5. Cấu trúc luận văn
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân
1.2.3. Nội dung trong sáng tác của Nguyễn Tuân
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân bước vào văn đàn và gắn liền với trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam.Đây là thời điểm thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt phản động sâu sắc và rõ nét nhất không khí ngột ngạt và tù túng bao trùm toàn bộ xã hội Việt Nam.Đây cũng là thời điểm văn học lãng mạn bộc lộ những biểu hiện cực đoan, tiêu cực còn những yếu tố tích cực, tiến bộ đang dần mờ nhạt và ngày càng lùi xa.Cái tôi lãng mạn rơi vào bế tắc, chán chường.Các văn nghệ sĩ luôn cảm thấy bất hòa sâu sắc với xã hội bức bối ngột ngạt nên trong ý thức của mỗi nhà văn họ muốn tìm sự giải thoát. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông đã tìm lối giải thoát cho mình vào những chuyến “Xê dịch” vô định, tìm về “Một thời vang bóng” và sa vào đời sống trụy lạc.
Chủ nghĩa xê dịch vốn là lý thuyết vay mượn của phương Tây chủ trương đi không mục đích, chỉ luôn thay đổi chỗ để đi tìm cảm giác mới lạ và thoát ly mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Giang hồ xê dịch là cách sống mà Nguyễn Tuân lựa chọn cho mình, đây cũng là một đề tài trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Trên con đường xê dịch, Nguyễn Tuân có dịp ghi lại những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước đồng thời cũng bộc lộ rõ nét cái tôi cô đơn,
giang hồ lãng tử tài hoa của mình (Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua...) Để giải tỏa nỗi chán chường, bức bối của tâm hồn,
Nguyễn Tuân để cho nhân vật của mình tìm đến sự “đi” mong thoát khỏi “hoàn cảnh tủn mủn” và “sự trói buộc bần tiện của cuộc đời”. Nhưng càng vùng vẫy, càng lún sâu hơn vào bế tắc tuyệt vọng, Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ với những vẻ đẹp của “một thời vang bóng” đẹp đẽ, thanh cao, thánh thiện, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại tầm thường. Nhân vật trong trang viết của Nguyễn Tuân lúc này là những nhà nho tài tử, những người con
gái tài sắc với những phong tục đẹp: uống trà, uống rượu (Chén trà sương, Hương cuội...) những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh, tao nhã: ngâm thơ,
chơi chữ, chơi hoa (Thả thơ, Đánh thơ, Chữ người tử tù).những cách ứng xử giữa người với người, với người đầy nghi lễ, đạo đức :Ngôi mả cũ bên đường”, “Vườn xuân lan tạ chủ...”. Những trang viết về vẻ đẹp “Vang bóng
một thời” của Nguyễn Tuân đã trở thành bảo tàng lưu giữ những nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc.Đây cũng là một đóng góp độc đáo của Nguyễn Tuân trong văn học hiện đại.
Xê dịch và tìm về quá khứ, Nguyễn Tuân vẫn cảm thấy quá khứ chật chội, bế tắc. Và con người ta cũng không thể chỉ sống bằng quá khứ, ôm ấp mãi những vẻ đẹp của một thời đã qua. Quay trở về đời sống thực tại, đối mặt với xã hội “ối a ba phèng”, Nguyễn Tuân lại một lần nữa phản ứng thực trạng xã hội một cách gay gắt cực đoan. Ông đã lao vào cuộc sống hưởng lạc bên bàn thuốc phiện, hát cô đầu. Ông tìm đến ngọn đèn dầu lạc, tìm đến tiếng
trống chầu, tiếng phách, điệu đàn để có tri âm, tri kỷ, để quên đi thực tại ( Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc...). Đến với thuốc phiện ông đã
quên đi trách nhiệm của mình với gia đình, với xã hội, dần đánh mất cả lương tâm và sĩ diện. Nhưng chính ở đây ông cũng đã thấy được lối sống trụy lạc khiến con người trở nên bất nhân bất nghĩa, dám làm mọi việc trái với luân
thường đạo lý (Tàn đèn dầu lạc). Với những trang viết này, Nguyễn Tuân đã
hướng ngòi bút của mình trực tiếp phê phán xã hội xấu xa, đồng thời qua đó cũng bộc lộ cá tính độc đáo trong sáng tạo văn chương của ông và trên hết là một nhân cách cao đẹp.
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một bầu trời mới cho con người Việt Nam-bầu trời của hạnh phúc, tự do, độc lập. Đồng thời Cách mạng tháng Tám cũng mở ra suy nghĩ mới trong con người nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Ông không còn bất hòa với thực tại, không trốn chạy thực tại nữa mà giờ đây con người ấy nhìn vào đâu cũng thấy sức sống, sự hồi sinh mãnh liệt. Nguyễn Tuân đã thực sự được ‘‘ Lột xác’’ trở về sống giữa mọi người, hòa cùng sự thay da đổi thịt từng ngày của quê hương, đất nước. Sau thời khắc ‘‘lột xác’’
ấy, Nguyễn Tuân bắt đầu dạo lên bản hòa tấu giữa cuộc đời. Ông đã theo những chuyến xe đưa người tấp nập lên Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới để thấy được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên đất nước, thấy được chất vàng mười mang sẵn trong tâm trí những con người đang ngày đêm xây dựng Tây Bắc (
Người lái đò sông Đà, Đường lên Tây Bắc, Dọn nhà lên Điện Biên…).
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đã tham gia kháng chiến đem ngòi bút phục vụ chiến đấu. Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà những trang viết sắc sảo, tài hoa, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi nhân
dân trong chiến đấu, lao động và sản xuất ( Than Quỳnh Nhai, Làng hoa, Tổ đổi công chị Nhì…), ca ngợi những người chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh mà vẫn hào hoa, tài tử ( Đất cũ Sơn La, ở mặt trận Hà Nội, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi…)
Như vậy cả trước và sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đều thể hiện một phong cách văn chương tài hoa uyên bác. Và ở thời kỳ nào, Nguyễn Tuân cũng đi sâu khám phá con người ở chiều sâu tâm hồn, tạo nên những hình tượng nhân vật độc đáo, tài tử. Nếu trước Cách mạng ông tìm thấy vẻ đẹp con người ở chất phiêu bồng, lãng tử, bơ vơ, lạc lõng với cuộc đời thì sau Cách mạng, ông tìm thấy chất tài hoa tài tử của con người ở quảng đại quần chúng nhân dân, trong những con người bình dị ngày đêm góp sức mình để chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Chương 2
CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN