Các hãng Hàng không chọn khảo sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình ảnh Hàng không Việt Nam trên báo chí hiện nay (Trang 40 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

1.3 Tổng quan về ngành Hàng không Việt Nam và các Hãng Hàng

1.3.2 Các hãng Hàng không chọn khảo sát:

Vietnam Airlines

Slogan: "Bring Vietnamese culture to the world" - "Đưa văn hóa Việt ra thế giới"

Logo hình Hoa Sen – một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. Ngoài ra, màu vàng của hoa sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo, sang trọng. Mặt khác, theo triết lý ngũ hành, màu vàng còn tượng trưng cho màu của đất, màu của con người… Chọn hoa sen vàng, đó là bức thông điệp mà Hãng Hàng không Vietnam Airlines gửi đến mọi người: “Vietnam Airlines – Hãng Hàng không của người Việt Nam”.

Là hãng Hàng không Quốc gia của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Hãng nằm dưới sự quản lý của một hội đồng 7 người do Thủ tướng Việt Nam chỉ định, có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Đại Dương, với 46 điểm đến ở 19 quốc gia. Trụ sở chính được đặt tại hai sân bay lớn nhất Việt Nam: Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Air - hãng hàng không quốc gia Campuchia và 100% trong VASCO - một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam Việt Nam.

Hãng được đánh giá 3 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này.

Cho đến cuối năm 2011, tổng công ty chiếm khoảng 80% thị phần thị trường hàng không nội địa tại Việt Nam và khoảng 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam.

Jetstar Pacific Airlines

Slogan: Giá rẻ hàng ngày, mọi người cùng bay

Thương hiệu Jetstar (ngôi sao năm cánh màu cam) được thiết kế dựa trên Chòm sao Phương Nam - Southern Cross (là chòm sao Bắc Đẩu nhìn từ Nam bán cầu) với ngôi sao màu cam tượng trưng cho ngôi sao nhỏ nhất và là ngôi sao duy nhất có 5 cánh trong chòm sao, ngôi sao Epsilon Crucis. Màu chủ đạo là màu cam, bạc và đen tượng trưng cho sự hiện đại và mạnh mẽ.

Jetstar Pacific Airlines mang sứ mệnh giúp mọi người được đi du lịch đến ngày càng nhiều nơi trên thế giới thông qua mạng đường bay trải rộng khắp khu vực , đồng thời tạo cơ hội du lịch bằng đường hàng không cho tất cả những ai trước đây được xem là không đủ khả năng để đi lại bằng máy bay. Đem dịch vụ cao cấp phục vụ đối tượng bình dân. Giá rẻ mỗi ngày, mọi người cùng bay Jetstar pacific Airlines là một trong những lựa chọn quen thuộc của hành khách cho các chuyến bay nội địa và quốc tế.

Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với tiêu chí hoạt động là cung cấp vé máy bay giá rẻ mỗi ngày, hiện Jetstar Pacific điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến nội địa của Việt Nam bằng đội bay Airbus A320 - 180 ghế. Hãng có 2 cổ đông chính là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines chiếm 66,93% cổ phần và Tập đoàn Qantas của Úc chiểm 30% cổ phần, phần còn lại của các cổ đông Việt Nam khác như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigon Tourist.

Vietjet Air

Slogan “Vietnam Timeless charm – Vẻ đẹp bất tận”

Tháng 4/2012, trong chương trình tài trợ của hãng cam kết cùng Tổng cục Du lịch xúc tiến quảng bá cho du lịch Việt Nam, Vietjet Air đã thêm hình ảnh hoa sen đang hé nở và slogan “Vietnam Timeless charm – Vẻ đẹp bất tận” trên thân máy bay, mang ý nghĩa biểu trưng cho văn hóa và con người Việt Nam, vừa góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia đến với bạn bè quốc tế.

Toàn bộ máy bay được phủ cách điệu hai màu vàng và đỏ đặc trưng của quốc kỳ Việt Nam.

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (Vietjet Aviation Joint Stock Company), hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất

VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HD Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép vào tháng 11 năm 2007 và trở thành hãng hàng không thứ 4 của Việt Nam, sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietnam Aviation Service Company (VASCO) và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho VietJet Air.

Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJet Air quyết định hoãn lại và bắt đầu vào tháng 11 năm 2009 (Quý IV) VietJet Air khởi động đường bay vào quý IV. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJet Air. Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJet Air.

Tháng 6 năm năm 2010, VietJet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho đến tận tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một số vấn đề phát sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương hiệu, nhân sự và đội bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất cánh. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chính ngoài biến động về giá nhiên liệu, còn có sự tranh chấp về thương hiệu Viet Air và những quy định hạn chế của chính phủ Việt Nam nhận diện thương hiệu trong khai thác vận tải hàng không nội địa mà hãng chưa có đủ thời gian để xử lý.

Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị,

đồng thời xin hoãn thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với lý do tranh chấp thương hiệu.

Sau nhiều lần trì hoãn, Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air đang hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị bay chuyến thương mại đầu tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, trước tháng 6 năm 2011.

Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành đợt vé đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.

Ngày 10 tháng 2 năm 2013, VietJetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái Lan. Đây cũng là đường bay thứ 10 và cũng là đường bay quốc tế đầu tiên của hãng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, người thực hiện luận văn đã trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến khái niệm thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, và một số nội dung trong xây dựng hình ảnh thương hiệu, đặc biệt là hình ảnh thương hiệu trên báo chí. Cũng tại chương đầu tiên này, lý thuyết về vai trò của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trên báo chí, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay đã được làm rõ.

Theo đó, lý thuyết về Hình ảnh Thương hiệu trên báo chí được hiểu là toàn bộ những ấn tượng, cảm xúc, cảm nhận của công với thương hiệu đó qua những thông tin về thương hiệu đó trong các bài báo. Mỗi một thương hiệu sẽ có một hoặc nhiều hình ảnh thương hiệu khác nhau. Hình ảnh Thương hiệu được xác định bằng kinh nghiệm thực tiễn hoặc đôi khi bằng niềm tin chưa kiểm chứng.

Tiếp đó, chương 1 đi sâu vào giới thiệu tổng quan ngành Hàng không Việt Nam, cụ thể hơn là giới thiệu từng Hãng Hàng không mà người viết luận văn chọn để khảo sát trường hợp. Từ đây, người viết đã hướng người đọc đến chủ thể nghiên cứu của mình là Hình ảnh Hàng không Việt Nam trên báo chí.

Về nội dung báo chí trong việc xây dựng Hình ảnh thương hiệu trên báo chí, chương 1 đề cập đến 3 nhóm nội dung: Nhóm nội dung báo chí phản ánh về chất lượng, dịch vụ của thương hiệu; nhóm nội dung báo chí phản ánh về hoạt động xã hội của thương hiệu; nhóm nội dung báo chí phản ánh quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông của thương hiệu.

Đây là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu, khảo sát trường hợp cụ thể là Hình ảnh Hàng không Việt Nam trên báo chí.

Như vậy, những vấn đề được đề cập đến trong chương 1 là cơ sở lý luận để người thực hiện luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu sâu hơn về thực trạng và đưa ra giải pháp cho việc xây dựng Hình ảnh Hàng không Việt Nam trên báo chí trong hai chương tiếp theo.

Chƣơng 2 – KHẢO SÁT HÌNH ẢNH VIETNAM AIRLINES, JETSTAR PACIFIC AIRLINES, VIETJET AIR TRÊN BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình ảnh Hàng không Việt Nam trên báo chí hiện nay (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)