Với các nước Mỹ La-tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao năng lượng của trung quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 43)

Theo Tổ chức Năng lượng Mỹ La-tinh (OLADE), trữ lượng dầu mỏ của khu vực Mỹ La-tinh gần 1,7 nghìn tỷ thùng, chiếm 20% tổng trữ lượng dầu mỏ toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới sau khu vực Trung Đông, tập trung ở các nước Vê-nê-du-ê-la, Bra-xin, Mê-hi-cô, Ê-cu-a-đo…

Vấn đề năng lượng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ La-tinh. Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Chi-lê vào tháng 11 tháng 2004, Trung Quốc đã ký một loạt thỏa thuận kinh tế với các nước Mỹ La-tinh, trong đó có các thỏa thuận năng lượng. Trung Quốc đang chiếm gần 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Chi-lê trong khi cách đây 1 thập kỷ con số này mới là 5,6%. Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận tự do thương mại với cả Chi-lê và Pê-ru để các thị trường này mở cửa với các sản phẩm của Trung Quốc.

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã công bố thỏa thuận dầu mỏ với Bra- xin trị giá 10 tỷ USD, đồng thời bổ sung thêm 1,3 tỷ USD hợp đồng giữa SINOPEC và PETROBRAS để lắp đặt 2.000 km đường ống dẫn. Đổi lại, Bra- xin cung cấp cho SINOPEC 200.000 thùng dầu/ngày. Trung Quốc đang nắm giữ 19% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Bra-xin trong khi con số này chỉ là 2,8% vào năm 2001. Gần đây nhất, Trung Quốc đã kí một thỏa thuận thương mại trị giá tương đương 30 tỷ USD với Bra-xin sử dụng đồng tiền của hai quốc gia. Giới phân tích cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tuy không thay thế đồng USD hay Euro nhưng đang trở thành một ngoại tệ quan trọng được đảm bảo bằng một khối lượng hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ.

Vê-nê-zu-ê-la là nước có trữ lượng dầu lớn ở Mỹ La-tinh. Trung Quốc đã cam kết phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng cho Vê-nê-zu-ê-la bằng cách đầu tư 530 triệu USD cho 15 khu vực giếng dầu và 60 triệu USD trong một dự án khí đốt tại Vê-nê-zu-ê la. Ngoài ra, Trung Quốc được phép khoan dầu, thành lập các công ty lọc dầu và sản xuất khí đốt tự nhiên tại nước này. Năm 2005, Vê-nê-du-ê-la xuất sang Trung Quốc 68.800 thùng dầu/ngày, đến năm 2012 là 300.000 thùng/ngày. Theo kết quả cuộc họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp Trung Quốc – Vê-nê-zu-ê-la, hai nước đã ký 8 hiệp định thương mại,

trong đó có 2 hiệp định về năng lượng. Theo hai hiệp định này, CNPC và Công ty năng lượng quốc doanh Vê-nê-du-ê-la (PDVSA) sẽ cùng phát triển khai thác các mỏ dầu ở Vê-nê-zu-ê-la. Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 08 năm 2006, Tổng thống Vê-nê-zu-ê-la Hu-gô Cha-vét cam kết nước này sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc 1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2015 [18, tr.185]. Trung Quốc cũng cho Vê-nê-du-ê-la vay 40 tỷ USD để đối lấy dầu mỏ phục vụ cho nền kinh tế nước này. [18, tr.185]

Tháng 3 năm 2010, CNOOC đã mua lại 50% cổ phần trong Bridas Corp, với giá 3,1 tỷ USD. Chủ tịch CNOOC Yang Hua cho biết, với trữ lượng 636 triệu thùng dầu và sản xuất ở Ác-hen-ti-na, Bô-li-vi-a và Chi-lê, Bridas Corp sẽ là chìa khóa giúp CNOOC bước chân vào Mỹ La-tinh. Tháng 8 năm 2010, Bridas Corp, một liên doanh giữa CNOOC và Tập đoàn Bridas Energy Holdings/ Ác-hen-ti-na, đã đồng ý chi 7,06 tỷ USD, mua lại 60% cổ phần của BP trong Pan American Energy (PAE), hãng sản xuất dầu lớn thứ 2 ở Ác-hen- ti-na, một quốc gia khác cũng nằm ở Mỹ La-tinh. Cổ phần của BP tại PAE là một trong những tài sản đáng giá nhất của tập đoàn này tại khu vực Mỹ La- tinh. Mặc dù việc đầu tư vào sản xuất và khai thác bị đình đốn tại Ác-hen-ti- na, nhưng dự trữ và sản lượng của PAE lại tăng lên trong thập kỷ qua. Giới phân tích Ác-hen-ti-na nhận định, giá trị của hãng năng lượng lớn thứ hai tại quốc gia này có thể lên tới con số 20 tỷ USD. Trong chuyến thăm Ác-hen-ti- na vào tháng 11 tháng 2004, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ký hợp đồng đầu tư trị giá 19,7 tỷ USD, trong đó có 5 tỷ dành cho việc khai thác dầu. [18, tr.185]

Ngoài ra, Mỹ La-tinh còn trở thành một nguồn cung nguyên liệu thô mang tính chủ chốt với nền kinh tế được cho ngốn nhiều nguyên liệu nhất thế giới. Trung Quốc nắm giữ cổ phần đối với các mỏ dầu ở Ê-cu-a-đo và là nhà đầu tư chính cho các dự án khai thác đồng ở Pê-ru. Theo một số báo cáo,

Trung Quốc đã đóng góp khoảng trên 11 tỷ USD trong tổng số 41 tỷ USD được đầu tư cho năng lượng và khoáng sản của Pê-ru.

CDB đã thay thế Ngân hàng Thế giới (WB) trở thành ngân hàng phát triển lớn trên thế giới, cho vay nhiều tỷ USD ở khắp các châu lục để phục vụ cho những lợi ích của Trung Quốc. Liên tiếp các khoản đầu tư được rót vào Mỹ La-tinh khiến thế giới ngỡ ngàng khi cường quốc này đang làm thay phần việc của Mỹ tại những nơi thậm chí được coi là sân sau của cường quốc số một thế giới.

Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể không có lợi cho các công ty dầu khí lớn, nhưng lại tốt cho thị trường dầu mỏ thế giới. Nó làm tăng nguồn cung dầu mỏ và giúp đảm bảo rằng khi nền kinh tế phục hồi, lượng cung dầu mỏ sẽ đáp ứng nhu cầu và giữ cho giá dầu không tăng quá cao.

2.5. Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng khác

2.5.1. Với Nga

Nga là một cường quốc năng lượng, dự trữ khí đốt vào khoảng 47,2 - 47,5 nghìn tỷ m3, hơn 70% trữ lượng thăm dò tập trung vùng U-ran - Tây Xi- bê-ri. Dự trữ dầu mỏ chiếm 13% toàn thế giới, trữ lượng thăm dò ước tính khoảng 15,5-15,7 tỷ tấn, đứng sau A-rập Xê-út và 4/5 trữ lượng dự báo tập trung ở vùng Xi-bê-ri.

Từ thập kỷ 1990, Trung Quốc và Nga đã tiến hành các cuộc thảo luận cấp quốc gia về việc khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt tại phía Đông Xi-bê- ri. Bởi vì Nga muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại Viễn Đông, trong khi Trung Quốc không có đủ nguồn cung cấp năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước. Đến nay, những lợi ích từ việc đảm bảo an ninh năng lượng nói riêng và tài nguyên nói chung là chất keo kết dính giữa Nga với Trung Quốc.

Nga là cường quốc số 2 thế giới về xuất khẩu dầu mỏ và số 1 về khí đốt. Giờ đây, năng lượng đã trở thành mục tiêu, công cụ của ngoại giao Nga, một quốc gia đang muốn tìm lại vị thế cường quốc của mình. Đặc biệt, Nga đang hướng trọng tâm vào châu Á, coi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu dầu khí có nhiều triển vọng và thông qua đó để củng cố quan hệ đối tác chiến lược.

Nga là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 5 của Trung Quốc, với việc Tập đoàn LuKoik đang thay thế cho Tập đoàn Yukos trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Nga cho Trung Quốc. Trung Quốc nhập khẩu ít nhất 10 triệu tấn dầu từ Nga trong năm 2005, và con số này đạt 15 triệu tấn trong năm 2006. CNPC đã trở thành đối tác thứ ba của Tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga Rosneft (cùng với Eni và Statoil) trong các dự án thăm dò Zapadno- Prinovozemelsky (biển Ba-ren), Yuzhno-Russky và Medynsko-Varandeysky (biển Pechora). Mục tiêu của Trung Quốc không chỉ là khả năng tiếp cận các mỏ dầu mới, mà còn sở hữu công nghệ khoan dầu hiện đại mà nước này hiện đang thiếu. Nhân tố năng lượng là một trong những lý do cải thiện nhanh chóng quan hệ Trung-Nga trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh. Những quan ngại về an ninh năng lượng đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc chú ý tới những mỏ dầu và khí đốt cực lớn ở vùng Xi-bê-ri. Tập đoàn Yukos của Nga là công ty đầu tiên kiểm soát khả năng xây dựng đường ống dẫn dầu từ thị trấn Angarsk của Xi-bê-ri - nơi công ty này vận hành một nhà máy lọc dầu - đến Đại Khánh, Trung Quốc. Dự án đường ống dẫn dầu của Nga cũng đã trở thành một vấn đề cạnh tranh năng lượng giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Nga.

Sau vài lần trì hoãn, Công ty độc quyền ống dẫn của Nga đã khởi công đường ống dẫn nối Đông Xi-bê-ri - Thái Bình Dương (ESPO) vào tháng 04 năm 2006. Đướng ống dẫn này dài 4.000 km nối từ thành phố Taishet của Nga đến Thái Bình Dương. 1.920 km đầu tiên đã hoàn tất năm 2009 và kéo

đến Skovorodino, chỉ cách biên giới Trung Quốc 48 km. Nhánh thứ nhất từ Skovorodino đến Đại Khánh (thuộc tỉnh Hắc Long Giang) dài 1.000 km, có thể vận chuyển tối đa 600.000 thùng/ngày, công suất thiết kế ban đầu vận chuyển 15 triệu tấn dầu/năm, công suất tối đa vận chuyển 30 triệu tấn dầu/năm. Nhánh thứ hai sẽ chạm bờ biển Thái Bình Dương trên đất Nga. Con đường này sẽ cho phép Nga vận chuyển dầu đến cả Trung Quốc và Nhật Bản. [43, tr.1]

Trung Quốc là nước đến sau trong cuộc chay đua giành các nguồn năng lượng Ca-xpi và Xi-bê-ri. Song, Trung Quốc tương đối thành công trên con đường ngoại giao đường ống dẫn dầu đa phương, vì vậy, Trung Quốc đã xây dựng được ba đường ống dẫn này. Các đường ống dẫn này được xây dựng dựa trên những cân nhắc thương mại, thuế quan và rủi ro môi trường. Nhưng các yếu tố kinh tế không đủ để lý giải những đường ống dẫn của Trung Quốc, ở đây còn có vai trò của các nhân tố địa chính trị và địa kinh tế. Những đường ống dẫn này đã được xây dựng do vị thế ngày càng tăng của Trung Quốc với vai trò là một cường quốc lớn trong vấn đề năng lượng toàn cầu.

Cuộc tranh cãi xung quanh việc bán Yuganks, công ty chiếm 60% tổng sản lượng dầu của tập đoàn Yukos và chiếm 11% tổng sản lượng dầu của Nga, đã thể hiện rõ sự xuất hiện của các công ty năng lượng Trung Quốc tại Nga. Tập đoàn tài chính Bai-can đã kết thúc việc bán cổ phần của họ trong Yugansk cho Rosneft trong tháng 12, công ty có thể bị sáp nhập vào tập đoàn quốc doanh của Nga Gazprom, không thể ngăn cản được khả năng tài sản của Yukos bị Trung Quốc mua lại. CNPC đã đề nghị mua 20% cổ phần trong Yukos và cung cấp 6 tỷ USD cho Rosneft để mua Yuganks.

Quan hệ Nga - Trung trong lĩnh vực năng lượng phản ánh sự cải thiện quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời cũng là nước mua vũ khí

của Nga nhiều nhất. Thực tế, việc tăng cường hợp tác Nga - Trung trong lĩnh vực năng lượng tái khẳng định ý tưởng của nguyên Thủ tướng Nga Pri-ma- cốp về tam giác chiến lược Nga-Trung-Ấn. Ba quốc gia này đã gắn chặt với nhau hơn trong cuộc chiến chống khủng bố, thúc đẩy một thế giới đa cực và tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào các vấn đề như phong trào ly khai tại Chéc-xnhi-a, Ca-sơ-mia và Đài Loan.

2.5.2. Với Nhật Bản

Trong chính sách ―Ngoại giao năng lượng‖, Trung Quốc chú trọng lấy hợp tác khu vực làm nền tảng mà mục tiêu chiến lược là xây dựng ―Cộng đồng năng lượng Đông Bắc Á‖. Hiện nay, Đông Bắc Á là một trong những thị trường năng lượng lớn của thế giới cùng với Mĩ và Châu Âu. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là những nước phải dựa vào một lượng lớn dầu mỏ nhập khẩu từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì như hiện nay, an ninh năng lượng sẽ là vấn đề nóng bỏng mà các nước Đông Bắc Á phải đối mặt. Về lĩnh vực năng lượng, cả ba nước này mặc dù mỗi nước đều có ưu thế riêng có thể bổ sung cho nhau nhưng bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt và xung đột lợi ích gay gắt.

Theo các chuyên gia, các nước Đông Bắc Á có thể lấy lĩnh vực hợp tác dầu khí làm khâu đột phá rồi dần dần mở rộng đến các lĩnh vực năng lượng điện, than, điện hạt nhân, năng lượng tái sinh... và cuối cùng đi đến thành lập ―Cộng đồng năng lượng Đông Bắc Á‖. Tuy nhiên, tính khả thi của việc xây dựng ―Cộng đồng năng lượng Đông Bắc Á‖ khó mà thực hiện được ít nhất là trong tình hình hiện nay. Trở ngại lớn nhất không dễ dàng vượt qua chính là bản thân nội bộ các nước trong khu vực này. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có những tính toán chiến lược riêng nhằm kiềm chế lẫn nhau và không ngừng mở rộng ảnh hưởng thế lực để khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực Đông Á.

Cả ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tiến hành nhiều cuộc gặp cấp cao trao đổi về quan hệ hợp tác kinh tế, xây dựng cộng đồng Đông Á, trong đó luôn nhấn mạnh sự quan tâm vấn đề an ninh năng lượng. Tuy nhiên, trong các tuyên bố chung của ba nước này cũng chỉ dừng lại ở việc duy trì cam kết phát triển một cộng đồng Đông Á dựa trên nguyên tắc cởi mở, minh bạch như một mục tiêu lâu dài chứ chưa thể đạt được sự đồng thuận mang tính chiến lược dù chỉ là lĩnh vực an ninh năng lượng.

Trung Quốc và Nhật Bản đều là những nước nhập khẩu dầu mỏ lớn, Nhật Bản nhập tới 80% nhu cầu dầu mỏ của mình. Trong nỗ lực tiếp cận các nguồn năng lượng gần và đa dạng hoá nguồn năng lượng ngoài Trung Đông, Nhật Bản và Trung Quốc đã ―vận động hành lang‖ Nga về đường ống dẫn dầu. Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng khoảng 2.400 km đường ống dẫn dầu từ Angarsk - Xi-bê-ri tới Đại Khánh thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Trong khi đó, Tô-ky-ô muốn xây dựng 4.000 km đường ống dẫn dầu từ Taishet tới cảng Na-khốt-ca - Thái Bình Dương. [15, tr.4]

Đề xuất trên được Nhật Bản công bố vào mùa đông năm 2004. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản thỉnh thoảng lại căng thẳng xung quanh một số vấn đề như tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Cu-rin mà Nhật Bản gọi là các quần đảo phía Bắc. Tô-ky-ô và Mát-xcơ-va vẫn chưa ký hiệp ước hoà bình chính thức từ sau thế chiến II, do đó việc xây dựng đường ống đã nhiều lần bị trì hoãn.

Gần hơn về địa lý, sự tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông, nơi cả hai đều tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đang căng thẳng do có nhiều tin cho rằng khu vực này có nhiều dầu mỏ và khí đốt. Vùng tranh chấp bao gồm đảo Điếu Ngư (còn Nhật Bản gọi là đảo Xen-ca-cự) và mỏ khí đốt Xuân Hiểu tại khu vực Đông Bắc Đài Loan, nơi theo thăm dò khảo sát của Nhật Bản năm 1999 có trữ lượng khoảng 200 triệu

m3 khí đốt. Năm 2003, Trung Quốc bắt đầu khoan thăm dò tại khu vực này sau khi Nhật Bản từ chối đề xuất cùng khai thác mỏ này. Cho dù, mỏ khí Xuân Hiểu nằm ở phía Trung Quốc, song Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc có thể khai thác lấn sang nguồn năng lượng của phía Nhật Bản.

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng giữa hai nước giờ đây đã có dấu hiệu chuyển thành thế đối đầu về quân sự sau sự kiện tàu ngầm nguyên tử của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao năng lượng của trung quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)