Thực trạng chât lượng cuộc sống của người bệnh ung thưtuyến giáp tạ

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 34 - 38)

Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E được học viên đánh giá bằng bộ công cụ Bộ câu hỏi EORTC-C30 gồm 30 câu hỏi được thiết kế để đánh giá chất lượng cuộc sống của BN ung thư nói chung, bao gồm các khía cạnh về khả năng hoạt động thể lực, khả năng nhận thức, hòa nhập xã hội, khía cạnh cảm xúc cũng như các triệu chứng toàn thân do bệnh hoặc do quá trình điều trị ung thư gây ra.

3.2.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống trên khía cạnh các triệu chứng của người bệnh của người bệnh

Chất lượng cuộc sống dựa trên cảm giác đau và tỉnh trạng rối loạn tiêu hóa có điểm trung bình chất lượng cộc sống thấp lần lượt là 3,24 ± 6,69 và8,51 ± 6,87 điều này thể hiện chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu tính trên trên cảm giác đau và tình trạng rối loạn tiêu hóa là rất tốt. Chất lương cuộc sống dựa vào các triệu chứng khó thở, tình trạng mất ngủ và tình trạng mệt mỏi đạt ở mức trung bình khá với điểm số trung bình lần lượt của từng nhóm triệu chứng như sau: 20,07 ± 34,38; 25 ± 30,21 và 38,89 ± 13,67. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Lam và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy điểm chất lượng cuộc sống trung bình trên khía cạnh triệu chứng như sau: đau 63,3±25,2; triệu chứng khó thở 31,5±12,1; triệu chứng mất ngủ 47,8 ±13,5, riệu chứng chán ăn 49,6 ±14,1; triệu chứng táo bón13,2 ± 6,8; triệu chứng tiêu chảy9,5 ± 4,1[10]. Một nghiên cứu khác cũng sử dụng công cụ tại Thái Bình cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống dựa trên các triệu chứng như sau: triệu chứng mệt mỏi 44,0 ± 19,6; triệu chứng buồn nôn/nôn 13,1 ± 23,6; triệu chứng đau 52,3 ± 28,3; triệu chứng thở nhanh 25,7 ± 35,9; triệu chứng mất ngủ 47,2 ± 36,9; triệu chứng chán ăn 50,7 ± 35,1; triệu chứng táo bón 29,9 ± 33,9; triệu chứng tiêu chảy 9,0 ± 26,4 [15]. So với một số nghiên cứu khác về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư có sử dụng bộ câu hỏi EORTC-C30 thì chất lượng cuộc sống của người bệnh dựa trên các triệu chứng của khảo sát này cao hơn. Đây có thể khảo sát này chỉ thực hiện trên người bệnh ung thư tuyến giáp còn đối với các nghiên cứu khác các tác giả thực hiện trên nhiều loại ung thư khác nhau. Trong khi đó đối với ung thư tuyến giáp thường phát triển âm thầm và ít có các biểu hiện lâm sàng. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn, ít có giá trị. Giai đoạn muộn hoặc khối u lớn xâm lấn thường có biểu hiện nuốt vướng, khó thở, khàn tiếng.

người bệnh đi viện họ sẽ mất chi phí trực tiếp trong việc điều trị như viện phí, chi phí ăn uống, đi lại… ngoài ra họ còn mất các chi phí gián tiếp như thu nhập sẽ giảm đo không thể đi làm, lao động. Đối với những người bệnh ung thư thì chi phí cho điều trị càng làm cho họ lo lắng do có thể phải điều trị nhiều đợt, công việc bị ảnh hưởng dãn đến thu nhập bị giảm sút. Trong khảo sát này điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh dựa trên khía cạnh khó khăn tài chính của người bệnh là 61,11±24,55. Với điểm số này chúng ta có thể thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh ở dưới mức trung bình, đây cũng là tình trạng chung đối với tất cả các người bệnh ung thư được khảo sát dù họ mắc loại ung thư gì, giai đoạn nào và ở các địa phương khác nhau. Đối với nghiên cứu thực hiện tại Thái Bình Điểm số trung bình chất lượng cuộc sống trên khía cạnh khó khăn tài chình của người bệnh ung thư là 54,8 ± 36,1[15]. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú tại tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2020 cũng cho thấy điểm số chung ở khía cạnh khó khăn tài chính từ 53,33 điểm trở lên tùy nhóm người bệnh [8]. 3.2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dựa trên khía cạnh chức năng

Đối với bất kỳ người bệnh nào, việc họ phải nhập viện điều trị đều ít nhiều ảnh hướng đến các công việc, sinh hoạt hàng ngày và cac mối quan hệ xã hội của họ. Người bệnh ung thư tuyến giáp điều trị tại trung tâm ung bướu Bệnh viện E cũng không ngoại lệ. Tùy từng người bệnh và mức độ ảnh hưởng nhiều ít khác nhau. Trong khảo sát này điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp đếu trên 50 điểm điều này cho thấy chất lượng cuộc sống dựa trên khía cạnh chức năng của người bệnh trên ngưỡng trung bình. Trong đó điểm chất lượng cuộc sống ở khóa cạnh khả năng nhận thức cao nhất với 83,79 ± 22; điều này có thể do những bênh nhân trong khảo sát này hoàn toàn tỉnh táo, không có người bệnh nào bị hôn mê hay có vấn đề gì về thần kinh. Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh vai trò xã hội được đánh giá dựa trên yếu tố bị hạn chế thực hiện các việc làm của bạn hoặc khi làm các công việc hàng ngày khác và bị hạn chế khi theo đuổi các sở thích của bạn hay

trong các hoạt động giải trí khác; điểm số trung bình là 82,41±22,87. Kết quả này cao hơn so với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nông Văn Dương tại Trung tâm ung bướu Thái Nguyên năm 2016 cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo khía cạnh khả năng nhận thức trước điều trị là 50,8 và sau điều trị là 62,7; chức năng xã hội trước điều trị là và sau điều trị là 67,1 [6].

Chất lượng cuộc sống của người bệnh trên khía cạnh chức năng hoạt động thể lực là 69,21±26,64; tâm lý - cảm xúc là 72,69±23,03. và hòa nhập xã hội là 51,85 ±16,8. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với tình trạng tâm lý sức khỏe của người bệnh. Chúng ta biết hiện nay đối với người bệnh nếu được chẩn đoán là Ung thư thì đối với họ luôn có tâm lý là không thể chữa khỏi, ngoài ra họ cũng lo lắng do chi phí điều trị các bệnh ung thư thường tốn kém và kéo dài mà chưa rõ hiệu quả điều trị. Với tâm lý lo lắng, chán nản dẫn đến họ sẽ có cảm giác mệt mỏi và dẫn đến hạn chế các hoạt động thể lực. Đông thời bản thân người bệnh trong nghiên cứu này cũng có một số người bệnh lớn tuổi bình thường khả năng hoạt động thể lực của họ đã giảm nay kèm theo tình trang bệnh nên khả năng hoạt động thể lực càng giảm hơn. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư thanh quản của tác giả Bùi Thế Anh. Trong nghiên cứu của Bùi Thế Anh điểm trung bình chất lượng cuộc sống trên khía cạnh tâm lý cảm xúc là 78,1 trên khía cạnh hoạt động thể lực là 94,4 và hòa nhập xã hội là 94,7[1].

3.2.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống chung

Điểm chất lượng cuộc sống nói chung: Điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh trong khảo sát này là 51,39 ± 7,59; 19,4% người bệnh có chất lượng cuộc sống ở mức dưới trung bình và 81,6% người bệnh có chất lượng cuộc sống trung bình, không có người bệnh có chất lượng cuộc sống nói chung ở mức tốt. Đây cũng là thực trạng chung về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư nói chung. Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của người bệnh ung thư tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019

là 50,9 ± 19,2, Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung của người bệnh ung thư vú tại BVĐK Kiên là 55,68 ± 22,47 điểm. Điều này cho thấy cần thiết phải có các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh Ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)