4.2.4 Cách xử lý khi hệ thống kiểm soát hành trình bị lỗi
Khi hệ thống Cruise Control bị lỗi bạn có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:
Nếu Cruise Control bị lỗi nhưng phanh vẫn hoạt động bình thường
Nếu rơi vào tình huống này, người lái hãy giữ bình tĩnh, chuyển cần số về N (số mo). Sau đó, đạp phanh một cách chậm rãi để xe giảm tốc ô tô một cách từ từ, không được phanh gấp. Bởi khi chuyển xe về số N, truyền động đến hộp số bị ngắt làm cho Cruise Control bị vô hiệu hóa.
Nếu Cruise Control bị lỗi, ô tô lại bị mất phanh:
Đây được coi là trường hợp đặc biệt nguy hiểm. Tài xế nên bình tĩnh tiến hành kiểm soát tình hình bằng các thao tác sau: Đầu tiên, chuyển cần gạt về số mo. Sau đó, kéo phanh tay thật chậm, đều tay và nhẹ nhàng. Lưu ý khi kéo phanh, người lái phải luôn giữ vô lăng. Nếu lúc này phanh tay vẫn không có tác dụng, người lái ngay lập tức đẩy cần số liên tục giữa hai số N và D. Khi đó xe sẽ bị giảm tốc độ xuống dưới mức mà Cruise Control hoạt động và hệ thống kiểm soát bị mất tác dụng. Tiếp theo, người lái đỗ xe vào vị trí an toàn và nhanh chóng gọi cứu hộ.
Hình 4.9 Người lái nên gọi cứu hộ trong trường hợp Cruise Control hỏng, ô tô mất phanh
Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control giúp duy trì tốc độ ổn định cho ô tô và giảm mệt mỏi cho tài xế khi phải giữ chân ga liên tục. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, tính năng thông minh này vẫn bộc lộ một số nhược điểm. Do đó, người dùng phải tìm hiểu kỹ và được hướng dẫn cụ thể trước khi dùng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân mình và người ngồi trên xe.
KẾT LUẬN
Trong đề tài này em đã tìm hiểu về cấu tạo cúng như nguyên lý của hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control. Từ nguyên lý, em đã tìm hiểu về các cong thức tính toán của bộ điều khiển hệ thống cũng như các thông số của xe mô phỏng. Trong quá trình mô phỏng em đã ứng dụng phần mềm Matlab Simulink để mô phỏng và ra được các kết quả về tốc độ cũng như độ mở bướm ga, lực kéo và lực cản tác động lên xe trong quá trình mô phỏng, đặc biệt hơn là khoảng cách giữa hai xe. Các thông số quan trọng này dựa theo thông số đầu vào trên xe Hyundai Elantra 2018 được hệ thống tính toán và điều khiển vô cùng chính xác. Tuy nhiên, đề tài mới tính toán về mặt động lực học dựa theo các thông số tính toán từ tài liệu tham khảo. Độ chính xác từ các cảm biến gửi về là mặc định và chưa có các công thức tính toán giá trị cảm biến cũng như lập trình code hoạt động của phần cứng. Những vấn đề này, em sẽ nghiên cứu và hoàn thành ở các đề tài tiếp theo.
Cuối cùng em chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa CNKT ô tô Trường ĐHCN Hà Nội, đặc biệt em chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Minh Hiếu đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Phùng Quang. Matlab &Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 2005.
[2]. Bùi Quốc Khánh. Điều khiển quá trình. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 2015.
[3]. Lưu Kim Thành, Trần Anh Dũng, Đào Quang Khanh. Mô phỏng hệ kiểm soát hành trình trên cơ sở động học phương dọc cho xe ô tô bằng công cụ Matlab Simulink. Trang 26, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Hàng hải số 45.
[4] Phạm Văn Thoan. Giáo trình Lý thuyết ô tô. NXB KH và KT. 2017.
[5] Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Tuấn Nghĩa, Nguyễn Anh Ngọc. Tin học ứng dụng trong kỹ thuật ô tô. Nhà xuất bản thống kê. 2017.
[6]. Lukáš Lanský. Diesel engine modelling and control. Czech Technical University in Prague. 2008.
[7]. Payman Shakouri, Gordana Collier, Andrzej Ordys. Teaching Control Using NI Starter Kit Robot. School of Mechanical and Automotive EngineeringKingston University London. UK, 2012.
[8]. http://ctms.engin.umich.edu.
[9]. R. M. Murray. Control and Dynamical Systems. California Institute of Technology. 2012.
[10]. Raj Kamal, Publs, McGraw-Hill. Case study of an embedded, system for an adaptive cruise control (ACC) system in a car. UK. 2005.
[11]. Sivaji, Sailaja. Adaptive Cruise Control Systems for Vehicle Modeling Using Stop and GoManoeuvres. Dept of Electronics & Communication Engineering University College of Engineering Kakinada. JNTUK. 2013.
PHỤ LỤC Code vẽ đồ thị chế độ giám sát hành trình: figure() plot(Time.time,tocdo2xe); title('Toc Do xe '); xlabel('Thoi gian t(s)'); ylabel('Toc do xe km/h '); grid on figure() plot(Time.time,fbfk); title('Luc can và luc keo '); xlabel('Thoi gian t(s)'); ylabel('N/m ');
grid on figure()
plot(Time.time,domobuomga); title('Do mo cua buom ga '); xlabel('Thoi gian t(s)'); ylabel(' Phan tram '); grid on
Code vẽ đồ thị chế độ giữ khoảng cách:
figure()
plot(Time.time,vantoc); title('Toc Do xe ');
xlabel('Thoi gian t(s)'); ylabel('Toc do km/h '); grid on
figure()
plot(Time.time,khoangcach); title('khoang cach hai xe '); xlabel('Thoi gian t(s)'); ylabel('khoang cach 2 xe '); grid on