bệnh ung thư tuyến giáp điều trị tại Bệnh viện E tuy nhiên qua đây học viên cũng đề xuất một số giải pháp để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp điều trị tại Bênh viện E. Cụ thể như sau: