Bảng 2.9 cho biết tiền gửi không kỳ hạn trong những năm 2017 đến 2019 chiếm tỷ trọng nhỏ và không ổn định trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Cụ thể: tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là 7.7% vào năm 2017; 8.0% vào năm 2018 và 7.4% vào năm 2019. Nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh bao gồm chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế với mục đích thanh toán các giao dịch thông qua tài khoản, trả lương cán bộ công nhân viên, một phần là của các tổ chức tín dụng khác, còn lại số tiền gửi của dân cư chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn với đặc điểm chủ yếu là dành cho các hoạt động thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi của người gửi tiền là nguồn vốn có chi phí huy động thấp, ít nhạy cảm với lãi suất khi lãi suất thị trường biến động do vậy các NHTM luôn chú trọng tăng thu hút thêm nguồn vốn này để giảm thiểu chi phí huy động vốn. Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Nam Định, cụ thể là thành phố Nam Định là nơi có tập trung nhiều các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và là nơi mà hoạt động trao đổi mua bán diễn ra sôi nổi, đây là môi trường thuận lợi và thích hợp để tăng cường thu hút nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Chi nhánh Nam Định cần nhận thức rõ và có chiến lược đúng đắn trong việc khai thác thị trường hoạt động trên địa bàn Nam Định.
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng theo từng năm trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, tiền gửi có kỳ hạn chiếm trung bình 92.3% trong tổng cơ cấu năm 2017; năm 2018 so với năm 2017 giảm còn 92%, năm 2019 so với năm 2018 là tăng lên 93.6%. Nguồn vốn huy động là nguồn cơ bản để các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn này luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động đã tạo diều kiện để Chi nhánh thực hiện triển khai các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng trong đó hoạt động tín dụng sẽ được tạo điều kiện để phát triển đem lại nguồn thu nhập lớn và chủ yếu cho Chi nhánh. Điều này có được là do những chính sách đúng đắn của Chi nhánh trong thời kỳ chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đồng thời tăng cường các hoạt động khuyến mãi, phát triển phần sản phẩm bổ sung theo các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi của Chi nhánh.
Tìm hiểu kỹ hơn về các nguồn tiền gửi thuộc tiền gửi có kỳ hạn, từ bảng 2.8 cho thấy rằng trong cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Thực tế bởi vì chi nhánh trực thuộc NHTM có vốn của Nhà nước, do đó NH có uy tín, có sự đảm bảo nên khách hàng thường rất yên tâm về vốn khi gửi tại chi nhánh, do đó đa phần khách không thích rủi ro thì thường chọn NHNo&PTNT để tích lũy. Điều này không chỉ được thực hiện tại chi nhánh Nam Định mà nó còn được thực hiện trên hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ trọng từ 50.6% năm 2017 tăng lên 58.3% năm 2018 và tiếp tục tăng lên 62.5% năm 2019 và đang có xu hướng tăng tiếp, do thời điểm này nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid19, rủi ro cao trong đầu tư. Nên các cá nhân có xu hướng lựa chọn tiết kiệm dài hạn, lãi suất ưu đãi để đảm bảo nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, thì bản thân Chi nhánh Nam Định cũng chú trọng xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn dài hạn là chủ yếu, bới nguồn vốn này thường ổn định trog thời gian dài, một số biện pháp đã được chi nhánh sử dụng như điều chỉnh lãi suất tiền gửi, cải tiến phương thức giao dịch, bước đầu thực hiện đa dạng hóa các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú (trả lãi trước, trả lãi sau), khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng lâu dài.
> Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng:
Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm giai đoạn 2017-2019, đặc biệt thời điểm này đang chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid19. Năm 2017, số vốn huy động là 5627 tỷ đồng, chiếm 40.4% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018, số vốn huy động là 4766 tỷ đồng, chiếm 32.9% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2019, số vốn huy động là 5300 tỷ đồng, chiếm 29.8% tổng huy động vốn.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do mục đích của khách hàng là để hưởng lãi trong thời gian nhàn rỗi đã được lên kế hoạch trước để gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Nguồn tiền này giảm là do nền kinh tế Việt Nam có những thống kê đáng kinh ngạc. Trong ngắn
hạn, các cá nhân có xu hướng dùng tiền đầu tư vào nền kinh tế kiếm lời hơn là gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn, lợi nhuận không cao.
Qua những phân tích ở trên có thể thấy cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại Chi nhánh chưa hợp lý. Nguồn vốn huy động chủ yếu hiện nay là nguồn huy động với kỳ hạn dài, nguồn vốn ngắn hạn dưới 12 tháng và KKH chiếm tỷ trọng nhỏ, do đó, tính chất ổn định của nguồn vốn khá cao, điều này sẽ tác động rất lớn đến công tác quản lý lãi suất của chi nhánh.
Ngoài những nguyên nhân khách quan do môi trường kinh tế thì những nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh có tác động rất lớn tới cơ cấu huy động vốn. Chi nhánh tuy xác định được chiến lược nhưng chưa có một bộ phận marketing về huy động nguồn vốn, bộ phận này để chuyên nghiên cứu về thị trường huy động vốn vì vậy chưa khai thác triệt để các nhu cầu của khách hàng để áp dụng và cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có của Chi nhánh. Ngoài ra, quy trình huy động vốn thông qua các giao dịch trực tiếp còn rườm rà, tốc độ chậm, hơn nữa thời gian giao dịch lại trùng giờ hành chính nên không thuận tiện với khách hàng.
b) Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa tiền tệ diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới dẫn đến nhu cầu thanh toán liên quan tới nhiều quốc gia và nhiều loại tiền tệ khác nhau. Khi nền kinh tế càng phát triển kèm theo đó là hiện đại hóa công nghệ thông tin thì các giao dịch qua trung gian là ngân hàng càng trở nên phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có đủ nguồn tiền đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì mới có thể đứng vững và phát triển. Do đó ngân hàng cần phải huy động nguồn tiền theo nhiều loại tiền tệ khác nhau để không giải quyết nhu cầu thanh toán của ngân hàng mà còn nâng cao hiệu quả sư dụng vốn.
> Huy động vốn là nội tệ:
Bảng 2.8 cho thấy, nội tệ là loại tiền mà Chi nhánh huy động chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể: năm 2017, vốn
huy động bằng nội tệ đạt 13747 tỷ đồng, chiếm 98.7%; năm 2018 vốn nội tệ huy động đạt 14355 tỷ đồng, chiếm 99.2% và năm 2019 vốn huy động nội tệ đạt 17742 tỷ đồng, chiếm 99.6%.