Hình 2.5. Cơ cấu thu dịch vụ giai đoạn 2017 - 2019
Năm 2018 Năm 2017
■ 1. Thu thanh toán trong UUOC ■ 2.Thu thanh toán quoc tê ■ 3. Ihu dịch vụ kiêu hôi ■ 4. Thu dịch vụ thé ■ 5. Thu dịch Λru T-Banking ■ <5. Thu dịch VII ũy thác ■ 7. Thu dịch vụ ngân quỹ ■ S. Thu kh ar
■ 9. Thu ròng từ kinh doanh ngoại hoi
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019)
Nhân xét:
Trong năm 2017, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng gặp khó khăn, chênh lệch lãi suất giảm. Vì vậy, chi nhánh đã xác định mở rộng, phát triển các SPDV là nhiệm vụ quan trong không chỉ năm 2017 mà kể cả những năm tiếp theo. từng bước nâng dần tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu. Với những nhóm SPDV hiện có và lợi thế về uy tín, thương hiệu trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống mạng lưới, chi nhánh đã xây dựng đề án phát triển SPDV năm 2017 trong dó đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, giao kế hoạch phát triển SPDV đến chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc, đổi mới căn bản tác phong giao dịch; kết thúc năm 2017 doanh thu
nhiều nhóm dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khác như: Thu dịch vụ thanh to án trong nước, quốc tế, dịch vụ khác. ...Đặc biệt khách hàng sử dụng thẻ tăng cao trong năm tăng 17% (tăng 27000 thẻ).
Tuy nhiên hoạt động dịch vụ chưa thực sự được chú trọng trong hoạt động kinh doanh, một số chi nhánh thiếu quyết liệt và triển khai chưa có bài bản, dẫn đến còn một số bộ phần CBCNV không thuẹc sự quan tâm đến hoạt động dịch vụ, do đó không tận dụng được thế mạnh về màng lưới, công nghệ, SPDV hiện có; công tác tiêp thị tuyên truyền vận động còn thiếu tính chủ động.việc bán chéo sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần còn hạn chế, vì vậy một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch được giao
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng năm 2018 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2017. Nhưng với sự nỗ lực của CBCNV của chi nhánh, hết mình vì sự phát triển của Agribank - Nam Định thì kết thúc 2018, doanh thu nhiều nhóm dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng tương đối tốt như: Thu dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ Ngân quỹ.. .Mặc dù vậy, hoạt động dịch vụ ở Agribank Nam Định cũng chưa được lãnh đạo chi nhánh quan tâm nhiều, một số chỉ tiêu chính, tạo nguồn thu trong công tác thu dịch vụ lại không đạt kế hoachị được giao như: Thu phí dịch vụ thanh toán trong nước, phí dịch vụ E-banking, phí dịch vụ ủy thác đại lý.
Với phương hướng và nhiệm vụ năm 2018 được tiếp tục thực hiện trong năm 2019 thì doanh thu từ thu phí dịch phụ có tăng nhưng hông đáo kể. .ngân hàng chưa tận dụng được thế mạnh uy tín của mình là Ngân hàng nhà nước duy nhất trong hệ thống NHTM, công tác tuyên truyền, vận động, tiếp thị còn yếu, thiếu tính chủ động tác động không nhỏ đến công tác chiếm lĩnh thị trường của chi nhánh.
2.1.3.4. Hoạt động tài chính kế toán và ngân quỹ
Lợi nhuận năm 2017 đạt 369,8 tỷ đồng đạt 124% kế hoạch được giao (được giao kế hoạch 290 tỷ đồng). Trong đó lợi nhuận trên cân đối 304,2 tỷ đồng; lương thù lao hiệu quẩ V2 là 55,6 tỷ đồng. Năm 2018, lợi nhuận vượt
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2017/2018 2018/2019
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá
trị %
128% so với năm trước thể hiện hiệu quả của công tác tài chính và ngân quỹ của chi nhánh ở mức độ rất cao.
Sang năm 2019, lợi nhuận của chi nhánh đạt 443 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận vẫn tăng, tuy nhiên mức độ gia tăng lợi nhuận đã giảm (116% so với năm 2018).
Về ngân quỹ: Trong 3 năm, chi nhánh luôn thực hiện đúng quy trình, chế độ hạch toán kế toán, côg tác hậu kiểm, kiểm soát chứng từ tại chi nhánh. Luôn sẵn sàng thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ thuật tác nghiệp cho giao dichj viên theo hướng chuyên nghiệp, xử lý giao dịch nhanh chóng, có uy tín đối với khách hàng, tạo lợi thế trong việc cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo chi nhán Nam Định luôn làm việc với tính thần nghiêm túc, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn chi nhánh. Triệt để trong chi tiêu, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ và sửa chữa tài sản, sử dụng điện, nước, VPP, hội nghị tiếp khách.. .nhằm tận thu tăng năng lực tài chính cho chi nhánh.
2.1.3.5. Hoạt động khác
a) Hoạt động trích lập và thu hồi nợ
Năm 2019, chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro là 42 899 tỷ đông, đồng thời cũng tiến hành xử lý rủi ro với 64 món giá trị 33 857 tỷ đồng. Công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro giá trị 10 043 tỷ đông, đạt 154% kế hoạch Agribank trung ương giao.
b) Công tác kiểm tra giám sát
Ngay từ đầu năm 2019, chi nhánh Nam Định thường xuyên triển khai kế hoạch Kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quyết định của Giám đốc chi nhánh.
- Triển khai kịp thời và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các văn bản chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát: Công tác giao ban phòng kiểm toán nội bộ: Được duy trì hàng tháng, triển khai, quán triệt chương trình công tác kiểm toán nội bộ đến cán bộ trong từng bộ phần.. .tổ chức họp đột xuất, triển khai các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của ngân hàng cấp trên và chỉ đạo về công tác kiểm toán nội bộ của Giám đốc..
- Chấp hành nghiêm túc chế độ thống kê báo cáo.
- Tổng hợp kết quả thanh kiểm tra; giám sát đôn đốc các đơn vị thực hiện chỉnh sửa, bổ sung sai sót theo kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra, kiểm toán,
kịp thời gửi báo cáo về các tổ chức thanh kiểm tra và báo cáo Ban kiểm toán nội
bộ theo đúng quy định.
+ Phối hợp với phòng kế toán ngân quỹ, rà soát, kiểm tra cân đối kế toán và chỉ đạo các đơn vị thực hienẹ khắc phục sai sót, chấn chỉnh tồn tại hạn chế, chủ động trong công tác kết hợp với các phòng nghiệp vụ tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất về công tác an toàn tài sản, kho quỹm quỹ ATM trong toàn chi nhánh.
+ Phối kết hợp với phòng KHNB; kiểm tra đánh giá việc thi hồi nợ đã xử lý rủi ro và đôn đốc các đơn vị thực hiện.
2.1.3.6. Ket quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT - Nam Định
Trong những năm qua tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những diễn biến phức tạp gây nhiều trở ngại cho các ngân hàng. Tuy vậy với bản lĩnh của mình NHNo&PTNT Việt Nam vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của một NHTM, hoạt động kinh doanh có lãi.
Sự thành công của NHNo&PTNT Việt Nam trong những năm qua là có sự đóng góp của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Định và giúp Chi nhánh Nam Định ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống cũng như trênBảng 2.6: Ket quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2017-1019
4 4 2 %
Lợi nhuận 27
Tổng doanh thu năm 2018 đạt 1671 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2017, năm 2019 đạt 1965 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2018, cùng với lợi nhuận từ 276 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 337 tỷ đồng năm 20198 và đạt 433 tỷ đồng năm 2019.
Đó là một mức tăng trưởng khá mạnh mẽ của chi nhánh trong bức tranh kinh tế Việt Nam đang có sự vươn lên mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nhất là trong năm 2019 Việt Nam có sự phát triển vượt hẳn so với các nền kinh tế trong khu vực. Có được thành công như vậy một phần là do chi nhánh biết chi tiêu hợp lí, giảm một số khoản chi không đáng có và năng động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, tăng thêm thu nhập cho chi nhánh. Điều này đã phần nào thể hiện được bước đi đúng đắn của chi nhánh trong việc chú trọng tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận.
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Agribank - Chi
nhánh Nam Định giai đoạn 2017-2019
2.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Agribank - Chi
nhánh Nam Định giai đoạn 2017-2019
Vốn là cơ sở quan trọng quyết định tới việc thành lập, mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM, Việc mở rộng nguồn vốn huy động cũng đồng nghĩa với việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng và cá hoạt động khác của NHTM.
Trong thời gian qua, NHNo&PTNT tỉnh Nam Định luôn tìm được cho mình hướng đi cũng như những giải pháp về hoạt động huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình, tận dụng triệt để mọi cơ hội kinh doanh trên địa bàn để nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định các tổ chức tín dụng ngày càng mở rộng ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định, Agribank Nam Định có tổng cộng 09 chi nhánh trực thuộc và các phòng giao dịch được đặt tại các huyện, thành phố của Tỉnh Nam Định.
Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu hầu hết tại các huyện và thành phố, chi nhánh Huyện Hải Hậu 2 phòng giao dịch, Huyện Trực Ninh 3 phòng giao dịch, Huyện Xuân Trường 3 phòng giao dịch, Huyện Nam Trực 3 phòng giao dịch,.... Ở địa phương, thị phần bị chia sẻ, sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, sự phá rào lách luật về lãi suất huy động tại các NHTM TMCP có quy mô vốn nhỏ diễn ra công khai và khá phổ biến, đặc biệt là khối các NHTM TMCP có quy mô vốn nhỏ lại thường xuyên xâm chiếm thị phần huy động vốn của các NHTM Nhà nước thông qua các hình thức tiếp thị cạnh tranh không lành mạnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn của các NHTM Nhà nước nói chung trong đó có NHNo&PTNT Nam Định nói riêng.
2.2.1.1. Tổ chức bộ máy huy động vốn tại chi nhánh Agribank Nam Định
Tổ chức bộ máy hoạt động bao gồm việc tổ chức các phòng ban chức năng trong NHTM nhằm thực hiện các HĐKD một cách có hiệu quả. Mỗi NHTM đều tổ chức cho mình một cơ cấu hoạt động riêng phù hợp với quan điểm của NHTM theo cách phân chia và quản lý các HĐKD riêng lẻ, đồng thời tạo một bộ máy khoa học, hợp lý và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của NHTM.
Hoạt động HĐV tại Agribank Nam Định cũng được tổ chức theo một cơ cấu nhất định. Ban lãnh đạo của Agribank Nam Định có vai trò rất lớn trong bộ máy HĐV thông qua việc phê duyệt các quyết định về chiến lược, chính sách HĐV trong từng thời kỳ, quyết định triển khai các SPDV huy động vốn mới đồng thời tham gia vào việc quan hệ đối với các khách hàng lớn như các tập đoàn, tổng công ty để duy trì đa dạng các nguồn tiền gửi thông qua việc giao dịch thanh toán của họ, góp phần vào việc HĐV có hiệu quả tại Chi nhánh.
Phòng quan hệ khách hàng là phòng ban có chức năng chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Việc phân chia như vậy đã làm cho việc HĐV tại Agribank Nam Định được chuyên môn hóa. Phòng Dịch vụ - Marketing nắm bắt rõ ràng các thông tin về khách hàng cũng như thị trường mục tiêu để từ đó áp dụng triển khai SPDV của Chi nhánh, đồng thời giúp các cán bộ có kinh
nghiệm trong việc tiếp xúc, tư vấn, chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ phục vụ cho công tác HĐV diễn ra thuận lợi và có hiệu quả.
Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa các bộ phận khác như quầy giao dịch, kế toán.. .để hoạt động huy động vốn được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi.
2.2.1.2. Chính sách huy động vốn tại chi nhánh Agribank Nam Định
Được xây dựng và thực hiện thống nhất, đồng bộ trong toàn Chi nhánh.
Đối với chính sách Marketing, Agribank Nam Định tiến hành thực hiện nhiều các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường trên toàn địa bàn nhằm nắm bắt thông tin kịp thời, đap ứng các yêu cầu đa dạng thay đổi nhanh chóng và của khách hàng. Chính sách Marketing hướng chủ yếu vào các khách hàng là các TCKT-XH nhằm đảm bảo nguồn vốn huy động có chi phí thấp đồng thời tích cực đẩy mạnh Marketing ở khu vực dân cư nơi mà có tiềm năng về nguồn tiền nhàn rỗi.
Đối với chính sách lãi suất, Agribank Nam Định áp dụng đúng khung lãi suất của ngân hàng dựa trên các quy định Chính phủ và NHNN, đồng tời điều chỉnh hợp lý đối với các đối tượng khách hàng khác nhau. Mức lãi suất đối với các kỳ hạn ngắn như 1 tuần, 2 tuần sẽ vẫn thấp hơn các mức lãi suất của tiền gửi theo kỳ hạn từ 1 tháng tới 3 tháng, tuy nhiên lãi suất sẽ giảm dần ở các mức kỳ hạn dài để giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh trong điều kiện mà môi trường liên tục biến đổi. Đồng thời, Chi nhánh sẽ thực hiện các ưu tiên về lãi suất đối với các khách hàng có quan hệ truyền thống hoặc việc gửi tiền của khách hàng sẽ đi kèm cùng việc sử dụng bổ sung các sản phẩm khác của ngân hàng và ưu tiên đối với các khách hàng gửi tiền với quy mô lớn.
Đối với chính sách chăm sóc khách hàng, Agribank Nam Định triển khai các hoạt động tư vấn về tài khoản tiền gửi cho khách cùng những dịch vụ đi kèm về quản lý tài khoản và đầu tư khác nhằm đảm bảo nguồn lợi tối đa cho khách hàng. Tổ chức triển khai các chương trình khuyến mại vào dịp lễ tết và gửi quà tri ân tới khách hàng có mối quan hệ lâu dài với chi nhánh.
Chỉ tiêu Năm2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị (+/-) % so sánh 2017/2018 Giá trị (+/-) % so sánh 2018/2019 Kế hoạch 11,076 12,578 ÕĨ4 14,467 0T5 Thực hiện 13,923 14,465 004 17,809 023
Trong những năm tới đây, với các phòng giao dịch hoạt động hiệu quả, Agribank Nam Định sẽ triển khai các kế hoạch nhằm xây dựng thêm các phòng giao dịch mới tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giúp nâng cao hiệu suất cho việc HĐV. Triển khai tốt các sản phẩm tiết kiệm của NHTM dưới nhiều hình thức như thường kỳ, tiết kiệm online, tiết kiệm phát lộc đồng thời nghiên cứu các sản phẩm mới để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
2.2.1.3. Quy trình huy động vốn tại chi nhánh Agribank Nam Định Bước 1: Xây dựng mối quan hệ khách hàng
Xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững với các khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm các khách hàng mới tiềm năng để phục vụ công tác huy động vốn.
Trưởng phòng quan hệ khách hàng sẽ phân chia chỉ tiêu HĐV cho mỗi cán bộ làm công tác HĐV trong phòng dựa theo các kế hoạch của Chi nhánh.
Các cán bộ phân tích các thông tin từ điều tra thị trường, xác định khách hàng mục tiêu hướng tới, tìm kiếm, liên hệ, tư vấn về các SPDV huy động vốn tại Agribank Nam Định và sử dụng các mối quan hệ với khách hàng trước kia nhằm huy động đủ số vốn được giao.
Bước 2: Khách hàng làm thủ tục gửi tiền vào Chi nhánh
Đối với các khách hàng tự tìm đến chi nhánh thì quy trình sẽ bắt đầu từ bước 2. Khách hàng chọn các SPDV thoải mãn nhu cầu của mình theo tìm hiểu về SPDVcủa ngân hàng hoặc dưới sự tư vấn thêm của cán bộ HĐV.
Hoàn thành các thủ tục, giấy tờ gửi tiền theo quy chuẩn của Chi nhánh dưới sự hướng dẫn của các giao dịch viên để thực hiện các SPDV.