Hình 2 .9 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Hình 2.12 Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2017-2019
ADoanh số cho vay/Tổng vốn huy động
■ Lợi nhuận thuần từ lãi/ Chi phí lãi phải trả ♦ Chi phí trả lãi vốn huy
động/Tổng NVHĐ
(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2017-2019 - Chi nhánh Nam Định) * Lợi nhuận từ lãi và tỷ suất chi phí trả lãi VHĐ/ tổng VHĐ: Qua ba năm
2017-2019, chi phí trả lãi tăng 1.3% ( từ 5.5% năm 2017 lên 6.8% năm 2019). Đồng thời, lợi nhuận thuần đạt được từ vốn huy động sau khi trừ đi các chi phí huy động vốn đó lại liên tục giảm. Năm 2017 1 đồng chi phí huy động vốn thì tạo ra 0.616 đồng lợi nhuận thuần, nhưng năm 2018 chỉ taọ ra 0.61 đồng (giảm 0.006 đồng). Sang đến năm 2019, thì bỏ ra 1 đồng HĐV, chi nhánh chỉ thu lại có 0.544 đồng lợi nhuận thuần từ vốn hy động (giảm 0.066 đồng). Điều này một lần nữa cho thấy chưa có sự cân đối giữa công tác huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh.
Tóm lại, mặc dù ba năm qua, chi nhánh Agribank Nam Định rất nỗ lực trong việc quản lý vốn và điều hành hoạt động kinh doanh, quy mô vốn huy động tăng, lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại giảm gần một nửa (năm 2018 tăng 22.4%, năm 2019 tăng 11.9% so với năm trước đó). Điều này cho thấy dù chi nhánh luôn đảm bảo kinh doanh có lãi giai đoạn 2017-2019, nhưng dựa vào phân tích ở trên thì chứng tỏ khả năng sinh lời VHĐ của chi nhánh không khả qua cho lắm, hiệu quả HĐV tại Chi nhánh còn thấp và rất hạn chế. Chi nhánh cần có các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả huy động vốn để cân đối phù hợp với công tác sử dụng vốn tại đơn vị mình nhằm ngày càng gây dựng được uy tín, góp phần tạo điều kiện để tăng cường huy động vốn của chi nhánh trong thời gian tới.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Agribank -
Chi nhánh Nam Định giai đoạn 2017-2019
2.3.1. Những kết quả đạt được
Nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2019 (tăng 23.1% so với năm 2018), trong khi năm 2018 có tăng nhưng tăng nhẹ so với 2017 (tăng 3.9%). Về lợi nhuận, chi nhánh luôn đảm bảo kinh doanh có lãi giai đoạn 2017-2019
Thứ nhất, số lượng và giá trị giao dịch của khách hàng luôn có bước đột phá, luôn phát triển tốt trong giai đoạn 2017-2019. Chi nhánh đã tạo lập được một nền tảng khách hàng quan trọng và thân thiết, vững chắc về vốn và lòng tin. Đồng thời, với hình ảnh một ngân hàng quốc doanh lớn, chi nhánh không ngừng hấp dẫn một lượng lớn khách hàng tiềm năng để tăng trưởng nguồn vốn huy động trong tương lai.
Thứ hai, quy mô nguồn vốn huy động qua các năm đã không ngừng tăng lên cả về mặt chất và lượng, đồng hành là thị phần của chi nhánh ngày một tăng, góp phần khẳng định được vị trí của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Công tác HĐV của chi nhánh có hiệu quả, giúp bản thân chi nhánh tạo được cơ sở vững chắc cho HĐKD tiền tệ, góp phần ổn định nền vốn, chủ động trong mở rộng tín dụng và các SPDV, gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh.
Thứ ba, chi nhánh đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các chính sách lãi suất, các hình thức huy động để thu hút tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, nhất là tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Thứ tư, Agribank Nam Định cũng đã tận dụng cơ hội để tăng cường phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức định chế tài chính lớn như: BHXH VN, Kho bạc nhà nước tỉnh Nam Định, các công ty bảo hiểm có uy tín.. ..các khách hàng truyền thống, có giao dịch lâu dài với ngân hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh không tích cực tìm kiếm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng để họ mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh. Thực hiện chính sách một cách phù hợp nhất là với các khách hàng lớn.
Thứ năm, chi nhánh đã xây dựng vững chắc hình ảnh, sự tin cậy trong tâm trí khách hàng. Với một đội ngũ CBCNV được đào tạo chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tâm đã luôn làm hài lòng các khách hàng đến giao dịch. Qua đó, chi nhánh đã giữ vững được uy tín của mình cũng như thương hiệu gắn kết của AGRIBANK Việt Nam. Ngoài ra, Agribank Nam Định còn thực hiện nhiều hoạt động marketing, quảng cáo qua tờ rơi, báo chí ... để quảng bá về các SPDV của chi nhánh mình, các chương trình lấy ý kiến khách hàng để nâng cao hiệu quả công việc được tiến hành thường xuyên ...
Có thể nói, những thành tựu mà Agribank Nam Định đạt được trong thời gian qua rất đáng khích lệ. Đó là sự cố gắng, là nỗ lực của toàn bộ các thành viên trong chi nhánh nói chung và các phòng giao dịch và kho quỹ của chi nhánh nói riêng. Những thành tựu đó, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín, vị thế của Agribank Nam Định trên thương trường và tạo dựng hình ảnh thân thiện hiện đại trong lòng khách hàng. Tuy vậy, bên cạnh những thành công, cũng vẫn còn những hạn chế mà Agribank Nam Định cần khắc phục để đạt được kết quả tốt hơn nữa
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn ch ế
Những kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong hoạt động huy động vốn giai đoạn 2017 - 2019 là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, qua số liệu cụ thể đã được
phân tích tại mục 3.2 hiệu quả hoạt động HĐV cho thấy, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng hoạt động huy động vốn vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, vốn huy động chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh
Quy mô nguồn vốn huy động từ các TCKT-XH còn chưa tương xứng với quy mô hoạt động và thị phần. Dưới sức ép ngày càng nhiều của thị trường hệ thống các NTHM và nền vốn chưa thực sự vững chắc từ các TCKT-XH đẫn đến chi nhánh còn đang bị thụ động trong việc huy động vốn, chậm chạp trong công tác tiếp cận vốn. Đến 31/12/2019, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT- XH so với tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 2.4% (giảm hơn 1% so với năm 2019), trong đó hầu hết là nguồn ngắn hạn dưới 12 tháng (chiếm tỷ trọng đến trên 95%).
Thứ hai, chi phí huy động vốn nằm ở mức tương đối cao so với lợi nhuận thuần từ sử dụng vốn: tương ứng với sự gia tăng của NVHĐ, thì lãi phải trả cho NVHĐ được cũng tăng theo. Chi phí huy động vốn trong 3 năm có xu hướng tăng (từ 770t tỷ đồng lên 1204 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 23.5% lên 26.6%), trong khi thu nhập từ việc sử dụng vốn để cho vay cũng tăng về giá trị tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng ngược lại (năm 2018 tăng thu nhập từ cho vay 23.5%, năm 2019 chỉ tăng 21.4%).
Cùng với quy định về trần lãi suất cho vay và đầu tư của NHNN, sự thay đổi mức lương cơ bản định kỳ hàng năm theo chính sách tiền lương của Nhà nước dẫn đến lạm phát ở mức cao, thị trường các yếu tố luôn biến động, không ổn định và chịu nhiều tác động của thị trường thế giới khiến hoạt động SXKD của các TCKT-XH gặp nhiều khó khăn ... dẫn đến hiệu quả HĐV bị ảnh hưởng rất đáng kể. Ngoài ra, do vốn huy động trên 12 tháng chiếm quá 50%, dẫn đến chi phí huy động vốn cho khoản này cao, làm tăng tổng chi phí HĐV nói chung của chi nhánh.
Bên cạnh đó, sự chưa cân đối giữa chi phí huy động vốn và thu nhập từ sử dụng vốn, dẫn đến lợi nhuận thuần hàng năm của chi nhánh có tăng nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm mạnh ( từ tăng 22.4% năm 2018, còn tăng có 11.9%
năm 2019). Điều này cho thấy công tác quản lý tài chính dòng tiền ra và dòng tiền vào của chi nhánh đang gặp khó khăn, chi nhánh cần điều chỉnh các chính sách lãi suất tín dụng và lãi suất huy động vốn phù hợp, đồng thời cần quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ HĐV và cán bộ tín dụng hợp lý, để đảm bảo hiệu quả cân đối và phù hợp giữa HĐV và SDV.
Thứ ba, cơ cấu vốn chưa hợp lý
Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn có thời hạn trên 12 tháng chiếm hơn nửa trong tổng NVHĐ (62.5% trong năm 2019), còn lại là vốn huy động dưới 12 tháng và vốn KKH (tỷ trọng không cao, tương ứng là 29.8% và 7.4% trong năm 2019). Đặc biệt, vốn KKH có xu hướng giảm, nguồn vốn KKH khôgn đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2018, điều này cho thấy khách hàng ít có xu hướng sử dụng dịch vụ của chi nhánh thấp cần cải thiện, dẫn đến chi phí đầu vào huy động vốn tăng cao
Trong khi đó, nhu cầu vốn cho đầu tư và cho vay chủ yếu là vốn trung và dài hạn. Như vậy, cần phải có biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Mặt khác hiện nay NVHĐ chủ yếu của chi nhánh nếu xét về loại tiền huy động thì chủ yếu là VNĐ (chiếm gần 100%, xu hướng ngày càng tăng), cần phải đa dạng các loại tiền huy động để đáp ứng nhu cầu vay đa dạng của khách hàng.. và tránh được rủi ro về giảm giá đồng tiền nội tệ của quốc gia, bởi VNĐ cũng không được coi là đồng tiền mạnh trong khu vực và thế giới.
Thứ tư, thị phần của ngân hàng còn eo hẹp, địa bàn chưa mở rộng, có nguy cơ ngày càng mất khách.
Mức lãi suất huy động không ở mức cạnh tranh, chi phí để sử dụng vốn của Agribank cao bới yêu cầu quá khắt khe về thủ tục, chứng từ... Sự mọc lên ngày càng nhiều các văn phòng giao dịch, chi nhánh của các NHTM đối thủ cạnh tranh, khiến chi nhánh khó khăn, chưa thu hút được nhiều khách hàng mới ở các khu vực và địa bàn lân cận. Các khách hàng cũ có nguy cơ chuyển sang ngân hàng khác do hấp dẫn bởi chính sách ưu đãi của ngân hàng cạnh tranh, một phần do các dịch vụ mới chưa được đáp ứng, còn lại là do các ngân hàng khác trả lãi huy động cao hơn; cũng có thể do thị trường tài chính quốc tế hóa dẫn tới các
khách hàng lớn, tổng công ty, tập đoàn ngày càng nhiều có xu hướng tự thành lập tổ chức định chế tài chính riêng phục vụ cho nhu cầu của đơn viị mình.
Thứ năm, công tác đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của chi nhánh còn mang tính đơn điệu, theo khuôn mâu, không mới mẻ, kém hấp dân khách hàng
Chi nhánh đã có những bước phát triển tốt, đa dạng hóa hình thức HĐV, nhiều hình thức tiết kiệm, nhiều mức lãi suất, nhiều kỳ hạn huy động.. .và cũng đã thu hút số đông khách hàng hưởng ứng. Tuy nhiên đa phần các SPDV mới triển khai vẫn mang tiện ích và phương thức sử dụng giống sản phẩm cũ chỉ khác mỗi tên gọi, vẫn chưa có nhiều SPDV thực sự phù hợp, chưa đưa ra nhiều tiện ích nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, sản phẩm chủ đạo vẫn là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau. Ngoài ra, chi nhánh nói riêng, và cả hệ thống Agribank nói chung, vẫn chậm chạp trong công tác ứng dụng ngân hàng điện tử trong hoạt động hàng ngày, dẫn đến lỡ mất cơ hội tiếp cận những khách hàng tiềm năng, có nhu cầu sử dụng các SPDV 4.0.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu của chi nhánh còn hạn ch .
Do hoạt động chủ yếu của Agribank Việt Nam và chi nhánh Nam Định là ưu tiên đầu tư phát triển nông thôn, nông nghiệp.nên chi nhánh Nam Định chưa có sự chú trọng đến việc marketing hình ảnh và SPDV của đơn vị mình, việc tuyen truyền, thu hút khách hàng chưa hiệu quả cả về hình thức, nội dung.
Tóm lại, trong giai đoạn vừa qua, hiệu quả huy động vốn tại Agribank Nam Định đã đạt được những kết quả tương đối tốt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều này do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Việc phân tích các nguyên nhân này có vai trò quan trọng để chi nhánh tìm ra các biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
2.3.2.2. Nguy ê n nhân của hạn ch ế
Những hạn chế tồn tại mà Agribank Nam Định còn đang gặp phải do rất nhiều nguyên nhân bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Một là, hạ tầng công nghệ kỹ thuật còn hạn ch ế: Theo cuộc CMCN 4.0, hạ tầng khoa học kỹ thuật và CNTT của Chi nhánh đã được cải thiện hơn nhiều so với trước đây, song vẫn còn những hạn chế, bất cập. Công tác quản trị mạng hay xảy ra những sự cố, lỗi, nghẽn đường truyền làm cản trở ngưng trệ giao dịch, kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng, hay gây ra các giao dịch trễ, sai, khách hàng cảm thấy phiền hà, không hài lòng đối với SPDV, làm giảm hiệu quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
Hai là, công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức:
Đội ngũ nhân viên của chi nhánh với đặc điểm trẻ, nhanh nhẹn, nhưng trình độ chuyên môn chưa đồng đều chưa đápxứng yêu cầu trong quá trình hội nhập. Phòng giao dịch mới liên tục được thành lập, nhân sự không đáp ứng kịp hoặc đáp ứng đủ về số lượng lại thiếu về chất lượng.
Hầu hết các quầy giao dịch là nhân viên mới, vừa học việc vừa giao tiếp khách hàng nên phong cách phục vụ khách hàng hầu như chưa chuyên nghiệp, tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng chưa nhanh, chưaxchú trọng tư vấn, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, không chú ý đến thái độ giao tiếp với khách...nhiều chi nhánh, phòng giao dịchxcòn tồn tại những CBCNV thể hiện tháixđộ khó chịu với khách hàng, do khách hàng khóa tính đòi hỏi quá nhiều trong thủ tục huy động vốn của ngân hàng. Đội ngũ CBCNV của chi nhánh vững về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ nhưng chưa được chuẩn hóa chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ; kỹ năng mềm của nhân viên vẫn còn hạn chế.. Một số CBCNV làm việc theo kiểu “đúngxtráchxnhiệm” thiếu sự quan tâm, dành tình cảm, xthiếu sự thân thiện đối với khách hàng. Tuy kháchxhàng giao dịch thành công nhưng sẽ không cảm thấy hài lòng vì được phục vụ bởi một số CBCNV khá lạnh lùng. Đây là một thực tế không chỉ xảy ra ở chi nhánh Nam Định mà cònxcó nhiều ở các chi nhánh; ngân hàng khác trong cảxnước.
Ba là, hoạt động marketing còn kém: Hoạt động marketing của chi nhánh chưa được chú trọng, sự hiểu biết của khách hàng về các SPDV của chi nhánh còn kém. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu kháchxhàng và nghiên cứu
đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh cũng chưa được tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống. Điều nàyxlà một hạn chế lớn của Chi nhánh khi mà nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi, nếu không nắm bắt kịp thời, Chi nhánh rất khó tạo raxđược những sản phẩm thu hút, hấp dẫn và làm hài lòng khách hàng.
Bốn là, công tác ch ỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo chưa chuyên nghiệp: Ban lãnh đạo của chi nhánh chưa thực sựxthấy được tầm quan trọng của nhân viên, chưa đánh giá cao vị trí của nhân viên. Ban lãnh đạo cũng chưa lắng nghe ý kiến của nhân viên để cóxnhững đường lối phát triểnxchi nhánh tốt hơn, mà thường áp đặt các chính sách được đề ra từ cấp trên để thực hiện.
b) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, thóixquen sử dụng tiền mặt của người dân: Hiện nay, trên địa bàn, người dân vẫn có thói quen dùng tiềnxmặt, ít tham gia hoạt động giao dịchxliên quan đến ngân hàng. Vì thế, đó là yếu tố gây cản trở việc sử dụng dịchxvụ của chi nhánh trongxđó có việcxgửi tiền vào ngân hàng.
Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càngxgay gắt của các định chể tài chính:
- Sự cạnh tranh về lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM