Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc khi bước sang thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao năng lượng của trung quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 56)

niên thứ hai của thế kỷ XXI và những dự báo

Là một cường quốc đang trong giai đoạn phát triển, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nóng đến chóng mặt, đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh thế lớn thứ 2 thế giới. Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế lâu dài và bền vững, Trung Quốc cần tìm kiếm một nguồn cung năng lượng dồi dào và ổn định. Than đá, dầu mỏ và khí đốt là ba nguồn cung năng lượng chính được Trung Quốc lựa chọn, quốc gia này từ lâu vốn nổi tiếng với trữ lượng than đá dồi dào. Hiện nay 68% nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại quốc gia này phụ thuộc vào than đá. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không có công nghệ xử lý khí thải tiên tiến như Mỹ và EU, nên lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà quốc gia này thải ra luôn đứng đầu thế giới. Vì vậy, chính quyền Bắc Kinh quyết định sẽ sử dụng khí đốt như một nguồn năng lượng sạch thay thế trong tương lai, đây chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với Trung Quốc.

Trước sức ép sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường từ cả trong lẫn ngoài nước, buộc Trung Quốc cần lên kế hoạch và thực hiện ngay một chiến lược dài hạn sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và khí đốt là lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì hiệu suất sử dụng tốt, nguồn cung dồi dào, chi phí rẻ và thân thiện với môi trường. Lượng khí đốt nhập khẩu chắc chắn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai, thậm chí gấp vài lần lượng khí đốt Trung Quốc đang nhập khẩu hiện nay.

Trung Quốc đã thấy rõ được những thách thức, khó khăn khi muốn phát triển ngành công nghiệp khí đốt. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng hiểu rõ cốt

lõi của vấn đề là muốn đạt được những bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp khí đốt thì quốc gia này cần phải tư nhân hóa ngành công nghiệp này. Để các doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia vào ngành năng lượng, Trung Quốc phải ―tự do hóa thị trường‖ và ―loại bỏ cơ chế chính phủ kiểm soát giá‖.

Hiện nhu cầu khí đốt của Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc đang nhập khẩu khí đốt với giá quá cao từ các bạn hàng. Vì vậy, các công ty năng lượng quốc tế đều nhận thấy, Trung Quốc sẽ là một thị trường đầy tiềm năng, khi chính phủ Trung Quốc quyết định tự do hóa thị trường khí đốt trong nước. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một thực tế là trong tương lai, nước này sẽ phải phụ thuộc lớn vào ngành năng lượng của các quốc gia khác, thậm chí là Mỹ, nếu muốn hoàn thành mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khí đốt trong nước. Theo bản báo cáo của Cục Năng lượng Trung Quốc tháng 6 năm 2012, thì Chính quyền Bắc Kinh đang dần nới rộng thị phần tiêu thụ năng lượng trong nước sang khí đốt, hứa hẹn ngành sản xuất khí đốt tại Trung Quốc sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Chính quyền Bắc Kinh đang tăng cường đầu tư vào các nguồn cung năng lượng mới như khí đốt mê-tan (CBM), khí đốt từ đá phiến sét. Các nguồn cung khí đốt mới tuy chất lượng không được tốt như khí đốt tự nhiên, nhưng lại có trữ lượng rất dồi dào và hầu như mới bắt đầu được khai thác, hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể nền an ninh năng lượng tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu khai thác khí đốt từ đá phiến sét từ 6,5 tỷ m3

vào năm 2015 lên 60 tỷ m3

vào năm 2020. Trung Quốc có tham vọng tăng lượng khí đốt sản xuất từ đá phiến sét chiếm 8-12% tổng lượng khí đốt thiên nhiên sản xuất trong nước vào năm 2020, còn khí đốt mê-tan chiếm 14% [10, tr.3]. Tính đến tháng 09 năm 2013, Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ về nhập khẩu dầu mỏ với 6,3 triệu thùng/ngày, trong khi con số của Mỹ là 6,24 triệu thùng. Theo đánh giá của IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại Trung Quốc tăng

3,9% trong năm 2014. Trung Quốc và 30 quốc gia đã thiết lập cơ chế hợp tác song phương về năng lượng, tham gia hơn 20 tổ chức hợp tác năng lượng quốc tế và cơ chế hợp tác quốc tế. [40, tr.1]

Với Nga

Tổng thống Nga Pu-tin đã có cách nhìn mới trong chính sách đối ngoại và bắt đầu khôi phục lại vị trí người chơi chính trị lớn trên thế giới nhờ tận dụng nguồn dự trữ nguyên liệu năng lượng của mình để trở thành cường quốc. Sự suy giảm nhu cầu dầu từ châu Âu khiến Mát-xcơ-va phải chuyển hướng chính sách năng lượng hướng Đông, nhắm đến các nền kinh tế đang khát năng lượng ở châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Ngày 11 tháng 11 năm 2013, ông Xê-chin, Giám đốc Rosneft, một trong số những Tập đoàn dầu khí hàng đầu nước Nga cho biết, công ty Rosneft đã lên kế hoạch bắt đầu bơm 7 triệu tấn dầu/năm sang Trung Quốc qua hệ thống đường ống quá cảnh lãnh thổ Ca-dắc-xtan từ năm 2014.

Một thành quả to lớn trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 05 năm 2014 của Tổng thống Nga Pu-tin là hai nước đã ký được thỏa thuận năng lượng trị giá hơn 400 tỷ USD giữa Công ty Gazprom và CNPC. Chủ tịch Gazprom Mi-lơ cho biết, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí đốt/năm trong thời gian 30 năm, với mức giá 350 USD/1.000 m3. Trong khi, mức giá mà Nga cung cấp cho châu Âu năm 2013 là 380 USD. [7, tr.2]

Bản hợp đồng đánh dấu sự kết thúc quá trình đàm phán 10 năm, từ đó mở cửa thị trường tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới cho ngành dầu khí Nga. Đối với chính phủ của Tổng thống Pu-tin, bản hợp đồng trên mang ý nghĩa kinh tế chính trị quan trọng, nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc của nền kinh tế Nga với thị trường châu Âu, nhất là khi Mát-xcơ-va đang bị phương Tây cô lập do cuộc khủng hoảng U-crai-na. Trong bối cảnh Mỹ và các nước phương

Tây đang gia tăng các biện pháp trừng phạt và gây sức ép với Nga về vấn đề U-crai-na, thì thỏa thuận này như mở đường cho Nga tìm được thị trường tiêu thụ năng lượng tiềm năng. Còn với Trung Quốc, đây là hợp đồng làm hạ nhiệt cơn khát năng lượng của họ. Động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa Mát- xcơ-va và Bắc Kinh là nhu cầu chung muốn thay đổi trật tự thế giới hiện tại do Mỹ chủ đạo. Đặc biệt trong thời điểm này, Điện Crem-li muốn chứng minh rằng Oa-sinh-tơn và đồng minh châu Âu đang dần suy yếu. Đây là cơ hội duy nhất để buộc Mỹ phải tái tiếp xúc với Nga, bởi Oa-sinh-tơn không mong muốn nhìn thấy cục diện Nga liên minh với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang bất mãn và phản đối chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, bởi điều này sẽ cản trở tham vọng trở thành bá chủ mới tại khu vực của Bắc Kinh.

Mới đây, ngày 01 tháng 09 năm 2014, Tổng thống Nga Pu-tin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ đã tham gia lễ khởi công xây dựng đường ống dẫn khí "Sức mạnh Xi-bê-ri" chạy qua vùng Viễn Đông sang châu Á, mà điểm đến đầu tiên là Trung Quốc. Với đường ống "Sức mạnh của Xi- bê-ri", Trung Quốc sẽ nhận được 38 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm. Nếu dự án có triển vọng tốt, con số này sẽ được nâng lên thành 60 tỷ m3 khí đốt. Vì vậy, "Sức mạnh của Xi-bê-ri" có tầm quan trọng đặc biệt và là một ưu tiên quan trọng trong chính sách ngoại giao năng lượng của cả Nga và Trung Quốc.

Theo chuyên gia an ninh năng lượng A-lếch-xây Tua-bin, dự án này bao hàm cả yếu tố năng lượng và chính trị. Việc mở rộng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc và các nước châu Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ khiến Nga không phụ thuộc vào một hướng duy nhất với phương Tây, nên không thể bị ràng buộc hoặc phụ thuộc vào lợi ích của bất kỳ nhóm quốc gia nào. Còn ông Con-xtan-tin Xi-mô-nốp - Tổng giám đốc Quỹ an ninh năng

lượng quốc gia cho biết, đối với Nga, đường ống dẫn khí đốt sang Trung Quốc là dự án thiết thực liên quan đến mối quan hệ phức tạp với châu Âu vì các sự kiện ở U-crai-na. Đây thực sự là một dự án địa chính trị rất quan trọng. Tổng thống Nga Pu-tin nhấn mạnh đây là "dự án lớn nhất trên thế giới", tuyến đường ống dẫn khí "Sức mạnh Xi-bê-ri" sẽ tăng cường an ninh năng lượng của Liên bang Nga và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu.

Với các nước Trung Á

Thực tế cho thấy, với nền kinh tế đang bùng nổ, dân số gia tăng và nhu cầu không ngừng về năng lượng, Trung Quốc cần Trung Á cho vấn đề an ninh năng lượng trong tương lai cũng như mở rộng thương mại và bảo đảm an ninh của vùng Tân Cương. Vì vậy, đã từ lâu, việc mở rộng quan hệ với các quốc gia Trung Á đã nằm trong mục tiêu phát triển của Bắc Kinh. Kế hoạch mang tầm chiến lược của Trung Quốc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng việc xây dựng nền tảng bằng các mối quan hệ chính trị, đạt được sự thừa nhận về biên giới với các nước thuộc Liên Xô trước đây. Đồng thời, Trung Quốc đề xuất với các quốc gia Trung Á các khoản hỗ trợ tài chính lớn dưới dạng tín dụng, cho vay và bảo đảm các dự án kinh tế của mình không chịu sự ảnh hưởng từ các dự án của những quốc gia khác đang tham gia vào khu vực này.

Trong chuyến thăm Trung Á tới Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tuốc-mê- ni-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan từ ngày 03 đến ngày 13 tháng 09 năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất thiết lập ―Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa‖ nhằm thúc đẩy liên kết thương mại và vận chuyển, tăng cường phối hợp chính sách khu vực từ Thái Bình Dương tới biển Ban-tích. Bên cạnh đó, Trung Quốc nhận thấy những lợi ích kinh tế của việc vận chuyển hàng hóa đến miền Tây Trung Quốc (vốn chậm phát triển hơn khu vực duyên hải phía Đông) thông qua khu vực Trung Á.

Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ nước Cộng hòa Tuốc-mê-ni-xtan, xuyên qua Trung Á tới Trung Quốc, với sản lượng dẫn khí đốt lên tới 40 tỷ m3

/năm. Lượng khí đốt tự nhiên cung ứng từ Tuốc-mê-ni-xtan cho Trung Quốc đã tăng lên đáng kể từ 2,9 tỷ m3 trong năm 2009 lên 17 tỷ m3

năm 2011. Theo ông Jian Jemin, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Petrochina, công ty đang phụ trách nhập khẩu khí đốt từ Trung Á, Trung Quốc phải nhập khẩu khoảng 25 tỷ m3

khí đốt từ Tuốc-mê-ni-xtan trong năm 2012. Trung Quốc có kế hoạch tăng nhập khẩu khí đốt của Trung Á gấp 5 lần vào cuối năm 2015, công suất của đường ống xuyên Á sẽ sớm được phát triển lên 55-60 tỷ m3

khí/năm. Tuốc-mê-ni-xtan là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và dự kiến tăng gấp đôi lượng cung cấp cho Trung Quốc trong một tương lai gần. Có thể nói, chuyến công du này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặt hái được khá nhiều thành công so với mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy toàn diện hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Trung Á. Tại Ca-dắc-xtan, Trung Quốc cam kết đầu tư 30 tỉ USD vào lĩnh vực năng lượng và những dự án giao thông vận tải, đặc biệt Trung Quốc đã thế chân Ấn Độ ký hợp đồng mua lại 8,33% cổ phần một giếng dầu lớn tại quốc gia này với chi phí khoảng 5 tỉ USD. Tại U-dơ-bê-ki- xtan, ông Tập Cận Bình cam kết sẽ tăng cường đầu tư và hợp tác trong những năm tới với các thỏa thuận ký kết trị giá khoảng 15 tỉ USD, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác dầu khí và u-ra-ni. Hai bên cũng ký văn kiện cho phép sửa đổi một thỏa thuận liên quan đến đường ống dẫn khí U-dơ-bê-ki-xtan-Trung Quốc ký vài năm trước. Những sửa đổi này xuất phát từ việc xây dựng nhánh thứ tư của đường ống khí đốt Tuốc-mê-ni-xtan-Trung Quốc chạy qua lãnh thổ U-dơ-bê-ki-xtan và Ca-dắc-xtan. Những kết quả đó đã khẳng định chiến lược của Trung Quốc ở hành lang phía Bắc, đồng thời báo hiệu mức độ cạnh tranh

khốc liệt trong cuộc đua giành ảnh hưởng giữa các cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ tại bàn cờ Trung Á.

Với khu vực Nam Á

Giữa tháng 2 năm 2013, Trung Quốc chính thức tiếp quản cảng Gua-đa của Pa-ki-xtan. Một động thái được cho là vừa né đối đầu quân sự với Mỹ lại gia tăng sức kiềm chế Ấn Độ và mở ra một con đường năng lượng mới trong bối cảnh các tuyến đường vận chuyển năng lượng khác vào Trung Quốc đang chứa nhiều nguy cơ bất ổn. Thời báo Hoàn cầu/Trung Quốc nhận định: Sức hút chủ yếu của cảng Gua-đa đối với Trung Quốc là có thể thay thế eo biển Ma-lắc-ca, Trung Quốc cũng đang dự định xây dựng một ống dẫn nhiên liệu từ cảng này tới khu vực Tân Cương, cực Tây nước này. Việc quản lý bến cảng Gua-đa không những giúp Trung Quốc khắc phục những yếu kém chiến lược do nước này đang lệ thuộc nhập khẩu năng lượng qua eo biển Ma-lắc-ca chật hẹp và đông đúc mà còn giải quyết những yếu điểm tương tự ở eo biển Hoóc-mút. Thực tế, an ninh năng lượng là một vấn đề quan trọng trong chiến lược "Tiến về phía Tây" của Trung Quốc. Do nhu cầu nhập khẩu năng lượng tăng nên Trung Quốc muốn tách các nguồn năng lượng của họ khỏi các vùng bất ổn. Xung đột ở biển Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng năng lượng của Trung Quốc, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu họ chuyển nguồn năng lượng đó qua cảng Gua-đa, nơi hải quân Pa-ki-xtan cũng có thể hỗ trợ thêm về an ninh. [45, tr.1]

Với các nước Mỹ La-tinh.

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc khiến nước này trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng khổng lồ. Nhu cầu tăng mạnh khiến Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc xung đột chính trị trên thế giới luôn đe dọa làm gián đoạn nguồn cung, Trung Quốc buộc phải đa dạng hóa nguồn cung dầu mỏ để

giảm bớt rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nước này. Mỹ La-tinh - khu vực được đánh giá có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào - trở thành một trong những điểm đến quan trọng của Trung Quốc. Đây chính là lý do để Trung Quốc không ngần ngại đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án năng lượng tại khu vực này. Ngoài ra, Mỹ La-tinh còn là nguồn nguyên liệu thô cần thiết và giá rẻ mà Trung Quốc đang cần như đồng, ni-ken... Không những thế, là một trong những nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề sống còn đối với Trung Quốc. Khu vực Mỹ La-tinh rộng lớn, với dân số hơn 600 triệu người, thực sự là một thị trường xuất khẩu tiềm năng. Chính vì vậy, đi kèm với các khoản đầu tư hào phóng của Bắc Kinh là sự xâm nhập ngày càng mạnh của hàng hóa giá rẻ Trung Quốc vào thị trường đông dân này.

Cho dù kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại 6 tháng đầu năm, nhưng quốc gia đông dân nhất hành tinh này vẫn là nguồn tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngoại giao năng lượng của trung quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)