7. Cấu trúc luận văn
1.3 Tổng quan về ngành Hàng không Việt Nam và các Hãng Hàng
1.3.1 Tổng quan về ngành Hàng không Việt Nam
Lịch sử hình thành của ngành Hàng không Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Sau ngày ra đời, tuy còn rất non trẻ, tháng 2 năm 1956, máy bay của Hàng không Việt Nam dân dụng Việt Nam đã bắt đầu thay thế Hàng không Pháp để phục vụ Uỷ ban quốc tế giám sát việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ tại Việt Nam. Đặc biệt cùng thời gian này máy bay LI-2 số hiệu VN-198 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên cơ chở Bác Hồ và các cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đi công tác trong nước và các nhiệm vụ đặc biệt khác.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngành hàng không dân dụng đã tập trung cho mục đích chính là xây dựng, phát triển kinh tế; tham gia tích cực vào công cuộc khắc phục hậu qua chiến tranh, xây dựng cơ sở hạ tầng Hàng không dân dụng. Giai đoạn đầu, với những máy bay thu được của địch, cùng đội bay IL-18, AN-2 IAK-40, AN-24, TU134, ngành đã được bổ sung thêm máy bay DC-6, DC-4, DC-3 thu được của địch phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nước vừa mới thống nhất, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, duy trì vận tải hành khách, hàng hoá.
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia,
Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.
Đến nay chúng ta có 51 hãng Hàng không nước ngoài khai thác 68 đường bay từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam; mạng đường bay nội địa do 5 hãng HKVN khai thác với 41 đường bay từ 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh tới 17 Cảng hàng không, sân bay địa phương; Riêng VN khai thác 48 đường bay quốc tế đến 28 cảng hàng không thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường vận tải HK Việt Nam năm 2012 đạt 25,3 triệu khách, tăng 6,5%; hàng hoá, bưu kiện đạt 527 nghìn tấn, tăng 10,9%. Cất hạ cánh tại các CHKSB Việt Nam đạt 310 nghìn lần chuyến, tăng 5,1%. Sản lượng điều hành bay đạt 454.076 lần chuyến, tăng 7,94% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế của các Đơn vị doanh nghiệp lớn của ngành HK (Tổng công ty HKVN, Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty QLBVN) ước 1.403 tỷ đồng, đạt 120,54% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 2.883 tỷ đồng, đạt 107,58% kế hoạch. Hàng trăm chuyến bay chuyên cơ chở các đ/c lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước được thực hiện an toàn, chu đáo, trọng thị. Các hãng hàng không Việt Nam hiện khai thác 97 tàu bay hiện đại: B777, A330, A321, A320, B737,
ATR72 với độ tuổi trung bình là 6,5 tuổi, trong đó 40% là sở hữu với độ tuổi trung bình là 5,9 tuổi.
Về lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng: Việc đầu tư xây dựng
mạng cảng hàng không, sân bay đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, quốc tế được đặc biệt chú trọng. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 25/26 cảng hàng không hoàn thành quy hoạch, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không nội địa; hiện 20 cảng hàng không, sân bay đã được đưa vào khai thác; các công trình nổi bật trong thời gian vừa qua là các nhà ga, cảng hàng không hiện đại như T2 Tân Sơn Nhất, CHK Liên Khương, Buôn Ma Thuột, đặc biệt là CHK quốc tế mới Phú Quốc. Tổng năng lực thông qua tại các cảng hàng không VN từ mức 6 triệu hành khách năm 2000 đã nâng lên mức 52 triệu hành khách vào năm 2012. Hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý bay cũng được hoàn thiện với 2 Trung tâm ACC tại Tp. HCM và HAN đang được xây mới, 20 Đài chỉ huy tại các CHKSB và các đài trạm khác, bao gồm cả tại Đảo Trường Sa lớn. Ngành HK cũng đang hết sức nỗ lực cho 2 công trình trọng điểm là Nhà ga T2 Nội Bài và Cảng HKQT Long Thành.
Về lĩnh vực hợp tác và hội nhập quốc tế, đến nay Việt Nam là thành
viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Kể từ sự kiện ngày 05/4/1956 khi ngành Hàng không dân dụng non trẻ của Việt Nam ký Hiệp định hàng không đầu tiên với CHDCND Trung Hoa, đến nay nước ta cũng đã ký kết 65 Hiệp định vận chuyển hàng không song phương, đa phương. Đặc biệt chúng ta đang tham gia tích cực vào tiến trình thiết lập Thị trường Hàng không Chung ASEAN vào năm 2015. Đồng thời tính hội nhập quốc tế của ngành còn thông qua việc chúng ta đã cơ bản tuân thủ đầy đủ các