Dầu khí đã, đang và sẽ trở thành câu chuyện quan trọng hàng đầu liên quan đến an ninh và phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc tích cực thúc đẩy triển khai chính sách ngoại giao năng lượng rộng khắp các châu lục nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Trung Á - ―rốn dầu‖ của thế giới, đồng thời tiếp giáp với một số vùng ―lợi ích cốt lõi‖ - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc. Điều này đã thúc đẩy Trung Quốc từng bước ưu tiên tăng cường quan hệ, hình thành chính sách ngoại giao năng lượng tương đối cụ thể đối với khu vực này trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Về địa chiến lược: Khu vực Trung Á gồm năm quốc gia: Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan, có vị trí địa chiến lược, nằm giữa ngã ba châu Á, châu Âu và Trung Đông. Trung Á nằm giữa lục địa Âu – Á, là một phần của con đường tơ lụa nối Đông và Tây. Bất kỳ sự kiện nào xảy ra tại Trung Á không chỉ tác động đến khu vực mà còn làm thay đổi cân bằng địa chính trị tại lục địa Âu- Á, khu vực được coi là trục phát triển của thế giới. Vì vậy, đây là khu vực để Trung Quốc có thể mở rộng hợp tác Á-Âu.
Về an ninh: Trung Quốc đang phải đối mặt với: Thứ nhất, những rắc rối xoay quanh chủ nghĩa hồi giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ly khai vùng biên giới Tân Cương/Trung Quốc trong thời gian dài. Điển hình như các cuộc đòi ly khai, thành lập nhà nước riêng ở Tân Cương, hay các cuộc bạo loạn đẫm máu do xung đột sắc tộc giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ. Phong trào ly khai đòi thành lập nhà nước riêng tại Tân Cương được cho là có liên quan đến hoạt động của các nhóm khủng bố có vũ trang tại Trung Á, nơi mà Trung Quốc có 3.000 km đường biên giới chung tiếp giáp với ba nước Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan. Thứ hai, các cuộc ―cách mạng màu‖ do phương Tây hậu thuẫn lật đổ chính quyền tại một số
nước Trung Á thập niên đầu thế kỷ XXI khiến Trung Quốc lo ngại sâu sắc về sự lan tỏa, ảnh hưởng của các cuộc cách mạng đó tới phong trào đòi ly khai tại Tân Cương. Kịch bản để mất Tân Cương sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển và vị thế của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc tăng cường can dự vào khu vực Trung Á nhiều hơn, coi đây như là một vùng đệm an ninh của Trung Quốc.
Về kinh tế:Thứ nhất, khu vực Trung Á có nguồn dự trữ dầu mỏ, than đá, khí đốt - những nhiên liệu then chốt đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai. Về dầu mỏ, Ca-dắc-xtan có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 7 thế giới, với khả năng khai thác hiện nay là 4 tỉ tấn. Ca-dắc- xtan là nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt trong khu vực, với trữ lượng dầu mỏ ước tính gần 40 tỷ thùng. Việc Ca-dắc-xtan phát hiện ra mỏ dầu khổng lồ Ca- xa-gan, dự kiến một trong 5 mỏ dầu lớn nhất thế giới, là một nhân tố khiến Trung Quốc để mắt đến Trung Á và Biển Ca-xpi. Tuốc-mê-ni-xtan và U-dơ- bê-ki-xtan có 6 tỉ thùng dầu. Về khí đốt, trữ lượng khí đốt của Ca-dắc-xtan là 2.407 tỉ m3, Tuốc-mê-ni-xtan có trữ lượng khí đốt khoảng 3 nghìn tỷ m3, lớn thứ 5 thế giới. Có thể khẳng định, kho năng lượng Trung Á có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc bởi những lợi thế về vị trí địa lý. Trung Á liền kề với Trung Quốc, một sự lựa chọn cần thiết so với tuyến đường biển từ Cận Đông và châu Phi vừa xa xôi, vừa dễ chịu tác động tiêu cực từ các nhân tố bên ngoài.
Thứ hai, Trung Á đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực của Trung Quốc. Là một cường quốc đang trong quá trình trỗi dậy, tìm kiếm vị thế, khẳng định vai trò của mình tại các tổ chức khu vực và quốc tế, Trung Quốc cần tăng cường quan hệ kinh tế với các nước láng giềng và các nước trong khu vực, thông qua đó có thể đảm bảo những lợi ích
kinh tế của riêng mình. Khu vực Trung Á được coi là một trọng tâm trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực.
Thứ ba, việc tăng cường liên kết kinh tế chặt chẽ với Trung Á trên các lĩnh vực như phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu khí, mạng lưới điện…sẽ giúp cho khả năng thực hiện chính sách ―Đại khai phá miền Tây‖ của Trung Quốc được đưa ra từ cuối thế kỷ trước được tiến hành thuận lợi.
Thứ tư, Trung Á là một thị trường rất hấp dẫn cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, hàng hóa của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Trung Á, phần lớn là hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp giá rẻ, phù hợp với mức sống người dân của khu vực này.
Mục tiêu chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI
Thứ nhất, Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao năng lượng tại khu vực Trung Á nhằm tăng cường đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng, thông qua việc đa dang hóa nguồn cung năng lượng cho vùng Đông Bắc Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông.
Thứ hai, gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, chính trị với các nước Trung Á. Thông qua các hoạt động ngoại giao năng lượng, Trung Quốc muốn hướng tới việc tăng cường liên kết về thương mại, đầu tư không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, tạo thế phụ thuộc lẫn nhau và tạo cơ sở vững chắc cho việc thiết lập quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc với các nước Trung Á, phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.
Thứ ba, hậu thuẫn cho chiến lược phát triển miền Tây của Trung Quốc. Các đường ống dẫn dầu khí lớn từ Trung Á tới Trung Quốc đều đi qua tỉnh Tân Cương, sau đó nối với hệ thống đường ống nội địa để cung cấp năng lượng cho các thành phố lớn của Trung Quốc…Việc này vừa phục vụ đắc lực
cho nhu cầu phát triển kinh tế tại miền Tây, đồng thời tăng cường quan hệ song phương với các nước Trung Á nhằm ngăn chặn chủ nghĩa ly khai, phân biệt sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố tại Tân Cương.
Thứ tư, gia tăng ảnh hưởng và cạnh tranh với các nước lớn khác tại Trung Á - một vị trí địa chiến lược đặc biệt, nơi diễn ra cuộc cạnh tranh địa chính trị của nhiều cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ.
Được mệnh danh là ―căn cứ năng lượng của thế kỷ XXI‖ với trữ lượng dầu mỏ, khí đốt vô cùng dồi dào, Trung Á chính là ―vùng đệm‖ trong bàn cờ chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc và EU. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của thế giới tăng mạnh, đặc biệt trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ thì Trung Á ngày càng thu hút sự có mặt và cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn. Dư luận cho rằng, nước nào giành được quyền kiểm soát nguồn dầu mỏ tại đây, nước đó sẽ đứng vững ở Trung Đông, Trung Á cũng như các khu vực khác trên thế giới.
Để triển khai chính sách ngoại giao năng lượng, Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp và hoạt động cụ thể sau:
Một là, tranh thủ các chuyến thăm cấp cao, quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng giữa Trung Quốc với các nước Trung Á để định hình các cơ chế gặp gỡ cấp cao. Một trong các nội dung trọng tâm của các cuộc gặp là vấn đề năng lượng giữa các nước. Các chuyến thăm thường được lồng ghép, kết hợp dự lễ khánh thành đường ống dẫn dầu mới, hoặc ký kết các thương vụ mua bán dầu khí lớn… như các chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới U-dơ-bê-ki-xtan vào tháng 6 năm 2004, tới Ca-dắc-xtan vào tháng 7 năm 2005, ít nhiều đều liên quan tới dầu khí.
Hai là, tận dụng triệt để các mối liên hệ địa chính trị, kinh tế, quân sự tại khu vực Trung Á nhằm tạo ra thế phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và
các nước Trung Á. Trung Quốc đã thực hiện chiến lược ―hướng ngoại‖, đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực kinh tế của Trung Á, trong đó, năng lượng là một trọng điểm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc tại các nước Trung Á tăng trưởng nhanh chóng, cao nhất là tại Ca-dắc-xtan với mức tăng 77 lần từ năm 2003-2009. Trong những thập niên qua, Trung Quốc đã đầu tư lớn vào nguồn năng lượng và phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung Á, bao gồm các đường ống dẫn dầu, khí đốt từ Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan tới Trung Quốc. CDB cung cấp nguồn tài chính cho xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ Ca-dắc-xtan sang Trung Quốc, đồng thời cung cấp 8,1 tỷ USD để xây dựng tuyến đường ống vận chuyển khí đốt từ Tuốc-mê-ni-xtan qua U-dơ- bê-ki-xtan, Ca-dắc-xtan đến Trung Quốc.
Ba là, thông qua cơ chế hợp tác đa phương khu vực mà điển hình là củng cố SCO. Tổ chức này được thành lập ngày 14 tháng 06 năm 2001 tại Thượng Hải, gồm 6 nước là Trung Quốc, Nga, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan. Không chỉ đóng vai trò là một cơ chế đảm bảo an ninh cho khu vực theo như mục đích ban đầu của tổ chức này, từ năm 2003 tới nay, SCO còn ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, trong đó năng lượng là một lĩnh vực quan trọng. Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trong SCO, làm cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa các thành viên SCO, trong đó có hợp tác năng lượng. Trung Quốc có ý định dùng SCO để biến ―con đường tơ lụa‖ trước đây thành ―con đường năng lượng‖ và thúc đẩy việc thành lập ―Câu lạc bộ Năng lượng‖ – được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh SCO năm 2007 nhằm phối hợp và phát triển các dự án năng lượng vì lợi ích của các nước thành viên, đồng thời đề nghị thành lập một Ngân hàng Phát triển SCO, trong đó Trung Quốc sẽ cung cấp phần lớn số vốn ban đầu cho ngân hàng này.
Bốn là, xây dựng lòng tin và tạo hình ảnh gần gũi với các nước Trung Á. Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế, cho các nước Trung Á vay những khoản tín dụng khổng lồ nhằm đổi lấy quyền tiếp cận với các mỏ dầu khí, tăng cường mua, nắm cổ phần của các công ty dầu khí Trung Á. Tháng 4.2009, CDB đã cho Ca-dắc-xtan vay 10 tỷ USD trong một thỏa thuận đổi tín dụng lấy dầu mỏ. Ngoài ra, CDB còn cho Tuốc-mê-ni-xtan vay 4 tỷ USD, để Trung Quốc được thâm nhập vào mỏ khí đốt Juschni Iolotan của Công ty South Iolotan/Tuốc-mê-ni-xtan, một trong những mỏ khí đốt lớn nhất thế giới với trữ lượng 14.000 tỉ m3. [24, tr.5]
Kết quả chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở Trung Á
Mặc dù khởi động tương đối muộn và phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhưng chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Trung Á đã được triển khai mạnh mẽ và thu được những kết quả khả quan.
Trước hết, xét trên lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc đã đẩy mạnh hợp tác đầu tư, khai thác nguồn năng lượng tại Trung Á, bước đầu tạo được dấu ấn trong ngành công nghiệp dầu khí của Trung Á. Quy mô hợp tác đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Trung Quốc tại khu vực không ngừng tăng lên. Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở Trung Á đã góp phần bổ sung cho nguồn cung dầu khí trong nước, giảm bớt sức ép về tình hình thiếu hụt nguồn cung. Đồng thời, thông qua phát triển một chiến lược bài bản về mua cổ phần của các công ty dầu khí quốc gia Trung Á, các tập đoàn dầu khí lớn của Trung Quốc đang thực hiện chính sách đầu tư, mua cổ phần của các công ty liên quan đến lĩnh vực khai thác, vận chuyển dầu khí của các nước Trung Á, ngày càng nắm giữ nhiều cổ phần trong các công ty dầu khí ở các nước này.
Bên cạnh đó, có rất nhiều hợp đồng hợp tác trên lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt giữa Trung Quốc với U-dơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan được ký dưới
danh nghĩa ―xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện‖. Đáng chú ý, SINOPEC và Turkmengas đã ký hợp đồng 14,5 tỉ USD về cung cấp thiết bị khai thác năm 2004, thỏa thuận xuất khẩu 30 tỉ m3
khí từ Tuốc-mê-ni-xtan sang Trung Quốc. Đến năm 2006, CNPC đã ký với U-dơ-bê-ki-xtan thỏa thuận đầu tư 200 triệu USD thăm dò và khai thác dầu khí đến năm 2011.
Không những thế, Trung Quốc còn đạt những thành quả lớn trong việc xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí nối Trung Á với Trung Quốc. Điều này không chỉ là thành quả kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, ngoại giao to lớn. Hai ví dụ điển hình là đường ống dẫn dầu Ca-dắc-xtan -Trung Quốc và đường ống dẫn khí xuyên Á đi qua lãnh thổ các nước Tuốc-mê-ni-xtan, Ca- dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan tới Trung Quốc. [24, tr.11]
Đường ống dẫn dầu Ca-dắc-xtan -Trung Quốc: Đường ống dẫn dầu dài 2.200 km nối Ca-dắc-xtan - Trung Quốc từ bờ biển Ca-xpi của Ca-dắc-xtan tới Alashakou của khu tự trị Tân Cương/Trung Quốc được khởi công vào tháng 9 năm 2004 và hoàn thành vào tháng 12 năm 2005 với chi phí 700 triệu USD, có thể cung cấp dầu trực tiếp cho Trung Quốc từ vùng Trung Á, với công suất thiết kế từ 800.000 đến 1.000.000 thùng dầu/ngày. Cuối tháng 5 năm 2006, lần đầu tiên Trung Quốc đã nhận được dầu từ Ca-dắc-xtan qua đường ống dẫn Atasu-Alashankou. Dự án này có công suất ban đầu có thể vận chuyển 200.000 thùng dầu thô/ngày, công suất được tăng gấp đôi vào năm 2011. Bên cạnh đó, Công ty Dầu khí Ca-dắc-xtan đã được CNPC mua với giá 4,2 tỷ USD vào tháng 10 năm 2005, cung cấp ống dẫn dầu, nhưng các công ty dầu khí của Nga cũng sử dụng đường ống này để xuất khẩu dầu sang thị trường Trung Quốc. Việc xây dựng ống dẫn dầu Trung Quốc-Ca-dắc-xtan sẽ không chỉ giúp Trung Quốc bớt lệ thuộc vào Eo biển Ma-lắc-ca, mà còn tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Trung Á.
Với việc hoàn thành đường ống dẫn dầu này, lần đầu tiên Trung Quốc đã đảm bảo nguồn cung cấp ―vàng đen‖ bằng tuyến vận chuyển trên đất liền mà không nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ như đối với nguồn cung dầu trên biển từ Trung Đông và Xu-đăng. Dự kiến đến năm 2015, tuyến đường ống này sẽ cung cấp 6% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc. Về khía cạnh chính trị, đường ống dẫn dầu này cũng mang ý nghĩa rất lớn, giúp cho Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tại Trung Á thông qua đầu tư rộng rãi và tạo công ăn việc làm cho hơn 50.000 người ở Ca-dắc-xtan, trong đó có nhiều người Duy Ngô Nhĩ. Điều này phần nào xoa dịu sự bất mãn, thù địch với người Hán trong thành phần dân Duy Ngô Nhĩ và góp phần phát triển vùng