3.4 Kết quả mô phỏng
3.4.2 Kết quả mô phỏng hệ thống Adaptive Cruise Control
Hình 3.22 Tốc độ xe mô phỏng hệ thống Apdaptive Cruise Control
Ta thấy rằng, sau khi mô phỏng, hai xe hoạt động với tốc độ ổn định theo hệ thống Cruise control, đường màu cam chỉ tốc độ xe phía sau và đường màu xanh chỉ tốc độ xe phía trước. Trong quá trình mô phỏng, đến 60 s khi xe phía sau được thiết lập tăng tốc độ lên với vận tốc đặt khoảng tầm 130 km/h, lúc này xe phía trước lại giảm tốc độ theo tốc độ đặt xuống khoảng 65 km/h. Lúc này hệ thống Adaptive sẽ hoạt đông và giảm tốc độ của xe phía sau sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn là 30 mét. Khoảng cách giữa hai xe là điều tiên quyết quan trọng trong hệ thống này. Dù có thay đổi tốc độ đột ngột hay có bất kì sự cố nào trong quá trình xe di chuyển thực tế trên đường trường thì bộ điều khiển luôn phải hoạt động ổn định để có thể điều khiển khoảng cách xe một cách chính xác và an toàn nhất. Khoảng cách giữa hai xe trong mô phỏng được thiết lập là khoagr cách an toàn khoảng 30 mét và được thể hiện trong đồ thị dưới đây:
Hình 3.23 Khoảng cách giữa 2 xe trong quá trình mô phỏng
Từ đồ thị ta thấy đường màu cam là đường thể hiện khoảng cách đặt trong khi màu xanh thể hiện khoảng cách thực tế giữa hai xe. Đến giây 60, khi xe phía sau bất ngờ tăng tốc thì có thể thấy khoảng cách đã nhỏ lại dưới 30 mét, nhưng ngay lập tức hệ thống Adaptive can thiệp và điều chỉnh để giữ khoảng cách an toàn là 30 mét. Trong quá trình chuyển động, khoảng cách luôn được đảm bảo để ổn định và giữ an toàn, hệ thống sẽ tính toán để can thiệp trực tiếp vào hệ thống phanh của xe, tính toán được tốc độ tối ưu nhất. Việc này sẽ góp phần vào phát triển công nghệ xe tự hành trong tương lai, xe sẽ bám theo và giữ khoảng cách an toàn với vật cản phía trước, phù hợp với hoạt động của đường cao tốc Việt Nam, khi các xe đều được trang bị công nghệ này thì việc tài xế mệt, buồn ngủ và mất lái sẽ rất khó có thể xảy ra, đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển động.
CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH KIỂM TRA HỆ THỐNG CRUISE CONTROL 4.1 Những hư hỏng thường gặp của hệ thống Cruise Control
Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control sử dụng trong thời gian dài có thể gặp một số lỗi kỹ thuật như:
Cảm biến tốc độ bị lỗi: mô đun điều khiển (CCM) nhận tín hiệu từ hệ thống điều khiển động cơ (ECM) hay hộp số để điều khiển hệ thống Cruise Control. Khi cảm biến tốc độ bị lỗi thì hệ thống kiểm soát hành trình không hoạt động được do CCM không nhận được tín hiệu.
Hình 4.1 Cảm biến tốc độ xe bị lỗi
Hệ thống điện bị lỗi: Các hệ thống như điện áp nguồn, dây dẫn, giắc nối… bị lỗi sẽ làm cho Cruise Control không có năng lượng hoạt động.
Đèn phanh gặp vấn đề: Khi bạn đạp phanh hệ thống Cruise Control sẽ bị tạm dừng. Vì thế, hệ thống đèn phanh gặp vấn đề như bị cháy, kẹt đèn phanh sẽ làm vô hiệu hóa Cruise Control.
Rò rỉ chân không: Một số dòng xe sử dụng bộ truyền động chân không để điều khiển bướm ga khi Cruise Control hoạt động. Do đó nếu xe bị rò rỉ chân không Cruise Control sẽ không hoạt động.
Hình 4.2 Rò rỉ chân không khiến hệ thống bị lỗi
Công tắc bị lỗi: Sau một thời gian hoạt động, công tắc điều khiển hệ thống Cruise Control có thể bị mòn các đầu tiếp điểm dẫn đến CCM không nhận được tín hiệu và hệ thống kiểm soát không hoạt động được.
Cầu chì và rơ le đóng vai trò bảo vệ mạch điện: Khi cầu chì bị đứt hay rơ le lỗi thì hệ thống Cruise Control sẽ không thể hoạt động.
Hình 4.3 Hư hỏng của cầu chì trong hệ thống
Cắp xoắn ốc bị lỗi sẽ làm hở mạch, không thể tiếp xúc với CCM thì Cruise Control sẽ không hoạt động.
Với một số dòng xe, nếu động cơ hay hệ thống truyền động gặp vấn đề hệ thống Cruise Control không hoạt động và lúc này bạn có thể kiểm tra lỗi này thông qua đèn Check Engine.
Hình 3.24 Đèn check engine, dấu hiệu hư hỏng của hệ thống Cruise control